Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
Theo dõi báo trên:
Quy tắc nào EU áp dụng nếu thiếu khí đốt?
Trong trường hợp Nga không tiếp tục cung cấp khí đốt sau khi công việc bảo trì đường ống Nord Stream 1 hoàn tất, Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện các quy định trong gói An ninh Nguồn cung cấp năm 2017. Theo SOS, tất cả các nước thành viên EU nên có kế hoạch khẩn cấp và hệ thống báo động các cấp bậc khác nhau tuỳ theo tình hình nội tại. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính phủ đều đã chuẩn bị kỹ càng theo những điều nêu trên.
Các quốc gia thành viên EU đều là mảnh ghép của khối vì vậy họ phải nâng cao tinh thần đoàn kết mỗi khi rủi ro xảy đến. Bên cạnh đó các nước Baltic và Phần Lan - những quốc gia cho đến nay hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga đã phần nào tìm được các giải pháp thay thế.
Được biết, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp nằm trong một nhóm khác - chỉ nhận được một lượng nhỏ khí đốt của Nga và sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc ngừng xuất khẩu năng lượng.
Trong tình huống khủng hoảng, các quốc gia thành viên sẽ có nghĩa vụ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có nghĩa là cung cấp cho nhau khí đốt và trao đổi thông tin. Ngoài ra, các nước thành viên EU được yêu cầu lưu trữ khí đốt đầy ít nhất 80% cho đến khi mùa đông. Vấn đề được nhiều chuyên gia và chính trị gia nhận định là việc mất nhà cung cấp khí đốt lớn nhất là Nga khiến cho việc giao hàng hoặc lấp đầy các kho chứa của nhau trở nên vô cùng khó khăn.
Được biết, Đức là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất ở châu Âu và là quốc gia thực hiện trung chuyển khí đốt đến toàn khối EU (đường ống dẫn khí được vận chuyển qua Nord Stream ở nước này). Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Đức không còn nhận khí đốt của Nga? Chẳng hạn, Đức – quốc gia bên bờ vực khủng hoảng năng lượng có phải chuyển khí đốt nhập khẩu từ Na Uy hoặc Hà Lan sang các nước thành viên EU khác?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hiện đang đàm phán các thỏa thuận đoàn kết với các nước láng giềng. Những thỏa thuận đó sẽ điều chỉnh nguồn cung trong các tình huống khẩn cấp.
Khí đốt – phép thử tinh đoàn kết EU
Theo quy định của SOS, khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) sẽ chỉ được cung cấp cho các quốc gia thành viên đã ban bố tình trạng khẩn cấp và cố gắng giảm mức tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc mua và bán khí sẽ vẫn do các nhà cung cấp khí tư nhân và quốc doanh. Có thể nói, đây là một thủ tục phức tạp trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng cận kề.
Đề xuất của Ý về việc đưa ra giới hạn giá khí đốt cho đến nay vẫn bị Liên minh châu Âu bác bỏ vì cho rằng sẽ phản tác dụng nhiều hơn cho khối. Bulgaria, quốc gia bị Gazprom tẩy chay, vẫn chuyển khí đốt của Nga qua đường ống Turk Stream tới Serbia và Hungary
Bên cạnh đó, Hungary đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cấm mọi hoạt động xuất khẩu năng lượng, (nước này không còn tuân thủ nguyên tắc đoàn kết).
Georg Zachmann, một thành viên cấp cao về chính sách khí hậu và năng lượng tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, Bỉ nhận xét hành động của Hungary: “Không chắc điều này là thông minh đối với một quốc gia bị bao quanh bởi đất liền với lượng lưu trữ khí đốt ít hơn 3 bcm và lượng tiêu thụ khí đốt hàng năm là 10 bcm”.
Trong một thời gian dài, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu các quốc gia thành viên ký kết các thỏa thuận chung về “nguồn cung cấp đoàn kết”.
Cho đến nay, Đức đã ký ba hiệp định: một với Đan Mạch, một với Áo, một với Cộng hòa Séc. Ngoài ra, còn có các thỏa thuận khác giữa Litva - Latvia, Estonia - Latvia, Phần Lan - Estonia, Ý - Slovenia.
Đối với các nhà cung cấp khí đốt, một vấn đề phức tạp khác là quyền sở hữu, thường vượt qua biên giới trong thị trường nội địa của Liên minh châu Âu. Chẳng hạn, bang Phần Lan sở hữu một phần nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Đức (Uniper). Do đó, câu hỏi đặt ra là chính phủ nào sẽ đứng ra giải cứu nếu các công ty tư nhân gặp khó khăn về tài chính.
Markus Ferber, một đảng viên Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo đại diện cho Đức tại Nghị viện châu Âu, cho biết vấn đề chính không thể được giải quyết đơn giản thông qua sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên cũng như kế hoạch do Ủy ban châu Âu đệ trình.
EU ngăn chặn khủng hoảng nguồn cung
Các nước thuộc EU đang phải gánh chịu áp lực rất lớn trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung năng lượng.
Được biết, Đức và các nước Baltic đã đặt hy vọng vào khí lỏng nhập khẩu từ Trung Đông và Mỹ để được lưu trữ một phần trong các bến nổi chưa được xây dựng. Bên cạnh đó, Ý đang mua nguồn cung từ Algeria và Azerbaijan.
Trong khi đó, khí đốt bổ sung từ Na Uy, Vương quốc Anh, Algeria và Hà Lan đang được mua lại với giá vẫn tăng.
Trong thời gian ngắn hạn, Ủy ban châu Âu ước tính rằng lượng khí đốt này sẽ không đủ để thay thế khí đốt từ Nga, Do đó, Bỉ kêu gọi các nước hãy tiết kiệm năng lượng và ít tiêu thụ khí đốt hơn ở một số tổ chức công. Trong khi đó, ông Habeck gần đây đã gợi ý rằng không nhất thiết phải ưu tiên các hộ gia đình tư nhân hơn các doanh nghiệp trong những tình huống khẩn cấp nghiêm trọng.
Có thay đổi nào trong các quy định của EU?
Ủy ban châu Âu sẽ đệ trình một kế hoạch khẩn cấp vào tuần tới. Với quy định rằng, trong trường hợp nghi ngờ bị ngừng cung cấp khí đốt, việc phát điện tại các nhà máy nhiệt điện bằng khí đốt phải được ưu tiên hơn so với hoạt động sinh hoạt và nấu nướng của người dân EU. Tại thời điểm này, một số ngành công nghiệp trọng điểm sẽ được ưu tiên.
Theo Bộ Kinh tế Đức, các quy tắc của EU sẽ phải thay đổi vì chúng được đặt ra để đối phó sự gián đoạn nguồn cung ngắn hạn ở từng quốc gia thay vì thiếu hụt quy mô lớn.
Ủy ban Châu Âu cũng mong muốn ban hành quy định rằng các tòa nhà công cộng và thương mại sẽ được sưởi ấm tối đa là 19 độ C (66 F). Một nền tảng của EU về việc mua chung khí đốt đã được thiết lập nhưng vẫn chưa hoạt động.
Theo kế hoạch khẩn cấp của Ủy ban châu Âu, việc tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân sẽ có thể bù đắp khoảng 1/3 lượng khí đốt thiếu hụt do Nga gây ra. Nhưng 2/3 còn lại thì sao? Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ thảo luận về vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào cuối tháng 7.
Lê Na (Theo DW)
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.
(CLO) Hai tháng cuối năm, nhiều nhân viên văn phòng, freelancer đều trong tình trạng căng thẳng khi cuốn vào guồng xoay công việc. Ai cũng muốn nhanh chóng hoàn thành deadline, KPI để sớm “về đích".
(CLO) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
(CLO) Theo các chuyên gia, hiện nay người tiêu dùng có hiểu biết và tiếp nhận tốt về các vấn đề bền vững. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, thương hiệu thực hiện tốt điều này.
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
(CLO) Qua quá trình lấy ý kiến, nhiều thương nhân phân phối cho rằng: Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp có vị thế độc quyền…
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Trung Đại tu ô tô và Thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh) đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khẳng định uy tín trong lĩnh vực sửa chữa ô tô và thiết bị máy mỏ.
Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3.7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho SMEs và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
(CLO) Giá vàng thế giới tăng phi mã hướng tới 2.700 USD/ounce đã kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC vọt nhanh qua mốc 86 triệu đồng/lượng.
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).