Đường vẫn còn xa!

Thứ năm, 20/07/2017 06:26 AM - 0 Trả lời

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 90% nông sản của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu dưới dạng thô với giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Ðáng chú ý, có đến hơn 80% nông sản chưa xây dựng được thương hiệu...

(NB&CL) Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 90% nông sản của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu dưới dạng thô với giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Ðáng chú ý, có đến hơn 80% nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác, buộc phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Đã có ý kiến khẳng định phần lớn nông sản Việt vì xuất thô, không có thương hiệu, nên khi xuất khẩu phải chấp nhận giá thấp và “mượn danh” của nước khác. Các doanh nghiệp (DN) cho biết, việc xây dựng thương hiệu, khai phá thị trường, quảng bá nông sản họ nhận được ít hỗ trợ, hầu hết phải tự bơi. Chưa tận dụng uy tín thương hiệu Số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho thấy, trong hơn 90 nghìn thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì mới có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước. Ðây là một bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường yếu và phải chịu nhiều thiệt thòi. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do ý thức xây dựng chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản còn rất hạn chế. Doanh nghiệp chưa thấy rõ vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu nông sản, cho nên chỉ “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự hợp tác, đồng thuận. Trong khi đó, những điều kiện để xây dựng thương hiệu cũng chưa được hoàn thiện đối với hầu hết các mặt hàng nông sản, như: sản phẩm phải có khối lượng đủ lớn và ổn định, chất lượng đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; giá bán cạnh tranh; tổ chức kênh phân phối hài hòa lợi ích, hợp lý với tất cả các chủ thể tham gia. Còn hiện nay, ngay cả những nông sản chủ lực như gạo, thủy sản, cà-phê,... vẫn loay hoay với bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung và vấn đề chất lượng. “Chúng ta cần tránh tình trạng là ở Mỹ mọi người mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc của Việt Nam nhưng do Thái Lan sản xuất” – cảnh báo mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho thấy những vấn đề tồn tại trong việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu Việt, nhất là các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản rất đáng để suy ngẫm. Không chỉ nói về nguy cơ mất thương hiệu nước mắm Phú Quốc, người đứng đầu Chính phủ còn liệt kê một loạt điểm yếu về thương hiệu nông sản, nhất là vùng trọng điểm nông nghiệp như Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chẳng hạn như lúa gạo, Thủ tướng đã phải thốt lên: Là vựa lúa lớn của cả nước, ĐBSCL vẫn chưa tận dụng uy tín thương hiệu, dẫn đến giá trị gia tăng thấp, nên giá trị xuất khẩu không tăng, thậm chí còn kém hơn gạo thương hiệu Campuchia. Trong thực tế, từ tháng 5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu. [caption id="attachment_173843" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận 80% nông sản Việt chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô gô, nhãn mác. (ảnh minh họa)[/caption] Ngoài ra, thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Mục tiêu là vậy, nhưng từ thời điểm phê duyệt đề án, đến nay, việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt được cho là vẫn chưa có gì tiến triển. Nói như Ts Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, điều quan trọng là giám sát triển khai như thế nào để Đề án này đi vào thực tế cuộc sống của nông dân, của doanh nghiệp (DN) và tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gạo. Ts Minh đưa ra bài học từ việc xây dựng thương hiệu gạo Thái đáng để cho Việt Nam học hỏi. Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu, “Gạo Thái” được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác quảng cáo. Tất cả các cơ hội, như Festival, Hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đều được Thái Lan tận dụng tối đa. Nói đến Việt Nam ai cũng biết là một nước nông nghiệp, ai cũng biết Việt Nam xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, xuất khẩu hồ tiêu, ca su hàng đầu thế giới. Thế nhưng thương hiệu gạo nào của Việt Nam được thế giới biết đến? Thương hiệu cà phê, hồ tiêu nào của Việt Nam trở thành đại diện thương hiệu quốc gia? Câu trả lời là chưa có. Việc doanh nghiệp cà phê Việt lần lượt báo thua lỗ nợ xấu, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị ép giá là một bức tranh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản. Thực trạng đó nhắc đến đầu tư sản xuất nông sản đã không mấy doanh nghiệp mặn mà chứ chưa nói đến xây dựng thương hiệu, quản trị và cấu trúc thương hiệu. Xây dựng thương hiệu, tìm ra “mũi nhọn” Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đưa con tôm trở thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn trong xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ngành tôm Việt Nam hiện thu hút khoảng 4 triệu hộ gia đình nuôi tôm thương phẩm. Đây là ngành mang lại nhiều việc làm và đóng góp cho nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu tôm dao động từ 3 – 4 tỷ USD/năm. Là ngành chủ đạo nhưng xuất khẩu tôm trong nước hiện vẫn tồn tại những thách thức chung của nền nông nghiệp trong nước. Đó chính là phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ hội nhập khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA kiểu mới mà Việt Nam đang trong quá trình đàm phán. Mặc dù xuất khẩu nông sản là thế mạnh nhưng việc quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu lại đang có rất nhiều bất cập. Nhu cầu thu lời nhanh, “bóc ngắn cắn dài”, kéo theo đó là yêu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng đã khiến các sản phẩm nông sản Việt không thực sự đủ “chất” để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một con số cụ thể minh chứng cho sự tuột dốc của thương hiệu nông sản Việt là trong 2 qua, giá trị thương hiệu của Việt Nam giảm tới 19%, so với năm 2014 được định giá là 172 tỷ đô la Mỹ, thì năm 2015 chỉ còn 140 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam chỉ xếp hạng trên Campuchia về thương hiệu. Các chuyên gia kinh tế nhận định, để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản trong xu thế hội nhập và ký kết nhiều Hiệp định tự do thương mại như hiện nay, cần phải quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, nhất là thương hiệu các mặt hàng nông sản. Điều này không chỉ phụ thuộc vào các nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu mà cần có sự mạnh tay vào cuộc của các cơ quan chức năng trong quy trình kiểm tra, kiểm soát tất cả các khâu với những chế tài mạnh đủ sức răn đe với những hành động chụp giật làm mất hình ảnh thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó nông nghiệp được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên để không bị tụt hậu, ngành nông nghiệp phải nhanh chóng phát triển thành công chuỗi giá trị. Được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nếu không liên kết hình thành chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh. Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện liên kết giữa các bên trong chuỗi góp phần đưa nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Những mối liên kết đó bao gồm liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân... nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thương hiệu, uy tín thị trường. “Trong liên kết chuỗi giá trị, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp với việc doanh nghiệp làm đầu mối đóng vai trò chính đang được chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong chuỗi giá trị này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn. Khi quy hoạch vùng sản phẩm, doanh nghiệp, nhà nông sẽ thuận lợi hơn khi ứng dụng khoa học công nghệ theo quy mô lớn, giúp tăng giá trị sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Do sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, chuỗi giá trị không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà nó còn góp phần vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết.

Khánh An


Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Nền nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với điệp khúc được mùa mất giá lặp đi lặp lại. Những mối liên kết còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn hạn chế. Vai trò chính yếu của Nhà nước trong chuỗi giá trị vẫn còn hết sức mờ nhạt. Chính các yếu tố này đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam rất dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nếu chúng ta không xây dựng thành công chuỗi giá trị sẽ khó cạnh tranh, đủ năng lực đưa các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế.
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Co.op: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta còn rất nhỏ khi chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp. Hầu hết trong số đó chỉ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ mà ít tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất. Trong khi đó, bên cạnh vai trò quản lý của Nhà nước, muốn phát triển được chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững thì việc liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất là rất quan trọng,
PGS, TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam: Đối với xuất khẩu trái cây, Nhà nước nên tổ chức lại, xây dựng mô hình một số công ty có thương hiệu. Ngay từ bây giờ, bắt đầu bằng công ty xuất khẩu thanh long, xoài Cát Chu, bưởi da xanh, chuối già, nhãn, chôm chôm, vải… Làm như vậy, trong thời gian tới, bức tranh xuất khẩu trái cây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
TS Đào Thế Anh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam: Muốn làm thương hiệu cho nông sản, phải làm đến sản phẩm cuối cùng. Trong khi, phần lớn nông sản Việt Nam chủ yếu xuất nguyên liệu thô, các nhà nhập khẩu nhập khẩu về sẽ chế biến, đóng gói, lấy tên thương hiệu của họ, như mặt hàng gạo, cà phê… là rõ nhất. Rõ ràng, vấn đề không chỉ nằm ở khâu xây dựng lô gô, dán nhãn, mà nó liên quan đến chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu. Tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu phải phù hợp với từng thị trường, đạt chất lượng nhưng phải ổn định về lâu dài, chứ mỗi lô chất lượng một khác thì cũng không ai tin cả. Sau đó mới tính chuyện dán nhãn, lô gô, thương hiệu./.    

Tin mới

Nhịp sống mới của phố đi bộ hồ Ngọc Khánh

Nhịp sống mới của phố đi bộ hồ Ngọc Khánh

(CLO) Là một trong những công trình trọng điểm của quận Ba Đình, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dần trở thành điểm đến quen thuộc và thú vị đối với người dân thủ đô.

Công luận 24H
Bóng đá ở Ukraine đang diễn ra như thế nào?

Bóng đá ở Ukraine đang diễn ra như thế nào?

(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.

Tiêu điểm Quốc tế
TP.Sông Công (Thái Nguyên): Ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác, vận chuyển đất

TP.Sông Công (Thái Nguyên): Ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác, vận chuyển đất

(CLO) Hoạt động khai thác và vận chuyển đất tại phường Bách Quang (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) thời gian quan đã bộ lộ nhiều bất cập; gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Môi trường và cuộc sống
Mức tăng giá vé xe buýt Hà Nội áp dụng từ hôm nay (1/11)

Mức tăng giá vé xe buýt Hà Nội áp dụng từ hôm nay (1/11)

(CLO) Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá: Giá vé tháng liên tuyến với đối tượng ưu tiên là 140.000 đồng; giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi liên tuyến là 280.000 đồng;...

Công luận 24H
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại nhiều điểm

Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại nhiều điểm

(CLO) 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 thành phố mới của Hà Nội sắp tới đều nằm trong danh sách các khu vực được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.

Công luận 24H
Dầu thô Nga tiếp tục chảy vào Hungary bằng đường ống Druzhba

Dầu thô Nga tiếp tục chảy vào Hungary bằng đường ống Druzhba

(CLO) Đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ vẫn là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga đến Hungary vì đường ống Adria từ Croatia đang thiếu hụt công suất, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Hàng nghìn người diễn tập xử lý cháy chung cư

Hà Nội: Hàng nghìn người diễn tập xử lý cháy chung cư

(CLO) UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia tại Chung cư HH1 Linh Đàm, quận Hoàng Mai.

Công luận 24H
Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

(CLO) Công an huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội đã tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Công luận 24H
Bangladesh: Những kẻ tấn công đốt cháy trụ sở đảng ủng hộ cựu Thủ tướng Hasina

Bangladesh: Những kẻ tấn công đốt cháy trụ sở đảng ủng hộ cựu Thủ tướng Hasina

(CLO) Trụ sở của Đảng Jatiya, một đảng chính trị lớn thứ ba ở Bangladesh và từng ủng hộ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina đã bị đốt phá vào tối thứ Năm (31/10) ở thủ đô Dhaka.

Thế giới 24h
Tin xấu ập đến với Neymar

Tin xấu ập đến với Neymar

(CLO) Neymar liên tiếp nhận tin không vui từ tuyển Brazil và đội chủ quản Al Hilal sau khi bình phục chấn thương.

Video - Giải trí
Kiểm toán nhà nước: Niềm tin và khát vọng vươn xa

Kiểm toán nhà nước: Niềm tin và khát vọng vươn xa

(CLO) Tuổi trẻ Kiểm toán nhà nước (KTNN) hôm nay với vai trò tiên phong, xung kích, với niềm tin và khát vọng vươn xa sẽ tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, cùng kề vai, sát cánh vì một tương lai tươi sáng hơn của KTNN, vì một ngày mai - một đất nước mạnh giàu.

Công luận 24H
Xe điện Trung Quốc vừa bán tại Việt Nam bị Euro NCAP đánh giá an toàn 'tệ nhất'

Xe điện Trung Quốc vừa bán tại Việt Nam bị Euro NCAP đánh giá an toàn 'tệ nhất'

(CLO) BYD Atto 3, mẫu xe điện Trung Quốc vừa ra mắt thị trường Việt Nam hồi giữa tháng 7/2024, nhận đánh giá an toàn ở mức tệ nhất là “không khuyến nghị” từ Euro NCAP cho hệ thống ADAS.

Xe
Bệnh viện bị Israel tấn công, hàng chục người Palestine thiệt mạng

Bệnh viện bị Israel tấn công, hàng chục người Palestine thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 46 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trên khắp Dải Gaza vào thứ Năm (31/10).

Thế giới 24h
Iran chuẩn bị tấn công Israel từ lãnh thổ Iraq trong vài ngày tới?

Iran chuẩn bị tấn công Israel từ lãnh thổ Iraq trong vài ngày tới?

(CLO) Theo thông tin từ Axios, cơ quan tình báo Israel cho rằng Iran đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công từ lãnh thổ Iraq, dự kiến sử dụng nhiều máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo, có thể xảy ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11.

Thế giới 24h
Lideco (NTL) doanh thu Quý 3 tượng trưng, lãi nhờ hoạt động tài chính

Lideco (NTL) doanh thu Quý 3 tượng trưng, lãi nhờ hoạt động tài chính

(CLO) CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm - Lideco (Mã: NTL) chỉ ghi nhận doanh thu ở mức tượng trưng trong Quý 3/2024, nhưng vẫn có lãi nhờ vào hoạt động tài chính.

Kinh doanh - Tài chính
Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý 738 nghìn tỷ đồng và sửa đổi hơn 2.000 văn bản quy phạm pháp luật

Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý 738 nghìn tỷ đồng và sửa đổi hơn 2.000 văn bản quy phạm pháp luật

(CLO) Sau 30 năm thành lập, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện 3.592 cuộc kiểm toán. Qua đó, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý hơn 738.455 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 2.181 văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện hơn cơ chế chính sách của Nhà nước.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Net Zero: Bước đệm cho kỷ nguyên vươn mình

Net Zero: Bước đệm cho kỷ nguyên vươn mình

(NB&CL) Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia trong chuyến thăm làm việc tại New York, Hoa Kỳ tháng 9/2024 vừa qua, người đứng đầu Đảng ta khi đề cập tới một số vấn đề trong con đường hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc - COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Chinh phục Net Zero, vì thế, là bước đệm cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, và cần sự chung tay vào cuộc hành động hết sức quyết liệt để biến quyết tâm thành hiện thực.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

Chống “giặc ở trong lòng”: Quyết tâm đủ mạnh để đất nước phát triển vươn mình

(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn
Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất

(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. 

Góc nhìn
Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

Tạo đà để Hà Nội “vươn mình” với những mục tiêu cao cả đầy khát vọng

(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.

Góc nhìn
Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

Ứng phó biến đổi khí hậu: Cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn

(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Góc nhìn