ĐƯỢC - MẤT làm báo thời toàn cầu

Thứ sáu, 03/04/2015 08:52 AM - 0 Trả lời

ĐƯỢC - MẤT làm báo thời toàn cầu

(NB&CL) - Làm báo thời toàn cầu hóa nghĩa là một câu nói, một dòng thông tin trên mặt báo được hàng tỷ người tập trung theo dõi và chia sẻ. Làm báo thời toàn cầu hóa, được nhiều nhưng mất cũng không hề ít. Và làm báo thời toàn cầu hóa, chúng ta phải nhắc nhiều hơn nữa đến vai trò xã hội và chức phận của người làm báo!

Báo Công luận 

PV tác nghiệp - Ảnh: TL 

1. Những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng, thậm chí rất nhanh của nhiều loại hình báo chí, nhất là báo chí điện tử, với đa dạng các phương thức giao tiếp, trao đổi thông tin trên facebook, blog, blogger, con người, xã hội hàng ngày, hàng giờ được thụ hưởng một khối lượng thông tin khổng lồ. Thế giới phẳng trở thành khái niệm khá quen thuộc với mỗi người. Điều ấy hàm chứa một thông điệp giản dị - không thể giấu được thông tin cho dù con người rất giỏi bảo mật thông tin bằng công nghệ tinh xảo của mình. Nhưng cũng chính người trong số họ lại tìm ra cách để đánh cắp những thông tin ấy. Vì thế, chủ động thông tin, tạo được tần suất thông tin hợp lý, vượt trước về thông tin thường tạo ra lợi thế để người tiếp nhận thông tin có được sự tin cậy có cơ sở luôn là mong muốn của bất cứ cơ quan báo chí nào.

Thời kỳ hội nhập đang đặt ra những đòi hỏi, thách thức mới đối với người cầm bút. Làm sao để chuyển tải các vấn đề, sự kiện một cách nhanh nhất đến với bạn đọc trong một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin? Làm sao để nhìn ra sự thật cuối cùng trong tràn ngập thông tin khác nhau về cùng một sự kiện, một vấn đề? Làm sao để giữ cho ngòi bút của mình không bị uốn cong trước những cám dỗ, cạm bẫy của tấm lưới đời sống luôn được những kẻ gây tội ác, cơ hội, trục lợi giăng ra hòng thay đổi sự thật?

Hơn bao giờ hết, người làm báo phải giữ vững được bản lĩnh của mình, phải có kiến thức và kỹ năng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Cùng với đó là nhận thức tốt hơn nữa về vai trò xã hội của người làm báo, gắn lương tâm và trách nhiệm của người làm báo với lợi ích của cộng đồng, của dân tộc và loài người tiến bộ.

2. Báo chí vừa tạo dư luận vừa định hướng dư luận. Bạn đọc vẫn thường truyền miệng nhau câu: Báo họ mới đăng mà! Hàm ý của câu nói ấy là sự tin cậy, chứ không mấy khi nghi ngờ, thiếu lòng tin. Cùng một sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội hằng giờ, hằng ngày, nếu không chủ động thông tin rất có thể báo chí rơi vào tình trạng “lép vế” với báo “không chính thống”, nhất là trước những thông tin trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử không thuộc diện chịu quản lý về nội dung bởi các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc tiếp cận, thụ hưởng thông tin từ nhiều kênh khác nhau cũng đặt ra một vấn đề rất tế nhị, bạn đọc thường đặt câu hỏi: kênh thông tin nào tin cậy hơn, thông tin trước hay sau? Đương nhiên, nếu thông tin chậm, nhất là báo nào không có thông tin thì sẽ khó phát huy ảnh hưởng của mình.

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, yếu tố cạnh tranh thông tin càng trở nên quan trọng. Bấy lâu nay, quan niệm của người làm báo cho rằng, chất lượng, sức mạnh thông tin nằm ở chỗ chủ thể thông tin là ai, là cơ quan báo chí nào đăng, phát. Nhận xét ấy có lý nhưng chưa đủ. Quan điểm của bạn đọc đã có sự chuyển dịch theo lứa tuổi, học vấn, cương vị xã hội. Đã từng có nhận xét: thông tin nào đến trước, tần suất cao, kéo dài, hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu nghe nhìn, nội dung thông tin cùng cách lý giải chân tình thường dễ chấp nhận và thuyết phục được độc giả. Thực tế ấy cũng là thách thức không nhỏ đối với những người làm báo.

3. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với những người làm báo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề đặt ra cho các nhà báo cũng giống như các nhà sản xuất hàng hóa khi phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Nhà báo cũng phải tự đặt ra cho mình ba câu hỏi là: Viết cái gì? Viết cho ai? Và viết như thế nào? Để trả lời cho ba câu hỏi ấy mỗi nhà báo nên bắt đầu từ đâu?

Với một giờ đồng hồ, chương trình “Chào buổi sáng” của VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam đã tóm lược tình hình đất nước và cả thế giới với rất nhiều các thông tin nóng bỏng diễn ra trong vòng 24 giờ. Từ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, thể thao, thời tiết… tất cả đều được các phóng viên của đài giúp cho độc giả cập nhật một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Nói như vậy thì các phương tiện truyền thông khác như radio, các tờ báo viết, các tạp chí, báo điện tử…sẽ không còn tác dụng nữa hay sao? Không! Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo công chúng. Đặc điểm nổi bật của báo chí, chính là tính công khai và sự lan tỏa nhanh chóng, rộng khắp.

Có thể nói, độc giả nín thở để chờ tin qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách nhanh nhất, để được hưởng những giây phút xúc động nhất. Họ tìm đến các phương tiện báo chí trước hết là để tìm kiếm thông tin và trong những thông tin đó thì thông tin thời sự luôn đóng vai trò quan trọng. Từ khi báo điện tử xuất hiện đã phần nào phá vỡ tính định kỳ trong đặc điểm truyền thống của báo chí. Thông tin trên báo điện tử ngày nay không phải là hàng ngày mà nó được cập nhật hàng giờ, thậm chí là chỉ ít phút… Vấn đề đặt ra cho mỗi nhà báo là phải làm thế nào để xử lý những thông tin trước khi đưa lên mặt báo một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhưng phải mang tính định hướng dư luận xã hội tốt nhất.

Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Một thông tin nhanh nhạy, chính xác có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình lớn của dư luận xã hội đó là những thông tin tốt, đúng định hướng. Chúng ta nên hiểu, báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, mọi hoạt động của báo chí đều phải nhằm mục đích là phục vụ công tác tuyên truyền quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Báo chí không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Sự nhạy cảm của các nhà báo chính là cách xử lý thông tin, điều này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nhận thức xã hội và kinh nghiệm.

An Huy

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo