Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9:

Gấp rút cho thời khắc thiêng liêng

Thứ bảy, 02/09/2023 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngay sau khi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ T.Ư Đảng đã quyết định tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân. Đó cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ cộng hòa.

Ba Đình lịch sử và Lễ Độc lập năm ấy

Cách đây 78 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lịch sử dân tộc Việt Nam đã bước sang trang mới, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Báo Nhà báo & Công luận số báo này có chuyên đề “Ba Đình lịch sử và Lễ Độc lập năm ấy” nhớ lại thời khắc thiêng liêng mang ý nghĩa trường tồn ấy của dân tộc Việt Nam.

Để thời khắc thiêng liêng ấy diễn ra trọn vẹn, là cả nỗ lực rất lớn, hết sức gấp rút cùng sự dày công chuẩn bị.

Trở về Hà Nội

Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định về Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo công cuộc giành chính quyền đang diễn ra sôi động trên cả nước, gấp rút chuẩn bị công việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Từ chủ trương ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/8/1945, nhiều ủy viên Trung ương Đảng đã về Hà Nội. Sau đó mấy ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) cũng về tới Hà Nội. Thời điểm ấy, theo nhiều tài liệu, tuy đã khỏi sau mấy ngày sốt cao nhưng Người vẫn còn mệt, gầy sút, xanh xao, duy đôi mắt vẫn sáng long lanh. Trước đó, trong những ngày cả nước hừng hực khí thế tổng khởi nghĩa, Bác đã phải chống chọi với những cơn sốt rét rừng.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhớ lại: “Vừa giảm cơn sốt, Bác Hồ dậy làm việc ngay trong đêm. Cả nước lúc này đang rùng rùng chuẩn bị khởi nghĩa. Bác Hồ nói với anh chị em xung quanh đang săn sóc Bác: “Chiến tranh chống Đức - Ý - Nhật đã thắng lợi. Các nước lớn đang chia phần. Những nước thuộc địa chẳng được gì dù là phần nhỏ bé. Chỉ có chiến đấu, tiếp tục chiến đấu, lấy sức ta mà giải phóng cho ta...”.

Ngày 21/8/1945, Bác Hồ vẫn sốt lai rai. Bác đắng miệng không muốn ăn uống gì, chóng mặt, đau đầu. Người cố ăn hết bát con cháo. Đến chiều tối, cơn sốt lui dần. Ngay đêm đó đồng chí Trần Đăng Ninh đưa Bác lên ôtô về thị xã Thái Nguyên vừa giành được chính quyền ngày 20/8/1945 sau đó về Hà Nội.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 1

Nhà cụ Nguyễn Thị An thuộc Xóm 2, thôn Phú Gia (nay là Khu dân cư số 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) được biết tới là điểm dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trở về Hà Nội từ Chiến khu Việt Bắc từ ngày 23-25/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Minh Duy

Nơi đầu tiên Bác đặt chân khi về đến Hà Nội là một căn nhà nhỏ ẩn khuất ven bờ sông Hồng, nằm trong thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo lời kể của ông Công Ngọc Dũng, hiện là người trông coi, quản lý ngôi nhà đặc biệt này, do vị trí kín đáo, lại nằm trong vùng an toàn khu ngoại thành Hà Nội (Phú Gia và Phú Xá vốn là cơ sở cách mạng vững chắc những năm 1941-1945, nhân dân giác ngộ, một lòng theo cách mạng, từng nuôi và bảo vệ an toàn cho các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng cùng nhiều cán bộ cao cấp của Đảng) nên ngôi nhà được đồng chí Hoàng Tùng - cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng lúc bấy giờ lựa chọn làm địa điểm dừng chân của Bác Hồ khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở về.

Theo nhiều tài liệu ghi lại, trong ba ngày nghỉ lại tại đây (từ ngày 23/8 đến 25/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm việc với các đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9/1945.

Ngày 25/8/1945, đúng 15h đồng chí Trường Chinh lên Phú Gia đón Bác vào nội thành. Trên đường về, xe đi trên đường Yên Phụ, Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Mã rồi đến ngôi nhà số 48 Hàng Ngang - di tích nay đã trở thành rất nổi tiếng. Ngôi nhà thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có đồng thời cũng là những con người giàu tâm huyết với cách mạng. Ngôi nhà có hình ống, nằm gần cuối phố Hàng Ngang, nơi buôn bán sầm uất của khu vực phố cổ. Nhà hai mặt phố, gắn số 48 là mặt tiền phố Hàng Ngang, gắn số 35 là mặt tiền phố Hàng Cân, có thể rút nhanh khi bị động.

Trước đó, đồng chí Trường Chinh đã về kiểm tra ngôi nhà theo chỉ thị của Bác. Ông vẽ rất kỹ sơ đồ nhà 48 Hàng Ngang, đưa lên an toàn khu ở Thái Nguyên cho Bác kiểm tra. Vì vậy, Bác đã chấp thuận về đây chuẩn bị cho buổi ra mắt ngày Tuyên ngôn độc lập” – Anh Trịnh Cần Chính, con trai cụ Hoàng Thị Minh Hồ lý giải về nguyên do Thường vụ Trung ương Đảng chọn ngôi nhà 48 Hàng Ngang làm nơi đón Bác Hồ về Hà Nội.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 2

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang những năm 40 của thế kỷ 20. Ảnh: tư liệu

Chính tại ngôi nhà này, những ngày cuối tháng 8/1945, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều cuộc họp bàn về việc chuẩn bị cho Lễ Độc lập ngày 2/9/1945. Chiều 26/8/1945, sau khi nghe báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ tọa phiên họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước cách mạng. Tại cuộc họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí với chủ trương của Ban Thường vụ mở rộng thành phần Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam và sớm công bố danh sách của Ủy ban cho toàn dân biết, chuẩn bị Bản Tuyên ngôn độc lập và tổ chức cuộc mít-tinh lớn ở Hà Nội để Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt của Ủy ban cũng là ngày Việt Nam tuyên bố thành lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Ngày 27/8, Bác Hồ triệu tập cuộc họp Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam do Quốc dân Đại hội (Tân Trào) bầu ra được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ, với tuyên cáo: “Đây là một chính phủ quốc gia thống nhất giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hoà chính thức”.

Một số ủy viên Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác, có cả những người đã từng tham gia trong chính quyền cũ. Hành động tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác của một số ủy viên Việt Minh được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”.

Ngày 28/8/1945, danh sách Chính phủ Lâm thời được công bố trên các báo chí tại Hà Nội. Cũng ngày hôm đó, phái đoàn đại diện của Chính phủ Trung ương gồm các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, do đồng chí Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn, đã vào đến Huế để tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của vương triều phong kiến Việt Nam.

Những đêm trắng cho Bản Tuyên ngôn độc lập

Những ngày cuối cùng của tháng 8/1945, những công việc chuẩn bị cho ngày ra mắt của Chính phủ tiếp tục được tiến hành khẩn trương. Trong những đầu việc quan trọng nhất, không thể không kể đến việc Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

Theo nhiều tài liệu, sau rất nhiều ấp ủ, trao đổi, nghĩ suy, đêm 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo Bản Tuyên ngôn độc lập tại số nhà 48 Hàng Ngang. Theo hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong căn nhà nhỏ, thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy. Những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường để hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần giúp đỡ, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử”.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 3

Bản Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Đại tá Thế Kỷ - người giúp việc cho ông Vũ Kỳ - thư ký cho Bác Hồ dẫn lại những hồi ức của ông Vũ Kỳ về những ngày đêm lịch sử ấy: “Kể từ ngày thứ ba, 28/8/1945, tức 21/7 năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang… Suốt mấy ngày liền, Bác tập trung suy nghĩ rồi tự đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong… Nửa đêm hôm ấy tôi chợt thức giấc thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc. Hà Nội sau một ngày sôi động đang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng, không khí mát lành. Tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. … Chỉ mới cách đây hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám như rươi, chỉ thoáng thấy màu cờ đỏ là cả bộ máy cai trị của kẻ thù lồng lên như thú dữ. Thế mà giờ đây cờ đỏ phấp phới tung bay khắp phố phường. Và đêm nay, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người từng bị bọn thực dân kết án tử hình - đang ngồi giữa lòng Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập để mai đây, tuyên bố trước quốc dân đồng bào, tuyên bố trước toàn thế giới nước Việt Nam đã trở thành một nước Việt Nam độc lập, tự do”.

Ngày 30/8/1945, Bác hoàn thành bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên, trang 122, đã viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh trào dâng niềm xúc động, vì trong quá trình hoạt động cách mạng “đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy”.

 Với sự thận trọng hết mực, Bản Tuyên ngôn độc lập còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi, lấy ý kiến đóng góp vì theo quan điểm của Người, Bản Tuyên ngôn độc lập sẽ được đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe.

Đến ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn, hoàn chỉnh bản khai sinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngay sau đó, Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo được Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí thông qua.

4 ngày cho Lễ Độc lập

Sau bản Tuyên ngôn độc lập, công việc gấp rút tiếp theo là việc chọn ngày, giờ để công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới. Như nhìn nhận của nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tôi tin tưởng chắc chắn là Cụ có tầm nhìn phi thường của một vĩ nhân căn cứ vào các dữ kiện cụ thể. Cụ chọn ngày 2/9 là ngày thích hợp nhất trong điều kiện thời gian cho phép để có thể tổ chức một sự kiện lớn như thế trước khi quá muộn. Những người đương thời nói với tôi việc ấn định ngày 2/9 là một cuộc chạy đua vì chỉ chậm chút nữa thôi thì các đại diện của quốc tế đến và họ có đủ tư cách pháp nhân để khống chế tất cả mọi cái”.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lễ đài Độc lập trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế năm 1945. Ảnh: TTXVN

Có lẽ bởi thế mà công tác tổ chức cho ngày lễ tuyên bố độc lập cũng hết sức gấp rút. Theo hồi ức của ông Nguyễn Hữu Đang, khi ấy  mới 32 tuổi, lúc đó là thủ lĩnh của hai phong trào đang có ảnh hưởng trong quần chúng và trí thức là Truyền bá Quốc ngữ và Văn hóa Cứu quốc, người được Bác Hồ trực tiếp giao trách nhiệm lo tổ chức ngày Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9, ngày 28/8/1945, cụ Nguyễn Văn Tố (Bộ trưởng Cứu tế trong Chính phủ cách mạng lâm thời) dẫn ông vào Bắc Bộ phủ giới thiệu với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Hồ hỏi: “Chính phủ Lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày 2 tháng 9. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không?”. Nhẩm tính chỉ có bốn ngày, khối lượng công việc đồ sộ, ông trả lời: “Thưa cụ, việc cụ giao là quá khó, vì gấp quá rồi”. Cụ Hồ nói ngay: “Có khó thì mới giao cho chú chứ!” và yêu cầu tối 31/8 quay lại báo cáo kết quả sơ bộ cho Chính phủ.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 5

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Là người giàu kinh nghiệm hoạt động phong trào, tiếp xúc huy động quần chúng, Nguyễn Hữu Đang một mặt liên tục gửi thư cho bác sĩ Trần Duy Hưng - Thị trưởng Hà Nội về một số công tác tổ chức cho Lễ Độc lập, trong đó có việc “Ban tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ phải cho mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập”, còn huy động được sự đóng góp của nhiều nhà trí thức và chuyên môn như Họa sĩ Lê Văn Đệ, Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, ông Nguyễn Dực tham gia thiết kế hệ thống điện đài, âm thanh...

Riêng câu chuyện thiết kế, dựng lễ đài Lễ Độc lập cũng nhiều điều thú vị. Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh là người được giao trọng trách thiết kế và tham gia dựng lễ đài. Theo hồi ức của Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh: “Yêu cầu làm lễ đài giản dị nhưng phải trang nghiêm; trên lễ đài có thể đứng được ba chục người. Việc làm lễ đài và viết khẩu hiệu bằng ba thứ tiếng Việt, Nga, Anh được giao cho các ông Nguyễn Huy Tưởng và Phạm Văn Khoa hoạt động trong tổ chức Văn hóa Cứu quốc. Thế là việc chọn và quyết định nơi đặt lễ đài, kiểu lễ đài vẽ xong để bắt đầu thi công vào 12 giờ trưa ngày 1 tháng 9 và 3 giờ sáng ngày 2 tháng 9 dựng xong lễ đài để còn thời giờ mắc loa và đặt mi-crô”

Sau tất cả những nỗ lực, khẩn trương, dày công chuẩn bị, đúng ngày giờ ấn định, lễ đài Độc lập đã sừng sững uy nghi giữa Quảng trường Ba Đình. Ngày 2/9/1945, từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn, hoa rực rỡ. Nhân dân thành phố và các vùng lân cận đã cuồn cuộn đổ về quảng trường Ba Đình. Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, tự do ra đời.

gap rut cho thoi khac thieng lieng hinh 6

Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân ngày 2/9/1945. Ảnh: TTXVN

Như nhìn nhận của nhà sử học Dương Trung Quốc: Buổi lễ để lại một ấn tượng mạnh mẽ đối với những vị khách nước ngoài có mặt khi đó là các sĩ quan trong đơn vị Tình báo Chiến lược (OSS) của Hoa Kỳ. Trong hồi ức của mình, A. Patti - viên thiếu tá chỉ huy trưởng OSS, đã phải thốt lên lời nhận xét về tính tổ chức cao của những người cách mạng Việt Nam, cùng sức hưởng ứng mãnh liệt của cả một dân tộc thể hiện qua buổi lễ lịch sử.

Hà Anh

Tin mới

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Tin tức
Bảo đảm liên tục trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khi sắp xếp đơn vị hành chính

Bảo đảm liên tục trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khi sắp xếp đơn vị hành chính

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đến những vấn đề có thể phát sinh khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương mới để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm liên tục, không xảy ra khoảng trống, vướng mắc.

Tin tức
Lập đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại Hà Nội, TPHCM

Lập đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại Hà Nội, TPHCM

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.

Tin tức
Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất “hiệu quả”, cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất “hiệu quả”, cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam

(CLO) Sáng 4/4 (giờ Washington D.C), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định cuộc điện đàm “hiệu quả” đồng thời cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Tối 4/4/2025, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tin tức
Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.

Tin tức
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Hà Nội ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng

Hà Nội ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.

Tin tức