G20 ra tuyên bố chung, kêu gọi hành động để hạn chế sự nóng lên toàn cầu

Chủ nhật, 31/10/2021 20:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lãnh đạo của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, G20, đã nhất trí về một tuyên bố cuối cùng vào Chủ nhật (31/10), kêu gọi hành động "có ý nghĩa và hiệu quả" để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, nhưng chỉ đưa ra một số cam kết cụ thể.

Không có nhiều đột phá trong cuộc họp của những nhà lãnh đạo nhóm G20 diễn ra tại Italia, khiến hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc ở Scotland, nơi hầu hết các nhà lãnh đạo G20 sẽ bay trực tiếp từ Rome, sẽ trở nên nặng nề và phức tạp hơn.

g20 ra tuyen bo chung keu goi hanh dong de han che su nong len toan cau hinh 1

Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo thế giới chụp ảnh tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở La Nuvola, Rome, Italia, ngày 30 tháng 10 năm 2021 - Ảnh: Erin Schaff

Nhóm G20, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Mỹ, chiếm khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Tuyên bố chung của G20 cho biết các kế hoạch quốc gia hiện tại về cách hạn chế khí thải sẽ phải được tăng cường "nếu cần thiết" và không có tham chiếu cụ thể đến năm 2050, thời điểm để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng không.

Tuyên bố chung cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng tác động của biến đổi khí hậu ở 1,5 độ C thấp hơn nhiều so với 2 độ C”.

Ngưỡng 1,5 độ C là ngưỡng mà các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho rằng phải được đáp ứng để tránh sự gia tăng đáng kể của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, bão và lũ lụt, và để đạt được ngưỡng này, họ khuyến nghị rằng phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các nhà lãnh đạo G20 đã nhận ra "mức độ liên quan chính" của việc đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này, tuyên bố chung nhấn mạnh.

Trung Quốc, quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, đã đặt mục tiêu đến năm 2060, và các nước gây ô nhiễm lớn khác như Ấn Độ và Nga cũng không cam kết mục tiêu đến năm 2050.

Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng ngay cả khi các kế hoạch quốc gia hiện tại được thực hiện đầy đủ, thế giới đang hướng tới sự ấm lên toàn cầu ở mức 2,7 độ, với sự gia tốc thảm khốc của các sự kiện như hạn hán, bão và lũ lụt.

g20 ra tuyen bo chung keu goi hanh dong de han che su nong len toan cau hinh 2

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) chụp ảnh trước cuộc gặp trong hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Rome, Ý ngày 30 tháng 10 năm 2021 - Ảnh: Kirsty Wigglesworth

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo cam kết ngừng cung cấp tài chính cho sản xuất nhiệt điện than ở nước ngoài vào cuối năm nay, nhưng không ấn định ngày loại bỏ dần điện than, và chỉ hứa hẹn sẽ thực hiện "càng sớm càng tốt".

Các quốc gia trong nhóm G20 cũng không ấn định ngày loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho biết họ sẽ nỗ lực thực hiện điều này "trong trung hạn".

Đối với khí mê-tan, có tác động mạnh hơn nhưng ít lâu dài hơn so với khí carbon dioxide đối với sự nóng lên toàn cầu, các nhà lãnh đạo G20 cũng hạ bớt mức độ nguy hiểm từ một bản dự thảo trước đó.

Sau hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tới Glasgrow, Scotland, để tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được gọi tắt là Cop26. Đây là sự kiện rất lớn, báo hiệu một trong những cuộc gặp quan trọng và quyết định nhất trong lịch sử gần đây, với hàng loạt vấn đề then chốt của thế giới.

Phan Nguyên (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h
Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h