Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Liệu còn bao nhiêu lần 50 triệu USD...?

Thứ ba, 09/06/2020 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều lần trì hoãn, “vỡ tiến độ” dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa hẹn ngày về đích. Nhưng Tổng thầu Trung Quốc lại yêu cầu thanh toán ngay 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống khiến dư luận dậy sóng.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nhiều lần

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nhiều lần "vỡ tiến độ” và chưa hẹn ngày về đích. Ảnh: TL

Được khởi công vào tháng 10/2011, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến chạy thử và khai thác từ 30/6/2015. Đến nay sau hơn 8 năm thi công, dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây dựng nhưng vẫn chưa thể vận hành, đã 5 lần lỡ hẹn khai thác và vẫn chưa định ngày phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tháng 7/2019, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra công bố báo cáo kết quả kiểm toán đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt.

Tại báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, việc xây dựng, lắp đặt thiết bị tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội Cát Linh - Hà Đông hiện đã cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý.

Công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn hệ thống vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại để đảm bảo yêu cầu. Đáng chú ý, không đưa ra lời hứa cụ thể như lần trước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ cho biết “đang chỉ đạo” xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác “trong thời gian sớm nhất” khi đủ điều kiện.

Trong khi dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn tồn tại nhiều vướng mắc thì Tổng thầu Trung Quốc lại yêu cầu thanh toán ngay 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống. Điều này không khỏi khiến dư luận dậy sóng và đặt ra hoài nghi liệu còn bao nhiêu lý do, bao nhiêu lần 50 triệu USD nữa để đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể vận hành thương mại...?

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội vào chiều 8/6, đại biểu Quốc hội Thuận Hữu (Đoàn Hải Phòng) cho rằng, người dân đang rất bức xúc đối với các dự án yếu kém vì vốn đầu tư nhiều, liên tục “đội vốn”, chưa kể nhiều dự án hàng nghìn tỷ hiện đang “đắp chiếu, trùm mền”.

Điển hình như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đầu tư rất nhiều tiền, mất rất nhiều thời gian mà đến giờ không biết bao giờ sử dụng mà giờ đây tổng thầu đòi 50 triệu USD để vận hành là “nhát dao chém vào lòng tin của người dân”.

“Nhức nhối nhất, người dân nhìn thấy là dự án đường sắt trên cao, đầu tư rất nhiều, mất nhiều tiền, nhiều thời gian, đến giờ không biết bao giờ mới đưa vào sử dụng được. Người ta nói gần xong, chạy thử, giờ mắc mớ đủ thứ. Đường sắt không xử lý nhanh, thành bảo tàng đường sắt kêu gọi khách tới tham quan, du lịch. Dân cũng bức xúc, tiền nhiều, đội vốn liên tục thế”- Đại biểu Thuận Hữu chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng cho rằng, Thủ tướng rất tâm huyết, Chính phủ rất quyết liệt nhưng hình như các bộ, ngành chưa quyết liệt cùng một hướng, cứ đưa việc này ra lại ách tắc việc kia, không dám quyết.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí bên lề phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội (chiều 8/6), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội đã làm việc với Bộ GTVT, lập tổ công tác liên ngành để gỡ vướng dự án. Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên Bộ GTVT, việc gì liên quan tới Hà Nội thì Hà Nội sẽ giải quyết, việc gì vượt thẩm quyền sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

“Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT phấn đấu đưa dự án vào vận hành trong năm 2020. Hà Nội mong muốn dự án hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt, nếu trước tháng 10 thì càng tốt. Hiện tổ công tác giữa Bộ GTVT và Hà Nội chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ dự án”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chia sẻ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu các chuyên gia của tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là vướng mắc không chỉ của riêng dự án này mà của tất cả các dự án có chuyên gia nước ngoài làm việc.

Khi các chuyên gia sang, Hà Nội sẽ bố trí nơi cách ly tập trung theo đúng quy định, hết thời gian cách ly nếu kết quả kiểm tra dịch tễ tốt, các chuyên gia sẽ trở lại làm việc bình thường. Còn vướng mắc về cơ chế thanh toán và liên quan tới việc thực hiện kết luận kiểm toán dự án, cơ chế tài chính giao cho dự án như thế nào hiện nhiều điểm cơ quan kiểm toán vẫn chưa kết luận dứt khoát.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong trường hợp này, nếu Tổng thầu vẫn giữ nguyên quan điểm không nhận được 50 triệu USD, dự án sẽ không thể hoàn thành chạy thử và nghiệm thu thì mọi chuyện sẽ bị đẩy đi đến đâu...? Đây không phải lúc Bộ GTVT  và Tổng thầu “phân bua” ai đúng ai sai mà phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của người dân phải lên hàng đầu, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải được vận hàng trong thời gian sớm nhất.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13km, điểm đầu từ ga Cát Linh, điểm cuối đến ga Yên Nghĩa. Dọc tuyến có 12 nhà ga trên cao gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa.

Các đoàn tàu chạy bằng điện, với thiết kế tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Dự án có 13 đoàn tàu, trong quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng. Tàu có chế độ lại tự động và bán tự động. Hệ thống cũng tự động khống chế tốc độ của tàu để đảm bảo giữ khoảng cách ổn định giữa các đoàn tàu.

Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa dài khoảng 80m, sức chở gần 1.000 khách, vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc khai thác thương mại 35km/giờ.  Các đoàn tàu được điều khiển bằng công nghệ thông tin, tín hiệu tự động. Dựa trên các thông tin tín hiệu thu, phát tự động, trung tâm chỉ huy hệ thống tự động ra lệnh cho đoàn vận hành ở tốc độ tối đa và tối thiểu.

Thế Anh

Tin khác

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 xe ba, bốn bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Qua một tháng cao điểm kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế, không đảm bảo an toàn, chở hàng hóa cồng kềnh tại Hà Nội; lực lượng chức năng đã xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm và tạm giữ 540 phương tiện các loại.

Giao thông
Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

Hàng không tăng cường khai thác các chuyến bay đi/đến Điện Biên

(CLO) Các hãng hàng không Việt Nam đã có thông báo tăng cường tần suất các chuyến bay đi/đến đến cảng hàng không Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Giao thông
Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.

Giao thông
Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (18/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chuyển đổi khai thác thành công Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới theo đúng kế hoạch đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.

Giao thông
Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng

(CLO) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines khai thác và mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay khai thác vào khung giờ giờ muộn từ sau 21h00 hàng ngày trên các đường bay giữa Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… để thêm lựa chọn cho hành khách trong bối cảnh tải cung ứng giảm do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ.

Giao thông