Gần 1.000 chuyên gia hàng đầu tham gia hội thảo Thông báo khảo cổ học toàn quốc

Thứ năm, 02/11/2023 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 2/11, tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam), Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58.

Hội thảo khoa học Thông báo Khảo cổ học toàn quốc là hoạt động thường niên của ngành Khảo cổ học Việt Nam. Hội thảo nhằm đưa tri thức khảo cổ, lịch sử, văn hóa đến với đông đảo các nhà khoa học và nhân dân, quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam, nâng cao nhận thức, niềm tự hào về truyền thống văn hóa và ý thức trách nhiệm đối với công cuộc bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Hội thảo lần thứ 58 được tổ chức tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc là cơ hội để các cơ quan quản lý, nghiên cứu của ngành Khảo cổ học, lịch sử, văn hóa từ Trung ương đến địa phương cùng với các cộng tác viên trên toàn quốc thông báo những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ; cùng thảo luận, trao đổi, hướng tới các chương trình hợp tác, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cha ông đã để lại.

gan 1000 chuyen gia hang dau tham gia hoi thao thong bao khao co hoc toan quoc hinh 1

Đại diện cơ quan trong và ngoài nước chủ trì hội thảo. Ảnh: tienphong

Hội thảo đã nhận được 456 bài của các cơ quan khảo cổ trung ương và địa phương, các bài khảo cổ học tiền sử, sơ sử và nhà nước sớm,  khảo cổ học lịch sử, khảo cổ học Champa – Óc Eo và các bài khảo cổ học dưới nước.

Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam chào mừng các đại biểu tham dự Hội thảo. Đồng chí nhấn mạnh, Hội thảo là hoạt động khoa học rất có ý nghĩa mang tầm quốc gia và quốc tế, đưa tri thức khảo cổ, lịch sử, văn hóa của các địa phương đến bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng trong công cuộc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trên mảnh đất Hà Nam còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật, cổ vật và bảo vật quý hiếm mang giá trị lịch sử, văn hóa cao, tiêu biểu như: Tượng Kinari, tượng Kim Cương thời Lý ở Chùa Đọi Sơn, cuốn sách bằng đồng có tên “Cầu Không kì tứ” niên hiệu Hồng Đức 2 ở Lý Nhân, cùng với đó là 4 Bảo vật quốc gia: Trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Tiên Nội dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, Bia Sùng Thiện Diên Linh, Bia đá chùa Giàu.

Ý thức sâu sắc về giá trị di sản văn hóa mà tiền nhân đã trao truyền lại, trong những năm qua, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã nỗ lực trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh nhà, từng bước có các giải pháp phát huy các tiềm năng ấy thực sự trở thành nguồn lực và thế mạnh cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

 Báo cáo hoạt động Khảo cổ học Hà Nam năm 2022 – 2023, đồng chí Mai Thành Chung, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh cho biết, năm 2021, Sở VHTT&DL đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Viện Khảo cổ học trong nhiệm vụ điều tra, thăm dò, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2021- 2025. Từ năm 2021 - 2023, Sở đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức điều tra hệ thống các di tích trên địa bàn tỉnh.

gan 1000 chuyen gia hang dau tham gia hoi thao thong bao khao co hoc toan quoc hinh 2

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: tienphong

Kết quả bước đầu đã phát hiện và nhận diện trên 20 di tích, dấu tích có tiềm năng nghiên cứu tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học. Trong đó huyện Bình Lục có 03 địa điểm; huyện Thanh Liêm 08 địa điểm; thị xã Duy Tiên 02 địa điểm; huyện Kim Bảng khoảng 15 điểm.

Qua các cuộc điền dã, khai quật bước đầu cho thấy tiềm năng nghiên cứu Khảo cổ học ở tỉnh Hà Nam còn rất lớn, đó là tư liệu vật chất quan trọng góp phần nhận thức mới nhất về khảo cổ học tiền sử Hà Nam. Đây là cơ sở khoa học để Sở tham mưu, đề xuất với tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án mở rộng khai quật, nghiên cứu khảo cổ và đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ học, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử văn hóa tỉnh nhà, xây dựng hồ sơ di sản, quy hoạch di sản, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích và các nguồn tài nguyên văn hóa Hà Nam còn tiềm ẩn trong lòng đất. Những kết quả đó góp phần tư vấn chính sách cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện bảo vệ cấp thiết di sản văn hóa dân tộc theo quy định của pháp luật, góp xây dựng nền văn hóa, con người Hà Nam trong sự phát triển bền vững đất nước.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo hoạt động Khảo cổ học của các cơ quan: Khoa Lịch sử Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội); Bảo tàng lịch sử Quốc gia; Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.

PV

Bình Luận

Tin khác

Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

(CLO) Cuốn sách "Nguyễn Bính - Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã xuất sắc đoạt giải B tại Lễ tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao năm 2023.

Đời sống văn hóa
Bị tố 'chặt chém' đoàn từ thiện, chủ nhà hàng ở Yên Bái nói gì?

Bị tố 'chặt chém' đoàn từ thiện, chủ nhà hàng ở Yên Bái nói gì?

(CLO) Sau bài đăng của một tài khoản trên mạng xã hội tố cáo nhà hàng Hiền Anh ở Yên Bái chặt chém đoàn đi từ thiện lũ lụt gây xôn xao dư luận. Chủ nhà hàng đã chính thức lên tiếng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chức năng.

Đời sống văn hóa
Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc

Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc

(CLO) 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc vừa được trao tại Nhà hát Hồ Gươm nhằm tôn vinh, khích lệ các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình có tác phẩm chất lượng cao và các cơ quan báo chí, xuất bản trong năm qua.

Đời sống văn hóa
Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

Festival hoa Đà Lạt diễn ra suốt một tháng, có phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang

(CLO) Festival hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong gần một tháng với nhiều chương trình âm nhạc, thể thao và xúc tiến các hoạt động du lịch. Trong đó có không gian hoa, phố rượu vang, hội cỏ hồng Langbiang.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

(CLO) Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ điều chỉnh từ ngày 20/9-23/9 sang ngày 26 đến 29/10, với tổng kinh phí trên 4,1 tỉ đồng.

Đời sống văn hóa