Dùng tiền để đổi lấy chất lượng giáo dục là một kiểu hối lộ!

Thứ bảy, 10/10/2020 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia thì quan niệm muốn có chất lượng giáo dục thì phải đóng thêm tiền là một kiểu hối lộ trong giáo dục cần phải được ngăn chặn kịp thời.


Chi tiền để đảm bảo sự bình yên

Hiện nay có dư luận gọi Ban phụ huynh là Ban lạm thu. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều nơi việc đóng góp của phụ huynh trong năm học là quá nhiều so với nhu cầu hoạt động của Ban phụ huynh.

Để việc này tồn tại nhiều nơi, nhiều năm không ngăn chặn được có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có phần xuất phát từ tâm lý ngại đấu tranh của các  bậc phụ huynh.

Nhiều phụ huynh biết là thu sai nhưng vẫn đóng góp vì muốn con mình được bình yên (ảnh minh họa - nguồn internet).

Nhiều phụ huynh biết là thu sai nhưng vẫn đóng góp vì muốn con mình được bình yên (ảnh minh họa - nguồn internet).

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nhiều phụ huynh cho rằng biết là thu sai nhưng do sợ con mình bị bị trù dập nên đành chấp nhận đóng góp.

 Anh Nguyễn Huy Hoàng ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Giờ mà đấu tranh thì phải tính đến phương án chuyển trường cho con. Nhưng chuyển trường cũng cần tiền, bất tiện và ảnh hưởng đến việc học của các cháu”.

Hoạt động trong môi trường thiếu phản biện, giám sát  nên Ban phụ huynh ở nhiều nơi càng ngày càng có xu hướng lệch chuẩn.

Đáng lẽ vai trò chính của Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh thì nay chủ yếu là kêu gọi đóng góp.

Thậm chí, nhiều phụ huynh còn đành chấp nhận bỏ nhiều triệu đồng, cùng nỗi lo lắng bất an khi con mình đi chụp kỷ yếu tốt nghiệp ở những tỉnh xa xôi mặc dù trong lòng họ không đồng thuận.

Bàn về thực trạng này, theo ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Ban phụ huynh mà chỉ đi thu tiền, đóng tiền là không đúng”.

Theo đó, trong giáo dục nguyên tắc là phải kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội. Ban phụ huynh là sợi dây kết nối nhà trường với các bậc cha mẹ để giữa nhà trường và phụ huynh kết hợp với nhau chặt chẽ.

Ở một số nước mối quan hệ của nhà trường và phụ huynh là thường xuyên. Nhà trường thường gặp gỡ từng phụ huynh để trao đổi về những mặt được hoặc chưa được của con họ ở trường.

 Họ không thực hiện cách làm như ở ta là họp tất cả các phụ huynh và thông báo về các khoản cần mua sắm và thông báo chung chung.

 Hiện nay việc một học kỳ họp phụ huynh một lần nên cách làm này không thực sự hiệu quả. Việc gặp gỡ riêng từng phụ huynh một có điều kiện trao đổi tốt hơn. Thông tin từ hai phía nhà trường và phụ huynh sẽ giúp cho hoạt động giáo dục tốt hơn.

Còn trong việc phụ huynh giúp hỗ trợ nhà trường thì cách làm của các nước cũng rất thiết thực. Như đến ngày khai giảng sẽ tổ chức ngày khai giảng là một ngày vui. Các bậc phụ huynh sẽ tự tổ chức các món ăn, các trò chơi đển giúp học sinh được hoạt động vui vẻ.

Cần ngăn chặn tệ hối lộ trong trường học

Ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: “Chức năng, vai trò của phụ huynh phải là hỗ trợ nhà trương trong giáo dục chứ không phải sinh ra để kêu gọi đóng góp, thu tiền”.

Để ngăn chặn lạm thu nhiều người cho rằng cần thiết ngăn cấm việc nhà trường chi tiêu các nguồn thu sai của Ban Phụ huynh. Đồng thuận với ý kiến này, ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng, ông rất ủng hộ nhà trường không dùng tiền phụ huynh để hoạt động.

Nếu mà dùng tiền không đúng chức năng, sử dụng không đúng mục đích thì không phù hợp. Bản thân Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng cần thiết phải tự siết chặt, không nên làm những việc mà pháp luật không cho phép.

Cũng theo nhiều chuyên gia việc một số nhà trường thông qua ban phụ huynh để kêu gọi thu tiền là việc làm không đúng.

Điều này cần thiết phải được ngăn chặn. Sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh là chủ yếu để phối hợp giáo dục học sinh. Không có chuyện Ban phụ huynh nhiệm vụ chính lại đi kêu goi đóng góp.

Vấn đề xã hội hóa, kêu gọi đóng góp hỗ trợ của các nhà trường là ở mảng khác. Việc này, cần phải được công khai, minh bạch.

Còn vai trò chính của phụ huynh là kết hợp với nhà trường để biết được con em mình học như thế nào ở nhà trường, ở nhà con em mình phải học và ứng xử ra làm sao.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận hiện có nhiều phụ huynh quan niệm, nếu không đóng góp tiền bạc cho nhà trường thì chất lượng giáo dục sẽ yếu.

Chia sẻ về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Xuân Nhĩ bày tỏ quan điểm: “Tư duy nộp tiền nhiều để có chất lượng giáo dục là một kiểu tư duy hối lộ nhà trường.

Việc đóng tiền nhiều để có chất lượng giáo dục là dùng tiền mua chuộc nhà trường để con mình được chăm sóc. Tôi cho rằng tư duy như vậy là sai trái và không đúng.

Trong hoàn cảnh các nhà trường chưa đầy, nhà nước chưa cung cấp được đầy đủ tất cả cho nên xã hội góp phần vào nâng cao chất lượng là dễ hiểu.

Còn góp như thế nào phải minh bạch, rõ ràng chứ không phải góp nhiều tiền để nhà trường chăm lo đến con em mình. Cách nộp nhiều tiền để đổi lấy chất lượng giáo dục là cách hối lộ nhà trường, giáo viên”.

Trinh Phúc

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục