Facebook, Google, Twitter có thể sẽ phải rời khỏi Hồng Kông vì điều luật mới

Thứ sáu, 09/07/2021 20:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một nhóm công nghiệp đại diện cho một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới, những thay đổi đối với luật bảo vệ dữ liệu của Hồng Kông có thể buộc một số công ty công nghệ phải ngừng cung cấp dịch vụ tại thành phố này.

Những người vi phạm luật này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 128.700 USD) và bị phạt tù lên đến 5 năm sau khi bị kết án. Ảnh: Shutterstock.

Những người vi phạm luật này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 128.700 USD) và bị phạt tù lên đến 5 năm sau khi bị kết án. Ảnh: Shutterstock.

Viễn cảnh rút lui khỏi Hồng Kông đã được đưa ra trong một bức thư được Liên minh Internet Châu Á (AIC) công bố trong tuần này, đây là một hiệp hội có trụ sở tại Singapore bao gồm Facebook (FB), Twitter (TWTR) và Google (GOOGL) là thành viên.

Bức thư này được đề ra vào ngày 25 tháng 6 và được nhóm này gửi tới ủy viên quyền riêng tư của Hồng Kông về dữ liệu cá nhân, Ada Chung Lai-ling, phản đối một dự luật được giới thiệu gần đây nhằm tìm cách trấn áp các rủi ro bị đánh cắp thông tin.

Chính quyền Hồng Kông cho biết đây là một vấn đề đặc biệt phổ biến kể từ năm 2019, khi thành phố bị nhấn chìm bởi các cuộc biểu tình lớn. Các quan chức nói rằng nó có thể dẫn đến việc ảnh của người dân, thông tin chứng minh nhân dân và địa chỉ được đưa ra mà không có sự đồng ý của họ.

Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 5 năm 2021, hơn 5.700 vụ việc liên quan đến đánh cắp dữ liệu thông tin đã được Văn phòng Cao ủy Quyền riêng tư về Dữ liệu Cá nhân của Hồng Kông xử lý. Nhưng số lượng sự cố đã giảm kể từ năm 2019, theo cơ quan giám sát quyền riêng tư. Cơ quan giám sát quyền riêng tư này cho biết họ đã nhận được 1.036 đơn khiếu nại bị đánh cắp thông tin cá nhân vào năm 2020, giảm 76% so với năm trước.

Trong bức thư được công bố, AIC nói rằng họ quan tâm đến một số phần của dự luật, bao gồm một điều khoản mà họ nói rằng chính phủ có thể truy tố “nhân viên địa phương làm việc tại các nền tảng internet ở nước ngoài trong trường hợp không tuân thủ yêu cầu của nhà chức trách.”

Dự luật đề xuất rằng “bất kỳ người nào cung cấp dịch vụ mạng ở Hồng Kông cho người dân Hồng Kông đều có thể nhận được thông báo hướng dẫn một nền tảng trực tuyến cải chính lại những thông tin có chứa nội dung đánh cắp dữ liệu”. Dự luật cũng đề xuất rằng ủy viên quyền riêng tư có thể truy tố việc những nhân viên làm việc các nền tản trực tuyến khi họ không tuân thủ các yêu cầu đó.

Đạo luật, được ban hành vào tháng 5 bởi Văn phòng Hiến pháp và Đại lục của Hồng Kông, cũng đề xuất rằng những người vi phạm luật này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu HKD (khoảng 128.700 USD) và bị phạt tù lên đến 5 năm sau khi bị kết án.

AIC viết trong bức thư của mình rằng: “Nếu chính phủ vẫn có ý định buộc nhân viên của các công ty con hoặc tổ chức địa phương phải chịu trách nhiệm về nội dung mang tính đánh cắp dữ liệu thì chúng tôi sẽ tìm cách làm rõ về cơ sở pháp lý của việc làm đó.”

“Cách duy nhất để tránh các lệnh trừng phạt này đối với các công ty công nghệ là từ chối đầu tư và cung cấp dịch vụ của họ ở Hồng Kông, do đó tước quyền kinh doanh và người tiêu dùng Hồng Kông, đồng thời tạo ra các rào cản mới đối với thương mại. Như vậy, khả năng truy tố nhân viên của công ty con sẽ tạo ra những bất ổn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự phát triển của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm đổi mới và công nghệ.”

Liên minh AIC nhấn mạnh rằng bức thư mà họ đưa ra đại diện cho quan điểm từ hơn 15 thành viên trong nhóm chứ không phải riêng bất kỳ công ty nào. AIC nói rằng: “thông tin một số công ty có kế hoạch rời khỏi Hồng Kông và bày tỏ mong muốn làm việc với chính phủ về luật pháp là điều không chính xác. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng vấn đề đánh cắp dữ liệu cá nhân là một vấn đề đáng quan tâm”, đồng thời ACI cũng yêu cầu một cuộc gặp gỡ chính quyền Hồng Kông để thảo thuận về vấn đề này. Theo ACI, dự luật có thể dẫn đến “rủi ro đối với quyền tự do ngôn luận và giao tiếp của mọi người.”

Mối quan tâm về bảo vệ dữ liệu

Văn phòng Ủy viên Quyền riêng tư về Dữ liệu Cá nhân (PCPD) của Hồng Kông cho biết hôm thứ 2 rằng hiện tượng đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân đã trở nên tràn lan và họ cũng đã kiểm tra các giới hạn của đạo đức và luật pháp khi đưa ra dự luật này.

Cơ quan này cũng phản hồi lại những gợi ý rằng điều luật này sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến quyền tự do ngôn luận.

Theo PCPD: “Các sửa đổi chỉ liên quan đến các hành vi đánh cắp dữ liệu bất hợp pháp. Phạm vi của tội hành vi này sẽ được quy định rõ ràng trong các sửa đổi của điều luật.”

PCPD nói thêm rằng họ “phản đối mạnh mẽ bất kỳ đề xuất nào nói rằng rằng các sửa đổi có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài tại Hồng Kông theo bất kỳ cách nào.”

Hong Kong đã phải đối mặt với những câu hỏi về tương lai của mình với tư cách là một trung tâm kinh doanh toàn cầu khi nơi đây vừa mới vật lộn với một cuộc khủng hoảng chính trị lịch sử.

Thành phố này trong nhiều thập kỷ đã là một trung tâm quan trọng cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác với Trung Quốc. Trong khi Bắc Kinh chủ yếu điều chỉnh cách các công ty nước ngoài kinh doanh tại đại lục, Hong Kong theo truyền thống vẫn cung cấp cho họ khả năng hoạt động mà không bị hạn chế nặng nề về đầu tư và các hoạt động khác.

Không giống như ở một số quốc gia khác, cư dân của thành phố vẫn có thể truy cập Internet tự do hơn, với việc sử dụng các nền tảng phương Tây bao gồm Facebook, Twitter và Google.

Nhưng trong những tháng gần đây, những công ty này đã bày tỏ sự dè dặt trước những thay đổi về luật pháp ở Hồng Kông.

Tháng 7 năm ngoái, Facebook, Google và Twitter đều cho biết họ sẽ tạm dừng việc xem xét các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng từ chính quyền thành phố sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia.

PCPD nói với tờ CNN Business rằng họ đã tìm cách đưa ra dự luật chống đánh cắp dữ liệu để các nhà lập pháp của thành phố xem xét trong phiên họp lập pháp kết thúc vào tháng 10 này.

Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam thừa nhận những e ngại mới nhất trong cuộc họp báo hôm thứ 3 và nói rằng “có sự ủng hộ rộng rãi rằng việc đánh cắp dữ liệu nên được đưa vào điều luật để ngăn chặn nó.”

Bà nói: “Tất cả các điều luật ... sẽ thu hút sự quan tâm. Nếu các công ty trực tuyến bày tỏ mối quan tâm của họ, tôi chắc chắn rằng ủy viên của Văn phòng quyền riêng tư dữ liệu cá nhân sẽ rất vui khi được gặp họ và lắng nghe mối quan tâm của họ.”

Trong tuyên bố hôm thứ 2, văn phòng của ủy viên xác nhận rằng họ sẽ sớm gặp đại diện của liên minh AIC để hiểu rõ hơn quan điểm của họ.

Huy Hoàng

Tin khác

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

Ấn định ngày ra mắt Sony Xperia 1 VI

(CLO) Theo thông tin rỏ rỉ từ Weibo, Sony sẽ chính thức ra mắt phiên bản kế nhiệm của Xperia 1 V tại Nhật Bản vào ngày ngày 11 tháng 5 tới đây, máy có tên gọi là Sony Xperia 1 VI.

Sức sống số
Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

Lenovo trình làng laptop Xiaoxin Pro 16 2024

(CLO) Lenovo mới đây vừa ra mắt máy tính xách tay Xiaoxin Pro 16 2024. Máy sở hữu CPU Core Ultra 5-125H và card đồ họa RTX 4050 6GB GDDR6, giá 28 triệu đồng.

Sức sống số
Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

Vivo T3x ra mắt với chip Snapdragon 6 Gen 1

(CLO) Vivo vừa ra mắt một chiếc smartphone tầm trung mới, có tên gọi là vivo T3x. Máy trang bị chip Snapdragon 6 Gen 1, pin 6000 mAh và camera kép 50MP, giá từ 4,1 triệu đồng.

Sức sống số
Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

Viettel có Data Center lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng phát triển AI

(CLO) Với khoảng 2.400 racks, Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc chỉ hơn trung tâm dữ liệu lớn thứ hai khoảng 400 racks, tuy nhiên có công suất gấp 2,5 lần.

Sức sống số
Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

Viettel tiên phong xây dựng hạ tầng số quốc gia bền vững với DC Xanh đầu tiên

(CLO) Các trung tâm dữ liệu liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu công nghệ và cần một lượng điện ngày càng lớn để vận hành, đặt ra lo ngại về tác động môi trường. Giải pháp là các DC xanh, bền vững.

Sức sống số