EU không đồng ý áp trần giá khí đốt tự nhiên Nga

Thứ bảy, 22/10/2022 06:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm 21/10, một lần nữa, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không đạt được thỏa thuận áp trần giá khí đốt Nga, kết thúc vòng thảo luận mới nhất, Reuters đưa tin.

Ý tưởng về áp trần giá nhập khẩu khí đốt của Nga đã được “nhen nhóm” vào đầu năm nay và được 15 thành viên EU, bao gồm Ý, Tây Ban Nha và các nước Đông Âu ủng hộ. Tuy nhiên, phần còn lại của lục địa già đang ra sức phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Đức và Hà Lan.

Làn sóng ủng hộ sáng kiến áp trần giá sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu thị trường và dẫn đến tiêu thụ năng lượng tràn lan hơn. Tuy nhiên, đêm qua, Thủ tướng Đức đã rút lại phiếu phản đối của nước này, có khả năng mở đường cho một thỏa thuận, FT đưa tin.

eu khong dong y ap tran gia khi dot tu nhien nga hinh 1

Các kho lưu trữ khí đốt của EU đã đầy 90%. Ảnh: Oilprice.

Ngược lại, Hungary sẽ không đồng ý với giới hạn giá khí đốt nhập khẩu của EU vì việc này sẽ dẫn đến việc Nga ngừng bán khí đốt, đồng thời cho biết thêm rằng nếu EU quyết định về mức giới hạn, họ sẽ phải miễn thuế cho Hungary, như đã làm đối với dầu.

Các quan chức EU đã kết thúc êm đẹp cuộc thảo luận về giới hạn giá khí đốt Nga, tuy nhiên, cũng thừa nhận áp lực thực sự đang ở phía trước: tìm hiểu ngọn ngành về bất kỳ biện pháp nào để giải quyết giá khí đốt đang leo thang sẽ mất thời gian và nỗ lực hơn rất nhiều.

EU đã gấp rút tìm nguồn cung cấp thay thế năng lượng của Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine gần 8 tháng trước. Hiện tại, dòng khí đốt từ Nga hiện chiếm khoảng 9% nguồn cung của EU, giảm so với mức 40% của năm ngoái.

Kể từ cuối tháng 8, giá khí đốt ở châu Âu đã giảm mạnh sau khi tăng vọt lên mức kỷ lục 340 EUR/MWh do sự tranh giành “khốc liệt” của các nước thành viên trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung thay thế cho Nga sau khi nước này cắt giảm dòng chảy.

Ước tính, các kho chứa khí đốt trên khắp lục địa hiện đã đạt trên 90% công suất, trong khi thời tiết mùa thu ôn hòa đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm. Tuy nhiên, giá thành của loại nhiên liệu này vẫn ghi nhận mức cao hơn phạm vi 20 euro - 40 euro/MWh vốn thường được giao dịch trong thập kỷ qua.

Theo các nhà phân tích, dù tung bất kỳ kế hoạch hỗ trợ năng lượng nào, ngành công nghiệp khí đốt vẫn rất mông lung, cho rằng vấn đề cơ bản vẫn là thiếu nguồn cung và lo ngại rằng sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường có nguy cơ làm tổn hại đến việc đầu tư vào các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho biết, các quốc gia phải hành động trước khi có thêm nhiều công ty phá sản.

“Thời gian không còn nhiều”, Fredrik Persson, chủ tịch của BusinessEurope, nhóm nhà tuyển dụng chia sẻ với tờ FT trong một cuộc phỏng vấn. “Mối quan tâm lớn của tôi là chúng tôi không chỉ mất khả năng cạnh tranh của châu Âu mà còn mất các doanh nghiệp và việc làm khi hoạt động sản xuất di chuyển ra nước ngoài”.

Nếu áp trần giá khí đốt Nga thành công sẽ hạn chế việc leo thang về giá năng lượng, và cũng sẽ giảm chi phí điện liên quan đến giá khí đốt. Trong đó, các đề xuất khác bao gồm cam kết mua chung bao gồm 15% lượng khí đốt tiêu thụ của EU trong nỗ lực lấp đầy kho cho mùa đông tới.

Với các cơ sở lưu trữ gần hết công suất, EU tự tin rằng khối có thể vượt qua mùa đông này mà không cần phải phân chia nguồn cung cấp. Nhưng Xavier Bettel, Thủ tướng Luxembourg, chỉ ra rằng phần lớn khí đốt trong kho là của Nga và sẽ không có sẵn vào năm tới. “Chúng tôi đã đổ đầy khí đốt của Nga vào tất cả các bồn chứa, tuy nhiên, vấn đề là mùa đông năm sau cũng sắp đến ”.

Theo Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo, các đề xuất được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các thỏa thuận hợp tác mua khí đốt trên toàn EU và giải quyết sự biến động của thị trường và đầu cơ đã có tác động đáng kể. Những ngày này, giá khí đốt đã thực sự đi xuống, đây là một tín hiệu khả quan.

Theo Financial Times, các Chính phủ tại châu Âu đã chi hàng chục tỷ euro để xoa dịu nỗi đau cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vì các hóa đơn năng lượng tăng cao, dẫu vậy, các nhà lãnh đạo nhất trí rằng cần có các sáng kiến chung của EU để xoa dịu cuộc khủng hoảng “rắc rối” này.

Lê Na (Theo Oilprice, FT)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp