Đức vật lộn với thâm hụt thương mại chưa từng có vì thiếu năng lượng Nga

Thứ ba, 12/09/2023 06:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đức phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế do phụ thuộc vào năng lượng của Nga và nhu cầu từ Trung Quốc giảm, dẫn đến nhiều công ty phải chuyển đến các nước có an ninh năng lượng tốt hơn.

Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi sản lượng sản xuất giảm, Đức, nền kinh tế đầu đầu châu Âu buộc phải nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn, gây ra những hậu quả kinh tế không đáng có.

Theo Oilprice, phần lớn điều này xuất phát từ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nước đã có nỗ lực đáng kể nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng trong năm qua.

duc vat lon voi tham hut thuong mai chua tung co vi thieu nang luong nga hinh 1

Ảnh minh họa: Oilprice.

Năm 2022, giá năng lượng tại châu Âu đã tăng vọt kỷ lục kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine. Theo đó, nhiều công ty cũng quyết định chuyển hoạt động sang các nước có điện và khí đốt rẻ hơn cũng như an ninh năng lượng tốt hơn, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Đức.

Vào tháng 5/2022, Đức báo cáo thâm hụt thương mại nước ngoài là 1,03 tỷ USD. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, nước này buộc phải nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất khẩu.

Hiện nước này đang có thặng dư thương mại nhưng xuất khẩu vẫn ở mức thấp. Các công ty đang ngày càng chuyển sang các nước có giá năng lượng thấp hơn và ổn định hơn.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến sẽ mất từ 2 đến 3% năng lực công nghiệp do xu hướng này, trong đó Mỹ trở thành điểm thu hút lớn về sản xuất nhờ chính sách giảm thuế và các ưu đãi khác cho các công ty sẵn sàng sử dụng công nghệ xanh.

Vào tháng 7, số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy của Đức tiếp tục giảm, điều này được dự đoán sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước này trong suốt thời gian còn lại của năm.

Trong khi đó, nhu cầu giảm 11,7% trong tháng 6, cao hơn nhiều so với mức giảm dự kiến là 4,3%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch vào năm 2020. Đồng thời, sản lượng máy móc, công cụ, phương tiện, hàng tiêu dùng và hàng hóa trung gian đều giảm.

Nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau cuộc suy thoái mùa đông và hiện được dự đoán sẽ hầu như không tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023, có khả năng rơi vào một cuộc suy thoái khác.

Ngoài việc các công ty rời khỏi thị trường Đức, hoạt động kém hiệu quả của quốc gia này còn có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu thấp từ Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Đức.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Đức. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi sau đại dịch Covid của nền kinh tế thứ hai thế giới đã khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa suy yếu.

Theo Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận kinh tế vĩ mô toàn cầu, vào năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Đức, nhưng kể từ đó, nước này “trở thành đối thủ cạnh tranh và đơn giản là không cần nhiều hàng hóa do Đức sản xuất như trước đây”. 

Nhiều người cũng đặt câu hỏi về khả năng đạt được các mục tiêu chuyển đổi xanh đầy tham vọng của Đức, dự định đạt được lượng khí thải carbon bằng 0 vào đầu năm 2045.

Đức tiếp tục phụ thuộc nhiều vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện làm nguồn tài nguyên tái tạo chính. Tuy nhiên, đây là những nguồn năng lượng không ổn định.

Các báo cáo gần đây từ các cố vấn khí hậu của Chính phủ Đức và Cơ quan Môi trường Liên bang (UBA) cho thấy mục tiêu cắt giảm 65% lượng khí thải nhà kính của nước này vào năm 2030 có thể sẽ bị bỏ lỡ.

Ở quy mô châu Âu, có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng đang diễn ra ở Đức có thể kéo các quốc gia thành viên EU khác xuống. Một số người hiện gọi Đức là “người bệnh ở châu Âu” do nền kinh tế kém hiệu quả tiếp diễn.

Tăng trưởng của Eurozone được cho là yếu hơn so với ước tính ban đầu trong quý 2 năm nay, với việc Eurostat giảm ước tính GDP từ 0,3% xuống 0,1%.

Tuy nhiên, một số người lạc quan về khả năng thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh mới của Đức. 

Nền kinh tế của nước này vẫn mạnh hơn nhiều so với những năm 1990, với tỷ lệ việc làm cao. Năm ngoái, Đức đã nhanh chóng đáp trả các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga bằng cách phát triển một nhà ga LNG mới chỉ trong vài tháng. Ngoài ra, theo Schmieding, số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phản ứng “nhanh chóng trước bối cảnh cạnh tranh đang thay đổi”.

Khánh Vy (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp