(NB&CL) Theo các chuyên gia, đa số bệnh nhân đã tiêm vắc-xin COVID-19 khi bị mắc COVID-19 đều có biểu hiện bệnh nhẹ như cảm cúm thông thường, vì thế, không nên hoảng loạn, uống thuốc bừa bãi.
Hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 liên tục tăng cao tại nhiều địa phương. Trong ngày 22/2, số ca bệnh ghi nhận trong cả nước lên đến 55.879 ca. Trong đó, Hà Nội 6.860 ca và nhiều tỉnh thành khác con số trên 2 nghìn ca như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng…
Các bà mẹ đang nuôi con bú cần phải tiêm vắc-xin sớm
Hiện nay nhiều bà mẹ nuôi con 1 tháng, 2 tháng vì lo lắng ảnh hưởng đến con nên chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bác sĩ Hoàng Bùi Hải cho rằng, cần nhanh chóng tiêm vắc-xin COVID-19. Hiện không có quy định chống chỉ định tiêm với bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, nên tiêm nếu khi nhiễm COVID-19 vào thì chưa biết diễn biến bệnh tật sẽ đi theo hướng nào.
Mức độ dịch bùng phát mạnh như vậy khiến nhiều người lo ngại sẽ làm quá tải hệ thống y tế, đặc biệt tại các bệnh viện lớn điều trị bệnh nhân COVID-19. Để hiểu rõ hơn về tình trạng điều trị tại các bệnh viện hiện nay, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (Đại học Y Hà Nội).
Trong cuộc trao đổi, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, từ Tết đến nay lượng bệnh nhân nặng nhập viện điều trị có tăng lên nhưng không quá nhiều. Đa số bệnh nhân hiện được điều trị tại nhà, tỷ lệ tử vong có phần giảm đi, độ nặng của bệnh không tăng lên.
“Đa phần những người chưa tiêm vắc-xin câu chuyện đã an bài, tức là nguy cơ tăng nặng cao. Tuy nhiên, hiện nay, mọi người hầu hết đã tiêm vắc-xin, ca nhiễm bị nặng có tăng nhưng không quá đột biến. Mặc dù, số lượng người nhiễm COVID-19 tăng nhiều nhưng tỷ lệ người bị nặng ít đi” – bác sĩ Hải cho biết. Cũng theo vị này, hiện nay, số ca nhiễm COVID-19 nặng cũng có sự thay đổi như trước Tết chủ yếu người già nhưng sau Tết có những trường hợp nặng là người trẻ. Đó là những người trẻ có bệnh nền, chưa tiêm vắc-xin hoặc có phản ứng mạnh với biến chủng Omicron.
Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) thì lượng bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm này tăng nhất là bệnh nhân nhi khoa. Nguyên nhân của việc tăng bệnh nhân nhi khoa theo bác sĩ Thường là do tâm lý bố mẹ muốn con đến khám tại bệnh viện mặc dù các cháu nhỏ mức độ bệnh không có gì ghê gớm. “Với người lớn khi bị triệu chứng ho, sốt thì có thể hoàn toàn ở nhà điều trị nhưng đối với nhi khoa thì bố mẹ mong muốn đưa con vào viện để chữa trị mặc dù triệu chứng của các con cũng nhẹ nhàng. Tâm lý của bố mẹ như vậy cũng dễ hiểu. Nhưng điều đó tạo ra tâm lý, áp lực cho đội ngũ y bác sĩ hiện nay. Số lượng bệnh nhân nhi khoa tăng, chủ yếu là ho, sốt không có gì ghê gớm cả” – bác sĩ Thường chia sẻ.
Để đáp ứng với sự biến đổi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã có sự thay đổi. Nếu thời gian trước chủ yếu bệnh nhân đến khám, điều trị là người lớn thì bác sĩ nội khoa thực hiện khám bệnh nhân COVID-19 nhưng bây giờ bố trí thêm bác sĩ nhi khoa. “Ngay việc xét nghiệm cũng có thay đổi. Nếu người lớn làm vừa phải thì các bệnh nhi phải chỉ định rộng hơn vì đa phần phụ huynh muốn khám xét kỹ để khẳng định là con họ có thể về nhà tự điều trị được. Do đó, khi bệnh nhi đến chỉ khám thôi không đủ mà phải làm thêm một số xét nghiệm để khẳng định mức độ bệnh tình. Chính điều này đã làm tăng thêm lượng công việc của các y, bác sĩ. Thực tế, trẻ mắc COVID-19 bị nhẹ nhàng hơn người lớn” – bác sĩ Thường cho biết.
Đừng quá lo lắng rồi uống thuốc bừa bãi
Hiện nay vì dịch lan tràn mạnh nên nhiều người có tâm lý lo lắng thái quá dẫn tới điều trị không đúng cách như xông lá nhiều lần trong ngày, uống thuốc bừa bãi, ám ảnh thái quá về tình trạng bệnh tật hậu COVID-19. Theo bác sĩ Hoàng Bùi Hải, khi đa số mọi người đã tiêm phòng vắc-xin thì nhiễm bệnh coi như cảm cúm thông thường. Do đó, việc xông lá theo truyền thống là để cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không nên quá lạm dụng. Bệnh nhân cần lắng nghe các bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý trong cách dùng những thuốc hỗ trợ, bổ trợ và vệ sinh thân thể khi nhiễm COVID-19 chứ không nên tùy tiện.
“Khi xông lá cần vừa đủ, không nên lạm dụng quá mức. Xông vốn là phương thức điều trị bệnh cảm cúm truyền thống nhưng cần dùng mức độ vừa phải và cần kết hợp cùng các biện pháp khác nhau. Tránh việc xông từ sáng đến tối, 2 tiếng xông một lần như trên mạng truyền tai nhau. Điều này rất nguy hiểm” – bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Trước việc nhiều người lo bị hậu COVID-19 di chứng nặng nề nên hoang mang tìm thuốc uống tùy tiện, bác sĩ Hải cho rằng, vấn đề hậu COVID-19 khoa học cũng đã nói. Trung Quốc có nhiều người bị COVID-19 nhưng về hậu COVID-19 cho thấy quá nhẹ nhàng. Chỉ thời gian ngắn sau sẽ hết các triệu chứng. Thực tế, việc nhiều người không bị COVID-19 cũng có những triệu chứng bệnh. Vì thế hậu COVID-19 là câu chuyện hoang đường. Bệnh tật cũng có thể do trùng lặp. Nhiều người phát bệnh sau khi nhiễm COVID-19 nhưng chưa chắc bệnh tật đó là do COVID-19 mang lại. Chính vì thế không nên hoảng loạn tâm lý chưa lo COVID-19 nhưng lại lo hậu COVID-19.
Theo bác sĩ Hải, ở Trung Quốc người ta nghiên cứu và cho rằng di chứng COVID-19 sẽ tự khỏi. Tiêm vắc-xin là điều quan trọng. Hiện đa số những người uống thuốc trôi nổi quảng cáo trên mạng internet đều là những người không có lý do để uống thuốc. Đa số đều người khỏe mạnh nên hay lo xa. Thực tế, những người cần phải uống thuốc điều trị thì phải đến viện. Không nên đọc nhiều thông tin trên mạng, không chính thống mà lại tin rồi uống bừa bãi.
Tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi: Cần thiết
Trước tranh luận liên quan đến việc có nên tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi không, bác sĩ Thường cho rằng: “Cháu bé nào đủ điều kiện tiêm chủng thì tham gia tiêm chủng. Vì đây là lá chắn thép để vượt qua đại dịch. Chuyện tiêm vắc-xin lứa tuổi nào thì Bộ Y tế có hướng dẫn, nghiên cứu, cân nhắc hậu quả và các ích lợi một cách rất cẩn trọng. Khi dịch diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc tiêm cho trẻ em rất cần thiết”.
Những thuốc kháng virus hiện nay đã được Bộ Y tế nhập về nhưng hạn chế sử dụng. Hay có những thuốc đang thử nghiệm, nghiên cứu mà chưa cho lưu hành. Những thuốc như vậy đang được bán trôi nổi trên thị trường. Thuốc trôi nổi không biết chất lượng như thế nào. Hiện có những thuốc đang nghiên cứu, giờ uống nhưng sau này có thể sinh chuyện hay không còn chưa biết. Uống thuốc kháng virus sau này thời điểm nào đó cũng có thể sinh bệnh. “Dùng thuốc kháng virus có thể thúc đẩy tăng đường huyết, có thể dễ dàng bị bội nhiễm, chảy máu tiêu hóa, khi vào viện thì tình trạng COVID-19 cũng nặng lên. Lẽ ra phải dùng thuốc chống đông thì không dùng được nữa vì đã chảy máu. Do đó, dùng thuốc sớm là con dao hai lưỡi. Do đó, nếu bị mắc COVID-19 thì bác sĩ bảo vào viện thì vào, không loạn lên, ở nhà điều trị theo hướng dẫn” – bác sĩ Hải cho biết.
Cũng liên quan đến điều trị COVID-19, bác sĩ Nguyễn Văn Thường khuyên rằng, tất cả bình tĩnh. Đối với trẻ nhỏ cũng không nên ào ào cho con đi bệnh viện. Điều này không cần thiết. “Hạn chế việc dùng các thuốc trôi nổi, hướng dẫn bằng cách rỉ tai. Đặc biệt không dùng các loại thuốc kháng virus một cách bừa bãi. Việc xông cũng chỉ là biện pháp dân gian, làm vã mồ hôi nên có cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng hơn nhưng không nên dùng cho tất cả trường hợp. Đặc biệt xông lá đối với trẻ em không nên. Vì hiện nay xông cũng chưa có tác dụng rõ ràng đối với điều trị COVID-19” – bác sĩ Thường nhấn mạnh.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.