(CLO) Ba Lan và Hungary đã phản đối một chính sách mới của Liên minh châu Âu (EU) về tình trạng người di cư vào thứ Sáu (6/10), nhưng các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu ở Tây Ban Nha vẫn đang tiến hành xử lý vấn đề này.
Khoảng 250.000 người di cư đã đến EU trong năm nay ngoài các cửa khẩu biên giới thông thường. Ý, Tây Ban Nha và Đức đều đã bày tỏ lo ngại về việc gia tăng tình trạng nhập cư bất thường nói trên.
Vua Felipe VI của Tây Ban Nha và các nhà lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu chụp ảnh chung trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Granada, Tây Ban Nha vào ngày 5 tháng 10 năm 2023. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Đức và lãnh đạo phe đối lập Ba Lan đang hợp tác để thúc đẩy luật mới của EU nhằm phạt các nước nếu họ từ chối tiếp đón những người đến từ Trung Đông và châu Phi. Ông nói: “Ba Lan không đồng ý nhờ người khác trang bị nội thất cho ngôi nhà của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo Hungary, Victor Orban, cũng cáo buộc EU đang ép buộc về một thỏa thuận di cư mới. Trong số 27 quốc gia thành viên của EU, 22 quốc gia đã đồng ý về cách xử lý tình trạng nhập cư bất thường, thực hiện một bước tiến tới cải cách các quy tắc nhập cư và tị nạn kém hiệu quả của khối.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Sáu rằng bà tin tưởng cuối cùng khối này sẽ đạt được thỏa thuận. "Di cư đã luôn ở đó, nó sẽ luôn ở đó. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi quản lý nó như thế nào với tư cách là tập thể châu Âu... Chúng tôi không thể chấp nhận những gì những kẻ buôn người làm và chúng tôi không thể để chúng quyết định ai có quyền vào EU", bà tuyên bố.
Trong khi Ba Lan và Hungary không thể ngăn chặn chính sách nhập cư mới của EU và sự phản đối của họ vào thứ Sáu phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, song những phản đối này cho thấy EU đang có không ít rạn nứt.
EU đã thắt chặt biên giới bên ngoài và luật tị nạn kể từ khi hơn một triệu người - chủ yếu chạy trốn cuộc chiến ở Syria - đã vượt Địa Trung Hải vào năm 2015 để đến châu Âu. Điều này khiến khối bất ngờ, đồng thời gây ra những tranh cãi gay gắt giữa 27 nước về cách chia sẻ những người di cư mới.
Tháng trước, Đức đã triển khai các biện pháp kiểm tra biên giới với các nước trong EU, cho rằng việc kiểm tra này là cần thiết để trấn áp những kẻ đưa lậu người trong bối cảnh lượng người di cư đến nước này ngày càng tăng bất thường.
Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các quốc gia thúc đẩy đường lối chống nhập cư thì không nên đẩy người tị nạn và người di cư sang nước khác.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các tòa nhà ở Myanmar tiếp tục đổ sập năm ngày sau trận động đất mạnh, gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ khi họ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.