Gần 1 triệu người xin tị nạn vào Liên minh châu Âu năm 2022

Thứ năm, 23/02/2023 17:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người Syria và Afghanistan nộp đơn xin tị nạn với số lượng cao nhất vào năm 2022, sau khi các hạn chế về COVID-19 được nới lỏng và tình trạng bất ổn chính trị gia tăng ở các quốc gia này.

Gần một triệu người đã nộp đơn xin tị nạn ở các nước châu Âu vào năm ngoái, con số cao nhất kể từ năm 2016, theo một báo cáo hôm thứ Tư của Cơ quan Liên minh châu Âu về người tị nạn (EUAA).

gan 1 trieu nguoi xin ti nan vao lien minh chau au nam 2022 hinh 1

Gần 1 triệu người xin tị nạn vào Liên minh châu Âu năm 2022. Ảnh: dpa

Cơ quan này cho biết họ đã nhận được khoảng 966.000 đơn đăng ký vào năm 2022, cao hơn 50% so với năm 2021.

Số hồ sơ xin tị nạn này nhằm vào các quốc gia trong Liên minh châu Âu, cũng như Na Uy và Thụy Sĩ không phải là thành viên của EU.

Người tị nạn Ukraine ở các quốc gia EU được bảo vệ theo một cơ chế riêng gọi là Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời và phần lớn không phải là nằm trong số đơn xin tị nạn.

Gần 1.251.815 người đã nộp đơn xin tị nạn vào năm 2016, khi cuộc xung đột ở Syria tạo ra làn sóng người tị nạn lớn nhất đến châu Âu sau Thế chiến II.

Giờ đây, cuộc tấn công Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 đã dẫn đến làn sóng tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II, với hơn 7 triệu người đã rời bỏ đất nước. Hàng triệu người khác phải di dời trong nước.

Với hơn 130.000 đơn, người Syria là nhóm lớn nhất nộp đơn xin tị nạn. Theo sát họ là những người Afghanistan chạy trốn khỏi tình trạng bất an ở chính đất nước của họ sau khi Taliban tiếp quản vào năm 2021, với 129.000 yêu cầu.

Người Thổ Nhĩ Kỳ, với 55.000 yêu cầu, là nhóm lớn thứ ba đã nộp đơn xin bảo vệ do lạm phát tăng vọt và khủng hoảng dân chủ ở nước này, theo cơ quan tị nạn của EU.

Người Venezuela, Colombia, Bangladesh và Gruzia đã nộp đơn xin tị nạn với số lượng kỷ lục vào năm ngoái, cũng như người Morocco, Tunisia và Ai Cập. Khoảng 4% người xin tị nạn là trẻ vị thành niên không có người đi kèm.

Cơ quan EU cho biết số lượng đơn đăng ký tăng mạnh vào năm 2022 một phần do nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19, cũng như tình trạng bất ổn và xung đột kinh tế ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

Mai Anh (theo DPA, DW)

Bình Luận

Tin khác

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

(CLO) Ngày 18/9, Liên hợp quốc cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến gần 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người chết vì thảm họa này tiếp tục tăng.

Thế giới 24h
Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

(CLO) Trung Âu đang trải qua trận lũ lụt tồi tệ nhất trong ít nhất hai thập kỷ, gây ra thiệt hại từ Romania đến Ba Lan và khiến ít nhất 23 người thiệt mạng cho đến nay.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

(CLO) Các thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Palestine trong vòng 12 tháng.

Thế giới 24h
Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

(CLO) Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19/9 đã đệ đơn kiện, yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu USD từ chủ sở hữu và nhà điều hành tàu hàng Singapore sau vụ tai nạn tàu đâm vào cầu Baltimore, dẫn đến cái chết của 6 công nhân và gây ách tắc tuyến đường vận tải quan trọng.

Thế giới 24h
Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

(CLO) Nền tảng mạng xã hội X đã bất ngờ trở lại với nhiều người dùng ở Brazil vào thứ Tư sau một bản cập nhật mạng.

Thế giới 24h