EU thông qua Quỹ cứu trợ 750 tỷ euro: Thỏa thuận pha trộn giữa hy vọng và e ngại

Thứ ba, 21/07/2020 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lãnh đạo EU rốt cuộc đạt thỏa thuận về Quỹ cứu trợ virus Corona trị giá 750 tỷ euro sau hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ. Cuộc họp căng thẳng đã vạch trần sự chia rẽ giữa 27 nhà lãnh đạo châu Âu và là một trong những hội nghị thượng đỉnh dài nhất trong lịch sử của EU.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trao đổi tại hội nghị thượng đỉnh - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trao đổi tại hội nghị thượng đỉnh - Ảnh: Reuters

Sau hơn 90 giờ đàm phán, cuộc họp của Hội đồng châu Âu kết thúc lúc 5h15 ngày 21/7, chỉ ít hơn 30 phút so với Hội nghị thượng đỉnh Nice kỷ lục năm 2000.  

Sự đồng thuận sau cuộc họp marathon kéo dài 5 ngày tại Brussels đã đạt được mục đích là một quỹ trị giá 750 tỷ euro để khởi động lại nền kinh tế khối. Nhưng đó là sự đồng thuận pha trộn giữa hy vọng và e ngại.  

Covid-19 đã khiến 135.000 người chết ở EU và đại dịch khiến nền kinh tế của các nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng, với mức tăng trưởng âm ước tính là 8,3% trong năm nay.

Vì thế, cộng đồng châu Âu bắt tay là điều cấp thiết để vực dậy nền kinh tế trước cuộc suy thoái trầm trọng, với đòi hỏi tạo ra một quỹ phục hồi đủ lớn để kích thích điều đó.

Tuy nhiên, sự thống nhất về một kế hoạch chung trở nên khó khăn khi mà Covid-19 đã tạo ra sự phức tạp trong một EU đang tồn tại những bất đồng kể từ khi nước Anh đòi Brexit.

27 nguyên thủ quốc gia và chính phủ với khẩu trang trên mặt, nhóm họp trong tình trạng bị chia rẽ gay gắt về kế hoạch kích thích kinh tế. ​​

Cuối cùng quyết định cũng đưa ra. EU sẽ tăng nợ chung ở quy mô chưa từng có. Đây là một bước tiến lớn để hội nhập chặt chẽ hơn.

Ủy ban châu Âu sẽ huy động vốn đối lập với Ngân sách EU, với các nước giàu hơn bảo lãnh hiệu quả các khoản vay để tài trợ cho các khoản chi tiêu ở các quốc gia, nhằm cân đối nợ công của họ.

Từ trái sang: Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tại tòa nhà Hội đồng châu Âu ở Brussels hôm 19/7 - Ảnh: AP.

Từ trái sang: Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tại tòa nhà Hội đồng châu Âu ở Brussels hôm 19/7 - Ảnh: AP.

"Chúng ta làm được rồi! Châu Âu rất mạnh. Châu Âu thống nhất”, Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu hét lên sung sướng sau hội nghị thượng đỉnh dự định kết thúc vào thứ Bảy.

“Tất nhiên, đó là những cuộc đàm phán khó khăn trong những thời điểm rất khó khăn đối với tất cả người châu Âu”, ông Michel nói, trước khi gặt hái thành công cho “phép thuật của dự án châu Âu”.

Các nhà lãnh đạo tranh luận về việc nên trả tiền từ quỹ cứu trợ như thế nào cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các khoản vay phải trả và bao nhiêu tiền tài trợ, quy mô và quy tắc của Ngân sách nghìn tỷ euro của EU trong bảy năm tới.

Vào cuối hội nghị thượng đỉnh trực diện đầu tiên của họ sau 5 tháng, họ đã đồng ý rằng kế hoạch giải cứu trị giá 390 tỷ euro là khoản trợ cấp không hoàn lại, và 360 tỷ euro là tiền vay có hoàn trả.

Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý một ngân sách mới trị giá 1.074 nghìn tỷ euro, lần đầu tiên được thống nhất kể từ Brexit và lần đầu tiên không có sự đóng góp của Vương quốc Anh kể từ khi gia nhập khối vào năm 1973, hoàn thành gói trị giá 1,82 nghìn tỷ euro.

Bất đồng trong việc phân bổ và tuân thủ điều kiện nhận gói hỗ trợ  

Mặc dù đề xuất đã được phê chuẩn, nhưng không thể đảm bảo một hành trình suôn sẻ từ nay đến khi hoàn tất dự án. Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển là những quốc gia theo quan điểm “tiết kiệm”, ban đầu đã ngăn cản kế hoạch, với đề xuất 500 tỷ euro là tiền tài trợ và 250 tỷ euro tiền vay.

Trong khi đó, Đức và Pháp khăng khăng ít nhất 400 tỷ euro của gói phục hồi phải là tài trợ chứ không phải là các khoản vay, để che chắn cho các nền kinh tế mong manh ở miền nam châu Âu.

Emmanuel Macron, người đã cáo buộc thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đảm nhận vai trò không khoan nhượng của Brexit Anh tại hội nghị thượng đỉnh, khi cặp đôi đụng độ trong các cuộc đàm phán nóng bỏng, đã gọi thỏa hiệp là “một ngày lịch sử đối với Châu Âu”.

“Có những khoảnh khắc cực kỳ căng thẳng", Tổng thống Pháp thừa nhận.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, "Chúng tôi đã đặt nền tảng tài chính cho EU trong bảy năm tiếp theo và đưa ra phản ứng trước cuộc khủng hoảng lớn nhất được cho là của Liên minh châu Âu này".

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thuộc có đảng VVD bảo thủ phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ các đảng cực hữu châu Âu trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới, đã phủ nhận rằng ông đồng ý tạo ra một vụ “chuyển hóa nợ”, hay một “liên minh nợ”.

“Đây là một trong những thứ khác”, ông nói, trước khi chỉ ra quỹ giải cứu là tạm thời.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thực hiện một cú chạm khuỷu tay vào cuối cuộc họp báo của họ - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thực hiện một cú chạm khuỷu tay vào cuối cuộc họp báo của họ - Ảnh: Reuters

Các quốc gia bắc Âu cũng đồng quan điểm với Hà Lan lập luận rằng, các khoản tài trợ là vô nghĩa trừ khi các nước thành viên ở nam Âu phải tiến hành cải cách kinh tế, bằng không sẽ ngừng giải ngân theo kế hoạch.

Các chính phủ EU muốn có tiền cứu hộ phải nộp kế hoạch phục hồi. Các quốc gia khác sẽ có thể xem xét và yêu cầu thay đổi kế hoạch trong ba ngày sau khi được đệ trình.

Tuy nhiên, Tây Ban Nha và Ý đã từ chối lời kêu gọi của Thủ tướng Hà Lan về việc phủ quyết hoàn toàn chi tiêu, nhưng ông Rutte đã thành công với việc giảm số tiền của những người đóng góp ròng cho Ngân sách EU.

Chính phủ Hungary và Ba Lan, những nước bị cáo buộc phá hoại sự độc lập của tư pháp và quyền các nhóm thiểu số, đã đe dọa sẽ phủ quyết thỏa thuận phân bố quỹ nếu điều kiện được đưa vào.

Ba Lan sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ quỹ phục hồi. Nước này và các quốc gia nợ nhiều quanh Địa Trung Hải bị đại dịch tàn phá sẽ nhận hàng chục tỷ euro tiền trợ cấp và các khoản vay rẻ.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cáo buộc thủ tướng Hà Lan căm ghét cá nhân ông và muốn "trừng phạt" đất nước ông.

Hy vọng mới

Khi Covid-19 bắt đầu xâm nhập, rồi lan rộng, các quốc gia châu Âu đã thiếu một kế hoạch chung trong việc xử lý vấn đề của đại dịch. Đã có lúc người ta bàn đến vai trò và trách nhiệm của hội đồng châu Âu, thậm chí nói đến sự gắn kết lỏng lẻo trong EU đang ở mức báo động.

Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, sự đồng thuận trong việc tạo nên gói phục hồi kinh tế đã đưa Liên minh châu Âu trở lại giá trị đích thực của nó.

Các thành viên ý thức và cần thiết một EU mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Đại dịch Covid-19 là bằng chứng cho thấy mỗi quốc gia không thể tự đứng dậy trước khủng hoảng bởi cú sốc dịch bệnh. Chỉ có liên kết, gắn chặt chuỗi cung ứng và hợp tác để tiến lên.

Quỹ phục hồi của EU hứa hẹn sẽ thay đổi cục diện đầu tư và hy vọng vào một màu sáng với một châu Âu ổn định và thịnh vượng hơn.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế