(CLO) Ngày 10/3 âm lịch vừa qua, người dân nô nức đi Lễ hội Đền Hùng. Nhiều nơi tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng vương, thể hiện niềm thành kính “nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước”.
Và trên các trang báo cũng như trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến về Lễ hội này. Thậm chí có cả những ý kiến “rất khoa học”, luận giải về chuyện “vua Hùng có thật hay không có thật” nữa.
Người ta đôi khi quên mất là, Tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng Vương là một di sản tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Từ bao đời nay, người Việt coi mình là “con rồng Cháu Tiên”, “dòng giống Lạc Hồng”; “Các Vua Hùng đã có công dựng nước” Việt ta. Đó là niềm tin, đó là tín ngưỡng. “Tín ngưỡng thờ Vua Hùng “ như thờ một Tổ chung của toàn dân Việt ấy đã thành di sản văn hóa phi vật thể của cả nhân loại rồi.
Ai biết được câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”, là của ai sáng tác, và từ bao giờ?
Chỉ có một điều chắc chắn rằng, tín ngưỡng ấy đã và mãi sẽ là tài sản chung nhất mà mọi người dân Việt luôn tự hào. Tự hào lắm! Vì hiếm có nước nào trên thế giới mà toàn dân đồng lòng hướng về một ngày giỗ Tổ chung, không phân biệt chế độ, tôn giáo, giàu nghèo, phe phái chính trị, thời chiến hay thời bình, thời cổ đại hay thời văn minh, người trong nước hay người đang ở nước ngoài… như thế!
Người dân tấp nập về giỗ Tổ Hùng Vương tại đền Hùng, Phú Thọ. Ảnh: Quang Hùng
Tín ngưỡng đó là cội nguồn đoàn kết mọi con dân đất Việt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đã là tín ngưỡng, thì điều quan trọng nhất là ở đức tin, không phải là ở tính khoa học, dù rằng tính khoa học đương nhiên bao giờ cũng có vai trò quan trọng.
Ví dụ, ta thường nghe nói: 18 đời Vua Hùng. Nhưng cứ theo logic mà suy thì mỗi đời vua Hùng có lẽ có thể đến vài trăm năm. Làm gì có vua nào sống lâu thế? Vậy đó là chuyện vô lý, chuyện không có thật? Và người ta còn suy diễn là, cả chuyện Hùng Vương dựng nước cũng là không có thật?
Nhưng nghĩ cho kỹ, thì không có gì là vô lý cả.
Thứ nhất, là không có gì chắc chắn là “18 đời Vua Hùng” cũng là 18 đời người của từng vị vua nối tiếp nhau cả. Cách nói 18 đời Vua Hùng chỉ là cách nói dân gian truyền từ xưa, theo đó, người Việt thường dùng một con số cụ thể để nói về một số lượng nhiều không đếm được chính xác . Ví dụ, để nói việc gì đó xong rất lâu rồi, bây giờ người ta vẫn hay nói: “Xong từ tám đời rồi”, “xong từ mười tám đời rồi”, “xong từ tám hoánh rồi”, “xong từ bảy mươi đời rồi”, “xong từ tám mươi đời rồi”… Rõ ràng là các con số 8, 18, 80 chỉ là thể hiện những cách nói tượng trưng mà thôi. Tôi cho rằng, các cụ ta nói “18 đời vua Hùng” chỉ là cách nói ví von như thế, ý chỉ rằng nhiều đời vua Hùng lắm, không sao kể đầy đủ được mà thôi. Mà đúng là không thể nói đầy đủ về các đời vua Hùng được thật.
Hai là, việc chép sử của nước ta thì mới được hơn ngàn năm nay, so với thời Vua Hùng từ bốn ngàn năm trước thì chỉ là trẻ con nói chuyện ông Bành Tổ mà thôi, nên các nhà sử học thì cũng chẳng biết về vua Hùng hơn gì so với dân gian cả. Chẳng có một vật chứng nào thời Hùng Vương còn lại đến giờ cho ta thấy là vua đầu tiên là ai, thứ hai là ai thứ ba là ai, v.v… cả.
Việc “cụ thể hóa” 18 đời vua Hùng thành cụ thể cuộc đời 18 vị vua có tên tuổi, danh hiệu với năm sinh năm mất cụ thể, là không có cơ sở gì đáng tin cậy cả. Nhất là lại lấy các danh hiệu bằng các chữ Hán Việt mà gọi tên các đời vua Hùng thì lại càng không đúng. Bởi lẽ, chúng ta không biết tiếng Việt thời cổ thì các vua Hùng được gọi như thế nào, nhưng chắc chắn không có chuyện lại là các âm Hán Việt - vốn chỉ có sau khi nhà Hán bên Tàu sang chiếm nước ta, mà nhà Hán thì có sau Hùng vương nhà ta đến vài ngàn năm!
Ba là, dù viêc cụ thể hóa ấy do các “cụ” sử gia hàng đầu nước ta từ mấy trăm năm trước viết ra thì cũng chẳng có gì là “khoa học” cả. Vì các “cụ” ấy tuy sinh trước chúng ta hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm thì vẫn là trẻ con hậu sinh tám mươi đời so với thời Hùng Vương, biết gì về vua Hùng hơn với truyền thuyết dân gian đâu, trong khi ngoài truyền thuyết dân gian thì chẳng có văn bản nào khác từ thời Hùng Vương để lại nói về vua Hùng cả? Rõ ràng việc cụ thể hóa kiểu này là rất sai lầm!
Thế nên, việc gán cho 18 đời vua Hùng với những con người cụ thể, họ tên cụ thể, năm sinh năm mất cụ thể, để làm “đối tượng nghiên cứu khoa học”, lại còn bảo mỗi “cụ” sinh được bao nhiêu con cháu chắt chút chít…, là việc rất không nên làm,vì nó chẳng có cơ sở gì là chắc chắn cả. Ví như, bây giờ mà chỉ cần nói chuyện gần hơn 2 ngàn năm, như nói về vua An Dương Vương thôi, cũng không thể có chính xác năm sinh, rồi Ngài sinh được bao nhiêu con cháu chắt chút chít được, nói gì đến các vua Hùng từ trước đó vài ngàn năm nữa.
Hệ lụy là, từ chỗ gán cho các vua Hùng các hình mẫu cá nhân cụ thể, rồi cũng tùy tiện mà vẽ hình, đắp tượng, trang trí hình người mà đặt tên tùy tiện là Vua Hùng đời này, Vua Hùng đời nọ … khiến cho người ta cứ lầm tưởng vua Hùng ngày xưa là những … ông Tây (tóc xoăn, màu nâu vàng, mũi dài và cao, có râu quai nón)! Cũng do gán ghép theo lối “cụ thể hóa” như thế, người ta dẫn đến những suy luận về “sự vô lý trong các truyền thuyết về vua Hùng’, kiểu như “Vua Hùng có bao nhiêu vị, cùng chết vào một ngày hay sao mà lấy chỉ một ngày ấy làm ngày giỗ Tổ?” hay “Có phải vị vua Hùng thứ nhất chết vào ngày ấy không, sao mà biết được?”, và rồi dẫn những suy luận cực đoan hơn như “vua Hùng là không có thật”, v.v… và v.v…
Tham khảo: Không phải vô cớ mà người theo Hồi giáo không cho ai vẽ Thánh Ala. Vì đã không biết mặt Thánh thế nào thì không thể lấy mặt của ai mà làm mặt của Thánh được.
Tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng vương trước hết là một Tín ngưỡng, thể hiện niềm tin của người Việt. Niềm tin ấy là cội nguồn đoàn kết toàn dân Việt, hôm qua và mai sau vẫn thế.
Hãy để các vua Hùng luôn là đấng linh thiêng trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Đừng “cụ thể hóa, thô thiển hóa” về các vua Hùng. Đừng nghiên cứu về Tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng vương - đối tượng của đức tin tâm linh- theo lối luận lý khoa học thông thường.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.