Đừng nóng vội để rồi tiếc nuối!

Thứ năm, 08/06/2017 14:06 PM - 0 Trả lời

Những tưởng câu chuyện di dời, chặt hạ cây xanh ở Hà Nội sẽ không bao giờ tái diễn nữa sau sự việc rúng động dư luận cách đây 2 năm. Nhưng gần đây, đề xuất di dời 1.300 cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long lại đang mở màn cho những phản ứng gay gắt từ phía người dân.

(NB&CL) Những tưởng câu chuyện di dời, chặt hạ cây xanh ở Hà Nội sẽ không bao giờ tái diễn nữa sau sự việc rúng động dư luận cách đây 2 năm. Nhưng gần đây, đề xuất di dời 1.300 cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long lại đang mở màn cho những phản ứng gay gắt từ phía người dân.  Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 6/6, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin, việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh là phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long. Việc chặt cây để phục vụ cho dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long theo quyết định 3099 của UBND TP. Hà Nội, do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, để thi công tuyến đường này, hơn 1.300 cây xanh sẽ phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ trước ngày 30/9. Thông tin này như một cú sốc với những người yêu thiên nhiên, yêu Hà Nội, đặc biệt là trong lúc Hà Nội đang rơi vào đợt nắng nóng lịch sử tới 41-42 độ. [caption id="attachment_167085" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận
Đề xuất di dời 1.300 cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng đang vấp phải sự phản ứng của người dân. Ảnh: TL[/caption] Trên thực tế, vấn đề chặt hạ cây xanh trên địa bàn Thủ đô để chỉnh trang đô thị không phải là chuyện lạ, chuyện mới. Cách đây 2 năm, Hà Nội đưa ra quyết định chặt 6.400 cây xanh và đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận. Để rồi, trong phiên họp HĐND TP. Hà Nội ngày 7/7/2015, chính lãnh đạo Hà Nội phải thừa nhận trong quá trình cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn vừa qua còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót; phương pháp, cách làm chưa phù hợp, có phần nóng vội, đơn giản không tạo được sự đồng thuận xã hội. Đặc biệt, bài học kinh nghiệm quan trọng là phải lấy ý kiến các nhà khoa học và nguyện vọng của người dân trước khi tiến hành… Còn gần đây nhất là vào tháng 3/2017, dư luận xôn xao trước thông tin các xã Đồng Trúc, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên, Lại Thượng trên địa bàn Thạch Thất, Hà Nội đồng loạt ra quân chặt nhiều cây xanh trên đường để giành lại vỉa hè. Sau khi dư luận lên tiếng, lãnh đạo huyện Thạch Thất đã thừa nhận việc chặt hạ cây xanh là sai, đồng thời yêu cầu xã kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Sở Xây dựng Hà Nội cũng buộc phải có văn bản gửi các địa phương để tránh lặp lại tình trạng chặt hạ cây xanh như ở huyện Thạch Thất. Vậy là, Hà Nội từng nói sẽ rút kinh nghiệm từ vụ chặt cây năm 2015, nhưng giờ đây, kế hoạch di dời 1.300 cây xanh, dù mới là chuyện nằm trong đề xuất nhưng hình như vẫn đang đi theo một kịch bản cũ: lãnh đạo thành phố quyết định chứ chưa lấy ý kiến các nhà khoa học, giới quy hoạch kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, đô thị. Mặc dù, Bí thư Thành ủy Hà Nội mới cho biết là “TP. Hà Nội đang lấy ý kiến người dân” nhưng lấy ý kiến ở đâu, khi nào và hình thức ra sao thì người dân khu vực chưa ai được biết. Cho đến nay, cũng chưa thấy công bố báo cáo đánh giá tác động môi trường - điều không thể thiếu trước khi tiến hành một vấn đề liên quan môi trường… Và do vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc di dời cây xanh lần này vẫn đi lại “vết xe đổ”, có phần vội vàng, không xin ý kiến của nhân dân trước khi thực hiện sẽ khiến cho xã hội chưa đồng tình. Đáng bàn là, cách tiến hành một dự án lớn, liên quan đến môi trường sống của người dân Thủ đô như vậy đã khiến nhiều người không khỏi lo âu. Cứ tưởng tượng, với 6.400 cây chặt lần trước, cộng thêm 1.300 cây lần này, tức là chỉ trong 2 năm, Hà Nội sẽ xóa sổ gần chục nghìn cây xanh. Một con số mà bất cứ ai nghe thấy cũng phải giật mình đặt câu hỏi: biết đến bao giờ mới có thể bù lại mất mát này? Và đáng buồn hơn nữa khi nghĩ đến chuyện, nếu cứ sau vài năm lại có cả ngàn cây bị chặt mang cùng một cái tên là “chỉnh trang đô thị” là “phát triển” thì sự phát triển ấy có đáng để đánh đổi? Tất nhiên sẽ có ý kiến quan ngại trước nhận định của lãnh đạo TP.Hà Nội cho rằng, muốn giữ lại hàng cây đó nhưng chạy đường trên cao thì không giữ nổi. Đây là vấn đề liên quan đến quy hoạch, xây dựng nhưng thiết nghĩ, rất cần minh bạch, cần đưa ra lấy ý kiến tham vấn từ phía dư luận, các chuyên gia, biết đâu sẽ có những phương án khả thi và hiệu quả hơn, biết đâu sẽ có cả phương án vừa làm được đường, vừa giữ được cây xanh, lại còn tiết kiệm tiền vì không phải phá bỏ, di dời cây xanh?!

Hà Vân

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về bệnh nhân 589 mới nhiễm Covid -19

Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về bệnh nhân 589 mới nhiễm Covid -19

(CLO) Theo đó, ngày 18/7/2020, bệnh nhân đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình. Ngày 20-21/7/2020, bệnh nhân đi tham quan tại Hội An.

OLD
Nghệ An: Xuyên đêm tìm kiếm thi thể hai mẹ con và cháu đuối nước khi tắm ở sông Lam

Nghệ An: Xuyên đêm tìm kiếm thi thể hai mẹ con và cháu đuối nước khi tắm ở sông Lam

(CLO) Chị H. cùng con trai và cháu (con của em trai) xuống bến sông Lam cạnh cầu Yên Xuân mới để tắm, nhưng không may cả 3 người bị đuối nước thương tâm.

OLD
Tờ báo Mỹ gây phẫn nộ vì bức ảnh minh họa vụ thảm sát ở Vegas

Tờ báo Mỹ gây phẫn nộ vì bức ảnh minh họa vụ thảm sát ở Vegas

Một tờ báo địa phương đã gây phẫn nộ trong dư luận khi sử dụng một bức tranh biếm họa không màu mô tả hình ảnh hàng núi xác người nằm lên nhau kèm lời bình "Những gì xảy ra ở Vegas".

OLD
Xe khách chở 23 người lộn nhào xuống ruộng

Xe khách chở 23 người lộn nhào xuống ruộng

OLD
Thông cáo báo chí: ĐÔNG Á M&C tuyển CTV

Thông cáo báo chí: ĐÔNG Á M&C tuyển CTV

OLD