Đức từ chối vay nợ để đối phó với khủng hoảng năng lượng

Thứ hai, 31/10/2022 09:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Đức đã bác bỏ việc vay nợ chung của EU như một cách để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của khối, nói rằng các quốc gia thành viên nên đi vay sẽ rẻ hơn so với mức lãi suất mà Ủy ban châu Âu phải đối mặt.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner chia sẻ: Lợi thế tài chính mà Ủy ban EU và nhiều quốc gia thành viên từng hy vọng từ khoản nợ chung, thay vì phát hành nợ trên cơ sở quốc gia, không còn tồn tại nữa.

Việc ông phản đối các vòng vay mới sẽ gây ra căng thẳng với các quốc gia thành viên khác, gây lo ngại rằng Đức gián tiếp làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng, có nguy cơ đẩy nền kinh tế khu vực đồng euro vào suy thoái.

duc tu choi vay no de doi pho voi khung hoang nang luong hinh 1

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner. Ảnh: FT.

Theo Financia Times, Berlin đã bị phản đối vì chương trình cứu trợ đơn phương trị giá 200 tỷ euro nhằm giảm chi phí năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đầu tháng này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz miễn cưỡng đồng ý thúc đẩy mức trần giá khí đốt Nga trên toàn EU, nhưng phải tuân theo những điều kiện và điều kiện tiên quyết.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm dấy lên cuộc tranh luận mới về nhu cầu vay nợ chung sau khi chương trình tăng nợ trị giá 800 tỷ euro chưa từng có đã cung cấp cứu trợ trong đại dịch.

Trong những ngày gần đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên biên giới mới đầy tham vọng, khi EU nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khỏi khí đốt của Nga và tăng cường triển khai các dự án đầu tư năng lượng tái tạo.

Vào tháng trước, IMF đã cân nhắc với một đề xuất về “khả năng tài khóa” của EU bởi phát hành nợ chung và các dòng thu nhập mới.

Tuy nhiên, các nước phía Bắc EU vẫn hoài nghi, chỉ ra rằng quỹ đại dịch Covid-19 luôn được coi là quỹ chung duy nhất của khối. Một trong số nước chia sẻ EU hiện không cần thêm các khoản vay và đầu tư, chưa kể chi phí đi vay của nhiều nước sẽ khác nhau.

Được biết, chi phí đi vay của Brussels là một trong những mức thấp nhất của khu vực đồng euro khi quốc gia này bắt đầu phát hành trái phiếu thời đại dịch Covid-19.

EU đã bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào tháng 6 năm 2021 với lợi suất 0,086%, khi nợ 10 năm của Pháp và Bỉ được giao dịch với lợi suất lần lượt là 0,171% và 0,146%. Kể từ đó, chi phí đi vay của EU đã tăng cao hơn chi phí của Pháp hoặc Bỉ. Khoản nợ 10 năm của EU hiện chiếm 2,89%, so với 2,63% đối với Pháp và 2,71% đối với Bỉ.

Khi “quỹ phục hồi” của khối ra mắt, sẽ có tầm quan trọng mang tính biểu tượng. Bởi vì, thực tế là chi phí đi vay ở các nước thành viên sẽ không đồng đều.

Ủy ban gần đây đã buộc phải yêu cầu bổ sung các kế hoạch ngân sách năm 2023 do chi phí đi vay ngày càng tăng. Dự kiến sẽ cần thêm 450 triệu euro để trang trải hóa đơn lãi suất cao hơn đối với các khoản vay của EU vào năm tới, trên mức chi phí dự kiến trước đó là 1,03 tỷ euro cho năm 2023.

Ông Lindner cho biết EU sẽ phát hành “nhiều nợ hơn” trong vài năm tới đối với các chương trình hiện có, vì vậy “sẽ không có ý nghĩa nếu kiểm tra xem thị trường đã bão hòa ở điểm nào”. Ngoài ra, vị Bộ trưởng đề xuất cải cách các chính sách tài khóa của EU.

Ủy ban đang tiến hành một cuộc đại tu để cho phép các quốc gia thành viên đồng ý các kế hoạch trong nhiều năm, dành riêng cho từng quốc gia để kiểm soát gánh nặng nợ của họ cùng với EU. Dự kiến vào tháng tới, đề xuất sẽ đơn giản hóa chế độ SGP và mang lại cho các nước EU nhiều thời gian hơn để thiết kế các con đường thoát khỏi nợ nần - đổi lại Brussels sẽ giám sát chặt chẽ hơn.

Bộ trưởng cho biết Đức đã sẵn sàng chấp nhận "các con đường điều chỉnh chậm hơn" đối với các nước mắc nợ nhiều như một phần của cải cách hiệp ước tài khóa, nhưng vẫn phải tập trung mạnh mẽ vào "giảm thâm hụt nhất quán, từng bước".

Ông nói: “Trong môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay, với mức độ không chắc chắn cao, nhu cầu thực sự là phải xây dựng lại các vùng đệm tài chính và không thúc đẩy lạm phát thêm nữa. Đồng thời nhấn mạnh, môi trường kinh tế vĩ mô đã thay đổi và tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đảm bảo tình hình ổn định.

Một số đông các nước thành viên đã ủng hộ ý tưởng huy động “viện trợ kinh tế khổng lồ nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng, bên cạnh việc triển khai hàng tỷ euro để thực hiện điều đó. Ngược lại, phần lớn lại tỏ ra thất vọng trước mức nợ mà Đức đang gánh "và lãi suất nhà nước phải trả cho khoản nợ của mình đang tăng lên vì lạm phát".

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp