(CLO) Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) từng là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất. Năm 2008, Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Nhật Bản Sumitomo Mitsui (SMBC) đã phải chi tới 225 triệu USD để trở thành cổ đông chiến lược, sở hữu 15% vốn của Eximbank.
Không ai có thể ngờ, kết quả kinh doanh của Eximbank liên tục không tốt, đi xuống. Không những vậy, HĐQT Eximbank liên tục chìm trong những tranh cãi. Nhiều năm cổ đông không được chia cổ tức. Đại đội đồng cổ đông liên tục bị trì hoãn, quyền lợi của cổ đông, trong đó có rất nhiều cổ đông nhỏ gắn bó nhiều năm với Eximbank bị ảnh hưởng. Năm 2019, không còn đủ kiên nhẫn, SMBC đã yêu cầu tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để xem xét miễn nhiệm các thành viên HĐQT không được cổ đông tín nhiệm. Nhưng quyền của chính cổ đông chiến lược SMBC cũng không được HĐQT tôn trọng. Eximbank chỉ triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của SMBC sau khi cơ quan quản lý Nhà nước có các xử lý cứng rắn.
Ai là Chủ tịch hợp pháp tại Eximbank?
Việc ông Cao Xuân Ninh được bầu làm Chủ tịch HĐQT đã gây ra nhiều phản ứng gay gắt trong nội bộ Eximbank. Tại Đại hội cổ đông ngày 21/6/2019, nhiều cổ đông không thừa nhận chức danh Chủ tịch của Cao Xuân Ninh. Một số thành viên HĐQT và cổ đông SMBC không thừa nhận Nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh làm Chủ tịch vì cuộc họp này vi phạm quy định pháp luật, Điều lệ về trình tự thủ tục họp.
Trước đó, trong khi không hề có Biên bản họp HĐQT hợp pháp được thông qua bởi Chủ tọa và tất cả các thành viên dự họp, ông Lê Minh Quốc, lấy tư cách Chủ tịch Eximbank ký Nghị quyết của HĐQT để bà Lương Thị Cẩm Tú không còn giữ chức danh Chủ tịch. Nghị quyết do ông Lê Minh Quốc ký cũng bị một số thành viên HĐQT và nhiều cổ đông cho rằng trái pháp luật, không có giá trị.
Nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh làm Chủ tịch HĐQT đã bị cổ đông khởi kiện, yêu cầu Tòa hủy bỏ. Tòa quận 1 và Tòa TP.HCM đã đình chỉ vụ việc, không giải quyết vì cho rằng việc xem xét, đánh giá Nghị quyết của HĐQT là việc nội bộ, thuộc quyền của Đại hội cổ đông Eximbank.
Như vậy, chưa có câu trả lời ai đang là Chủ tịch hợp pháp của Eximbank?
Chủ tịch nhiều lần từ chức
Không lâu sau khi được bầu làm thành viên HĐQT Eximbank năm 2015, ông Cao Xuân Ninh xin từ nhiệm thành viên HĐQT. Trong năm 2019, sau khi có nhiều phản ứng về chức danh Chủ tịch, ông Cao Xuân Ninh cũng có đơn từ nhiệm Chủ tịch.
Theo yêu cầu của cổ đông SMBC và chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước, Eximbank đã triệu tập họp Đại hội cổ đông bất thường vào tháng 3/2020 để miễn nhiệm các thành viên HĐQT không được tín nhiệm cùng một số nội dung khác. Cuộc họp này đã bì hoãn vì dịch Covis 19.
Nay Eximbank dự kiến tổ chức lại Đại hội bất thường vào 30/6/2019.
Trước khi Đại hội diễn ra lần này, ông Cao Xuân Ninh lại có đơn xin từ nhiệm Chủ tịch. Đây là đơn từ nhiệm thứ ba của ông Ninh tại Eximbank. Liệu ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm có thành công không và ai sẽ là chủ tọa trong Đại hội tới của Eximbank?
Chỉ có các cổ đông của Eximbank là thiệt thòi, ngay cả “ông lớn” SMBC cũng “sa lầy” khi các “lùm xùm” tại chính HĐQT không được giải quyết dứt điểm.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.