Được và mất từ 5 mô hình chống Covid-19 của các quốc gia châu Á

Thứ bảy, 18/09/2021 06:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù gần như nằm trong một vùng dịch, có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng như nhau, song các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương lại có cách xử lý đại dịch Covid-19 rất khác nhau. Dưới đây là bài đánh giá 5 mô hình chống Covid-19 ở khu vực này của Viện Nghiên cứu Châu Á tại Đại học British Columbia.

Trong năm 2020, hầu hết các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương đều phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bằng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và nhanh chóng, các nước này vẫn duy trì được số ca nhiễm và tử vong thấp hơn nhiều so với Mỹ, Châu Âu hoặc Nam Mỹ. Ngay cả những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất như Indonesia và Philippines, tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Song, sang mùa hè năm 2021, bức tranh này đã xấu đi. Sự xuất hiện của biến thể Delta đã thay đổi cuộc chơi, đặc biệt ở các quốc gia còn nghèo hoặc thiếu khả năng tiếp cận với vắc xin. Các ca nhiễm bùng phát ở Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và cả Việt Nam. Số ca tử vong vì Covid-19 ở khu vực này cũng tăng mạnh so với năm 2020, đặc biệt tại Indonesia và Malaysia.

Dưới đây là 5 mô hình hoặc cũng có thể gọi là 5 nhóm quốc gia có cách xử lý khác nhau với đại dịch Covid-19 tại Đông Á và Thái Bình Dương trong đại dịch Covid-19. Sự phân chia dựa trên các tiêu chí như chiến lược tiếp cận, mức độ cởi mở và tỷ lệ tiêm vắc xin.

duoc va mat tu 5 mo hinh chong covid 19 cua cac quoc gia chau a hinh 1

Phụ nữ Campuchia xếp hàng để chờ xét nghiệm Covid-19 - Ảnh: AFP

Chiến lược “Không Covid”

Nhóm thứ nhất theo đuổi chiến lược zero-Covid hay “không Covid-19”, bao gồm Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, New Zealand và Đài Loan. Các quốc gia này kiểm soát virus bằng cách ngăn chặn quyết liệt sự lây lan trong cộng đồng.

Việt Nam, Brunei và Campuchia cũng thuộc về nhóm này. Tuy nhiên, làn sóng biến thể mới Delta có sự lây lan nhanh xuất hiện sau đó đã thách thức các giải pháp quyết liệt ở cả 3 quốc gia. Các phương pháp truy vết và ngăn chặn dần kém hiệu quả hơn hẳn so với một năm trước.

Do thành công sớm, các nước nhóm một chậm chễ trong việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Thay vào đó, họ phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt vốn cần nhiều nguồn nhân lực và chi phí cao. Đã xuất hiện rất nhiều tranh cãi ở Úc, Đài Loan và Trung Quốc về chi phí nhân lực và kinh tế liên quan đến chiến lược “không Covid-19”. Úc hiện đang chuyển dần sang giải pháp khác. Hồng Kông cũng có thể sớm chuyển sang nhóm thứ hai sau đây.

Kết hợp vừa ngăn chặn, vừa tiêm vắc xin

Nhóm quốc gia theo đuổi mô hình thứ hai bao gồm Hàn Quốc và Singapore. Hai nước này có chiến lược linh hoạt và đa dạng, khi vừa kết hợp giải pháp ngăn chặn của chính phủ và vừa nhanh chóng gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin. Singapore là trường hợp dẫn đầu trong nhóm này, khi vừa ngăn chặn được số ca nhiễm gia tăng, vừa đạt tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới, khoảng 80% dân số.

Ngay cả Hàn Quốc, quốc gia có diện tích rộng lớn và đông dân hơn Singapore, cũng khá thành công trong cách tiếp cận nói trên. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 của họ chỉ là 45 trên một triệu người. Số ca nhiễm mới tại nước này cũng chỉ rơi vào khoảng 34 người cho một triệu dân. Tuy nhiên, mức độ tiêm chủng tại Hàn Quốc vẫn còn ở mức khá thấp so với Singapore.

Tuyên truyền và dựa vào ý thức người dân

Trong khi đó, Nhật Bản đại diện cho cách tiếp cận thứ ba. Cụ thể, Nhật Bản kết hợp các giải pháp tuyên truyền, xây dựng quy chuẩn giãn cách tiếp xúc, tức phụ thuộc nhiều vào ý thức vốn rất cao của người dân nước này, cũng như hệ thống y tế rất tốt của mình.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản lại có sự can thiệp thấp, không đưa ra các giải pháp ngăn chặn nghiêm ngặt. Nhật Bản cũng không tự sản xuất được vắc xin dù năng lực công nghiệp và khoa học cao. Họ phải phụ thuộc vào nguồn cung vắc xin từ nước ngoài. Đó là lý do Nhật Bản là nước có tỷ lệ tử vong cao do Covid-19: 131 ca trên một triệu người.

Chính vì vậy, công chúng Nhật Bản đã rất thất vọng với chính phủ. Theo một khảo sát, có 59% người nói rằng đất nước đang bị chia rẽ và 64% nói rằng chính phủ đã làm không tốt trong việc xử lý dịch bệnh. Sự giận dữ của công chúng đóng một vai trò không nhỏ dẫn tới quyết định từ chức của Thủ tướng Suga Yoshihide.

duoc va mat tu 5 mo hinh chong covid 19 cua cac quoc gia chau a hinh 2

Người dân Indonesia đi tiêm chủng vaccine Covid-19 - Ảnh: AFP

Chỉ ngăn chặn khi quá tải

Nhóm thứ tư bao gồm Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Mông Cổ. Do sự phức tạp về văn hóa, tôn giáo hoặc áp lực duy trì nền kinh tế, các quốc gia này ban đầu gần như chỉ can thiệp kiểm soát Covid-19 để sao không xảy ra tình trạng quá tải. Chính vì vậy, dịch bệnh Covid-19 đã có lúc tạo ra sự hỗn loạn ở các quốc gia này.

Đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021, các nước nói trên đã mất quyền kiểm soát sau khi biến thể Delta xuất hiện. Tuy nhiên, do sự tiếp cận vắc xin dần được cải thiện, tình hình dịch bệnh gần đây ở các quốc gia này đang có phần ổn định trở lại.

Không có chiến lược cụ thể

Indonesia và Philippines đại diện cho nhóm thứ năm. Đây là những quốc gia không có cách đối phó với Covid-19 một cách rõ ràng hoặc không quyết liệt. Đồng thời, họ cũng không có được hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, cũng như khó khăn trong việc tiếp cận vắc xin. Điều này dẫn đến các ca bệnh có lúc gia tăng đột biến.

Nhưng rất may, hai quốc gia này vẫn duy trì sự ổn định chính trị và trật tự xã hội, đồng thời không có những phức tạp đặc thù về lối sống, văn hóa và tôn giáo. Do vậy, việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại đây cũng đang dần trở nên tốt hơn, vẫn được đánh giá cao hơn Malaysia hoặc Thái Lan.

Trong cả 5 mô hình chống dịch của các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, không có mô hình nào thực sự ưu việt, nhưng mỗi cái lại phát huy thế mạnh riêng, tùy thuộc vào tình hình của từng nước. 

Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận của các quốc gia Đông Á được xây dựng dựa trên loại bỏ và ngăn chặn thực tế đã tỏ ra khó theo đuổi khi đối mặt với biến thể Delta bởi chi phí kinh tế xã hội ngày càng tăng. Đó là lý do mô hình COVID-19 từng thành công lớn của Đông Á đã bị chia rẽ một phần vào năm 2021.

Hoàng Hải

Tags:
Bình Luận

Tin khác

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

(CLO) Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cho biết, hơn 13.800 trẻ em đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel phát động cuộc chiến toàn diện ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h
Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

(CLO) Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh và sơ tán hàng trăm người sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội dung nham, đá và tro bụi trong nhiều ngày.

Thế giới 24h
Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

(CLO) Hai công dân Đức gốc Nga đã bị bắt ở Đức vì bị cáo buộc âm mưu tấn công phá hoại, bao gồm cả các cơ sở quân sự của Mỹ, nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo các công tố viên Đức cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h
Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

(CLO) Các nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về yêu cầu của Palestine để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, điều mà đồng minh của Israel là Mỹ dự kiến sẽ ngăn chặn.

Thế giới 24h
Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

(CLO) Nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào một cơ sở quân sự ở phía bắc Israel khiến ít nhất 14 binh sĩ bị thương, nói rằng hành động này để trả đũa các cuộc tấn công của Israel khiến các thành viên Hezbollah thiệt mạng.

Thế giới 24h