Giá vàng giảm sốc, bốc hơi 6 triệu đồng/lượng
(CLO) Chiều nay (7/11), giá vàng giảm sốc tới 6 triệu đồng/lượng, về dưới mốc 84 triệu đồng/lượng.
Theo dõi báo trên:
1. “Xin được chúc mừng Chính phủ Việt Nam bởi đây là minh chứng cho câu chuyện thành công. Từng là quốc gia bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam nay đã thành công trong việc đưa người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và đạt mức tăng trưởng kinh tế - xã hội đáng ghi nhận trong lĩnh vực y tế, giáo dục, việc làm, tiến bộ công nghệ...” – không phải vô cớ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã dành lời chúc mừng ấy cho đất nước chúng ta.
Nhìn lại quá khứ, nói như TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, cột mốc này khẳng định sức sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bất chấp thiên tai, dịch bệnh và bất chấp chiến tranh hủy diệt, dân tộc ta vẫn không ngừng vươn lên, không ngừng lớn mạnh. Để dễ cảm nhận, vào năm 1858, khi thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta, dân số Việt Nam chỉ vào khoảng 15-20 triệu người, dân số Pháp là vào khoảng 35-36 triệu người.
Còn nhìn lại hiện tại hôm nay, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia phải đối mặt với thách thức già hóa dân số thì việc Việt Nam đạt quy mô dân số 100 triệu người – một trong 15 nước trên thế giới có quy mô dân số 100 triệu người trở lên – với dân số đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng (một dân số được coi đã bước vào giai đoạn dân số vàng khi dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) nhiều gấp 2 lần dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi), hoặc tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%) có ý nghĩa rất quan trọng.
Đi cùng với niềm tự hào lớn ấy là “cơ hội vàng”, “cơ hội có một không hai” khi Việt Nam chạm mốc quy mô dân số 100 triệu cùng cơ cấu dân số vàng. Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thậm chí còn nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”.
2. Theo các chuyên gia, cơ cấu “dân số vàng” thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. Lực lượng lao động dồi dào với đặc tính cần cù, thông minh cũng đang là yếu tố tạo nên sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế, khiến nước ta trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới.
TS. Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) khẳng định, với quy mô 100 triệu người sẽ đem đến nguồn nhân lực to lớn về nhiều mặt cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng và hiện nay, với số lượng người trong độ tuổi lao động xấp xỉ 68 triệu người, cung cấp nguồn lực lao động vô cùng to lớn cho đất nước.
Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cũng cho rằng, việc đạt quy mô dân số 100 triệu người là dấu mốc quan trọng, tạo cơ hội cho nước ta nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh các nước đều coi nguồn nhân lực là lợi thế của quốc gia. Đây sẽ là cơ hội nếu đầu tư hiệu quả cho giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng, trình độ lao động.
Còn TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ÐH Quốc gia Hà Nội), thì cho rằng: “Với cơ cấu dân số vàng, 2/3 dân số đang trong độ tuổi lao động, VN có nguồn lực lao động dồi dào. Trong số người độ tuổi lao động lại có tới gần 70% ở khu vực nông thôn. Ðây là dư địa lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - đô thị hóa, góp phần nâng cao năng suất lao động, từ đó gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế lẫn thu nhập bình quân đầu người”.
Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia khu vực châu Á, đã tận dụng cơ hội dân số vàng để tạo nên kỳ tích trong phát triển kinh tế như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… Việt Nam, nếu biết tận dụng quy mô cùng cơ cấu dân số vàng mang lại, hoàn toàn có thể hiện thực hoá giấc mơ hùng cường, thịnh vượng trong tương lai không xa.
3.Cơ hội lớn là vậy, nhưng theo các chuyên gia, nếu không hành động nhanh, thực chất để tận dụng tối đa, cơ hội đó không những không vuột mất mà còn kéo theo những thách thức không nhỏ.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ năm 2007. Thông thường cơ cấu dân số vàng thường kéo dài 30 - 35 năm, điều này có nghĩa, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ còn tiếp diễn đến năm 2039. Như vậy, Việt Nam chỉ còn 16 năm để tận dụng cơ hội có một không hai này. 16 năm, đó là quãng thời gian không quá dài cho một khối lượng công việc cần phải làm là quá lớn.
Việt Nam, theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, lại là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới (từ năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số). Vì thế, câu chuyện hành động nhanh, hành động thực chất với những chính sách mạnh mẽ, hiệu quả nhất là điều buộc phải đặt ra.
Nhưng hành động thế nào để nhanh, hiệu quả cũng là một bài toán cần có lời giải. Về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, có ba việc cần làm ngay để tận dụng thời kỳ dân số vàng, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Thứ nhất, khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển nhân lực và Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021- 2030. Đề án thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Nghiên cứu đổi mới toàn diện chế độ làm việc trong khu vực công, nâng cao văn hóa và đạo đức công vụ.
Thứ hai, xây dựng cơ chế cầu nối giữa thị trường lao động với hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng cung cầu. Xây dựng Chiến lược nâng cao giá trị của lao động Việt Nam, từng bước “nói không” với nhân công giá rẻ.
Thứ ba, cùng với các chiến lược phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nước, cần xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực to lớn của hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài; nhất là, thu hút các nhà khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, các chuyên gia về quản trị quốc gia.
Để làm được như vậy, cần có môi trường làm việc đủ sức thu hút, để các nhà khoa học, các chuyên gia tự tin trở về, gắn bó và hết mình cống hiến cho quê hương, cho đất nước.
Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thì cho rằng, để tận dụng, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng đòi hỏi thực hiện những chính sách phù hợp, như nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Tăng cường cơ hội việc làm, đặc biệt hướng tới những việc làm mang lại giá trị tăng thêm cao, tăng năng suất lao động. Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ, thanh niên.
Ông Phạm Chánh Trung (Chi cục trưởng Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM) thì chỉ rõ: con số 100 triệu dân là một cột mốc đặt ra cho Việt Nam những thách thức cần phải tập trung giải quyết quyết liệt gồm: nâng cao chất lượng dân số, đầu tư cho y tế, giáo dục và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực để tránh nguy cơ lãng phí thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và ứng phó kịp thời thời kỳ dân số già.
Cơ hội không gõ cửa hai lần. Câu chuyện tận dụng cho được cơ hội từ cơ cấu dân số vàng cũng vậy. Bất kỳ sự bỏ lỡ nào cũng đều là sự đáng tiếc. Hơn thế, nói như ông Phạm Trọng Nghĩa, “nếu Việt Nam không có các chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ”.
Nguyễn Hà
(CLO) Chiều nay (7/11), giá vàng giảm sốc tới 6 triệu đồng/lượng, về dưới mốc 84 triệu đồng/lượng.
(CLO) Liên minh châu Âu cần đoàn kết và phối hợp chặt chẽ trước việc ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng, theo các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã tuyên bố vào thứ Tư.
(CLO) Theo đó, ngày 6/11, Thượng úy Lê Văn Thành, phóng viên Văn phòng thường trú báo CAND khu vực Tây Nguyên tới tác nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũ, đường Mai Hắc Đế, phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột thì bị một người xưng là bảo vệ hành hung.
(CLO) Sáng 7/11, Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng, tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024 đã khai mạc tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Giải đấu do Báo Hànộimới, Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội phối hợp tổ chức.
(CLO) “Phát triển bền vững ngành điện là điều kiện cần thiết thu hút các nhà đầu tư, do đó cần sớm tháo gỡ nút thắt của ngành điện nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế khác”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trúc Sơn bày tỏ quan điểm.
(CLO) Xe GT - Biểu tượng của sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ và sang trọng, từ mẫu xe đầu tiên Alfa Romeo 6C Gran Turismo 1930 đến những "huyền thoại" như Porsche 911 GT3 và Ford Mustang GT.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (Mã: HoSE) vừa thông báo xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu TNA của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam. Doanh thu công ty sụt giảm 95%, đồng thời gánh chịu thua lỗ lớn.
(CLO) Sự kiện Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” với chủ đề: “Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây” sẽ được tổ chức tại Sa Pa (Lào Cai) từ ngày 8-10/11. Đây là sản phẩm du lịch mang thương hiệu của tỉnh Lào Cai, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm để đáp ứng nhu cầu du khách.
(CLO) Chiều 7/11, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định tăng giá xăng thêm hơn 300 đồng/lít.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
(NB&CL) Nhận chuyển nhượng đất đang bị thế chấp từ quỹ tín dụng đã hoàn thành thủ tục sang tên và quản lý sử dụng vẫn bị tuyên vô hiệu vì tờ giấy bán đất viết tay từ hơn 20 năm trước… khiến gia đình ông Trương Cả ở Phước Bửu, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu “lao tâm khổ tứ” cầu cứu đến cơ quan chức năng.
(NB&CL) Nhiều cử tri của ngành y tế đang quan tâm đến việc xây dựng chính sách y tế nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kém chất lượng và tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế nhưng không để xảy ra vỡ trận, quá tải bệnh viện tuyến trên.
(NB&CL) Cùng với sự phát triển không ngừng không gian mạng, những mối đe dọa về an toàn thông tin đối với cơ quan báo chí, truyền thông ngày càng trở nên phức tạp hơn… Bảo vệ hệ thống thông tin đối với các cơ quan báo chí truyền thông, đặc biệt là trên báo điện tử là công việc khó khăn, nhiều thách thức và cần sự tổng lực sức mạnh từ nhà báo, cơ quan báo chí và cơ quan chức năng.
(CLO) Càng trong sương lại càng rực rỡ, hoa tam giác mạch trở thành nét đặc trưng của cao nguyên đá Hà Giang. Loài hoa này trở thành nguồn cảm hứng thu hút du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng thăm quan.
(CLO) Ukraine đã kêu gọi ông Donald Trump không từ bỏ sự ủng hộ của Mỹ trong việc tìm kiếm hòa bình với Nga, sau khi cựu Tổng thống Mỹ thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
(CLO) Nga khẳng định sẵn sàng cung cấp khí đốt cho Châu Âu chỉ khi các thỏa thuận về vận chuyển qua Ukraine được ký kết giữa các bên và khi thỏa thuận hiện tại hết thời hạn.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia trong chuyến thăm làm việc tại New York, Hoa Kỳ tháng 9/2024 vừa qua, người đứng đầu Đảng ta khi đề cập tới một số vấn đề trong con đường hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc - COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Chinh phục Net Zero, vì thế, là bước đệm cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, và cần sự chung tay vào cuộc hành động hết sức quyết liệt để biến quyết tâm thành hiện thực.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.
(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.
(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.