(CLO) Tây Ninh hết sức lạ kỳ. Nơi ấy không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vừa hùng vĩ, nguyên sơ, vừa hoang hoải, mộc mạc của miền biên viễn mà còn “hút hồn” bởi những lớp trầm tích văn hóa độc đáo được bồi tụ theo chiều dài năm tháng.
Tôn nghiêm Đại lễ vía Đức Chí Tôn
Vốn là mảnh đất khởi sinh ra đạo Cao Đài, Tây Ninh từ lâu đã trở thành thánh địa của hàng vạn tín đồ trên cả nước. Hàng năm, cứ nhằm ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, Đại lễ vía Đức Chí Tôn lại được tổ chức tại nội ô Tòa thánh Tây Ninh (xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành) thu hút một lượng cực lớn người tham gia. Đây cũng là một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất trong tín ngưỡng bản địa.
Các tín đồ đạo Cao Đài quan niệm rằng, Đức Chí Tôn là Thượng đế, đấng tạo hóa sinh ra vạn vật trong vũ trụ. Đại lễ vía Đức Chí Tôn là dịp để ôn lại truyền thống, nhắc nhở các tín đồ về công ơn của đấng sinh thành và cùng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Trong trang phục áo dài truyền thống, các tín đồ đạo Cao Đài thành kính dâng hương, cầu kinh. Sau đó, không khí lễ hội rực rỡ sắc màu với những màn thi đấu võ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, điệu múa dân tộc… tạo nên không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng sôi động, ấn tượng.
Đặc biệt, ngoài trải nghiệm lễ hội, chuyến hành hương về “đất thánh” còn là dịp để khám phá Tòa thánh Cao Đài - một công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga, độc đáo bậc nhất ở Nam Bộ.
Đạo Cao Đài vốn là một tôn giáo có sự dung hợp của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo… Bởi thế, công trình có sự giao thoa của nhiều trường phái kiến trúc Á-Âu nhưng vẫn toát lên vẻ huyền bí phương Đông với những dấu ấn khác biệt đặc trưng. Tòa thánh được xây dựng bằng bê tông cốt tre với khoảng 100 hạng mục lớn nhỏ. Bên trong tòa thánh, phần trần được chia thành 9 khuông xanh lơ với những đám mây trắng nhẹ bay, tượng trưng cho 9 tầng trời trong đạo Phật. Trong khi đó, họa tiết rồng quen thuộc cũng xuất hiện nhưng không bay lên trời như thường thấy, mà từ trên cao hạ mình xuống thấp, ngự trên tòa sen để phù độ chúng sinh.
Đáng ngạc nhiên hơn, công trình bề thế này không phải do những kiến trúc sư tài ba xây dựng, mà do chính người dân và chức sắc Cao Đài tạo nên. Không có bất cứ một bản vẽ nào trước, những người thợ vừa xây đắp vừa mường tượng về không gian tiếp theo.
Rộn rã hội Xuân núi Bà Đen
Bên cạnh Đại lễ vía Đức Chí Tôn, du khách đến với Tây Ninh cũng không thể bỏ qua những lễ hội đặc biệt trên núi Bà Đen (phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh).
Với nhiều huyền tích kỳ bí, Khu di tích danh thắng Núi Bà đã trở thành điểm du lịch tâm linh thú vị. Mỗi dịp Xuân về, khi tiết trời mát mẻ, trong lành, cảnh vật căng tràn nhựa sống, du khách tấp nập trẩy hội núi Bà.
Mặc dù hội Xuân núi Bà Đen chính thức diễn ra đêm 18 và kéo dài hết ngày 19 tháng Giêng Âm lịch nhưng trong suốt hai tháng đầu năm, núi Bà rộn rã đón khách thập phương. Không chỉ hành lễ, chiêm bái và nuôi dưỡng đức tin, du khách đến núi Bà còn để hòa mình vào thiên nhiên rạng rỡ, khám phá bản thân và vượt qua giới hạn, chinh phục nóc nhà Nam Bộ.
Hít thật sâu, lòng nhẹ bẫng, khoan khoái khi để lại phía sau những ưu tư, lo toan để phóng tầm mắt về không gian khoáng đạt nơi đất - trời giao hòa, hay thư thái cảm nhận mây là là dưới chân.
Đặc biệt, với 2 tuyến cáp treo đi lên đỉnh núi và đi lên chùa Bà mới được Sun World BaDen Mountain đưa vào hoạt động đầu năm 2020, du khách càng thuận tiện hơn trong việc đi lễ và khám phá những trải nghiệm mới lạ giữa rừng xanh mây trắng.
Hội Xuân núi Bà Đen có sự kết hợp giữa những nghi thức trang nghiêm của Phật giáo và các hoạt động văn hóa dân gian tươi vui, đặc sắc. Mỗi năm, hội Xuân núi Bà được tổ chức quy mô hơn với nhiều điểm mới lạ để du khách được trải nghiệm không khí Xuân ba miền. Yếu tố hiện đại và truyền thống đan xen, đưa lữ khánh vào một hành trình văn hóa tâm linh diệu kỳ. Rời núi Bà, những người hành hương thường hoan hỉ xin về một gói giấy màu đỏ, bên trong có một nhúm gạo trắng hoặc chút tiền lẻ, tượng trưng cho lộc Bà…
Linh thiêng Lễ vía Bà
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, mang đậm sắc màu văn hóa bản địa của vùng đất phương Nam trù phú. Lễ hội diễn ra trong ba ngày - mùng 4, 5, 6 tháng Năm Âm lịch hàng năm tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự, tọa lạc giữa lưng chừng núi. Nơi đây quần tụ những ngôi chùa cổ nhất Tây Ninh như chùa Bà, chùa Hang, chùa Trung…
Lễ hội gắn với những huyền tích kỳ bí về vị Linh Sơn Thánh Mẫu trên non thiêng Bà Đen, thể hiện rõ những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu nơi miền Đông Nam Bộ. Sự kết hợp hài hòa giữa những nghi thức Phật giáo truyền thống và tín ngưỡng, nghi lễ dân gian mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Nếu chưa từng thưởng thức hát bóng rối chầu mời, hát chặp bóng tuồng hài địa nàng, múa dâng bông…, bạn hãy đến núi Bà vào mùng 4 tháng Năm Âm lịch. Sau đó, mùng 5 tháng Năm là ngày lễ vía chính thức. Ni trưởng, các ni sư và Phật tử thập phương hoan hỉ thực hiện những nghi thức truyền thống lễ tắm Bà và thay áo mão, lễ hưng tác cung thỉnh Thành hoàng Bổn Cảnh, lễ niệm hương, lễ nghinh Thần, lễ vía… Lễ vật dâng Bà thường gồm hương, đèn, hoa trái, bánh, trà, rượu… Việc cúng cô hồn được thực hiện trong ngày cuối cùng - mùng 6 tháng Năm Âm lịch.
Cùng với đó, nhiều hoạt động trống hội, múa sen,... đặc sắc cũng được Sun World Fansipan Legend tổ chức tại khu vực ga đi cáp treo Bà đen và khu vực đỉnh, mang đến cho du khách chuyến hành hương nhiều cảm xúc.
Với những giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, riêng có, năm 2018, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngoài các lễ hội trên, Núi Bà Đen tại Tây Ninh còn là điểm hẹn của đông đảo du khách, Phật tử bốn phương vào các ngày Rằm, mồng Một. Rằm Trung thu năm nay, Núi Bà Đen cũng hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan mới mẻ, căng tràn nhựa sống và không khí Trung thu tưng bừng. Đặc biệt, Sun World BaDen Mountain đưa ra gói combo rất hấp dẫn để du khách thỏa sức khám phá Núi Bà những ngày này. Theo đó, từ nay tới 30/9/2020, thay vì mua vé cho 2 tuyến cáp treo riêng, du khách có thể mua trọn gói gồm 1 vé khứ hồi lên đỉnh Bà Đen và 1 vé khứ hồi lên Chùa Bà với mức giá giảm 25% so với giá mua lẻ. Giá vé trọn gói cho người lớn và trẻ cao từ 1,4m là 300.000 đồng/vé khứ hồi, vé cho trẻ từ 1-1,4m là 150.000 đồng/vé khứ hồi, miễn phí cho trẻ em dưới 1m.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.