Gây khó cho doanh nghiệp, phải thay ngay cán bộ yếu kém

Thứ sáu, 01/10/2021 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng, Nhà nước đã có các chính sách khơi thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Những cán bộ nào gây cản trở cho doanh nghiệp, cho phát triển kinh tế thì phải thay thế, để làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực của bộ máy.

Nhận thức và áp dụng sai chính sách, đừng “đổ lỗi” cho cơ chế

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT về tình hình triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, nhìn chung, những chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, để chuẩn bị bước vào giai đoạn khôi phục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”.

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã triển khai tốt thì cộng đồng doanh nghiệp cũng phản ánh, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước…

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng: “Chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, có thể nói là rất tích cực từ phía Chính phủ và Quốc hội. Gần như Chính phủ đã nhìn thấy hầu hết những ách tắc, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Đầu tiên, về vướng mắc trong luật lệ, Chính phủ đã có những văn bản hướng dẫn, tháo gỡ rồi. Còn vấn đề nào “đụng” đến Luật thì Chính phủ cũng có văn bản gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội, rồi trình trước Quốc hội để tháo gỡ, thông qua. Gần đây nhất là các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh…”.

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, có thể nói, ở Trung ương, đặc biệt là Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm đến việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, một số doanh nghiệp vẫn phản ánh đang gặp phải vướng mắc.

“Vậy, vấn đề nằm ở đâu? Tôi cho rằng, chính là khâu tổ chức thực hiện. Mà khâu này thì chủ yếu là do nhận thức của cán bộ chủ trì và áp dụng pháp luật. Tình trạng như vừa rồi Thủ tướng “khảo bài” với một số lãnh đạo địa phương là đủ biết năng lực bộ máy cấp cơ sở như thế nào!”, ông Vân phân tích.

gay kho cho doanh nghiep phai thay ngay can bo yeu kem hinh 1

ĐBQH Lê Thanh Vân.

Vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, do tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp gặp khó khăn nên năm 2020 Chính phủ đã trình Quốc hội về các gói hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tùy từng đối tượng sẽ được miễn, giảm theo % tương ứng. Năm 2021, Chính phủ lại tiếp tục trình và Quốc hội đã ra Nghị quyết là tiếp tục kéo dài, áp dụng thêm các gói hỗ trợ, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Thậm chí là xem xét đến yếu tố thực tế hơn để tháo gỡ khó khăn…

ĐBQH Lê Thanh Vân nhìn nhận: “Trước hết, tôi rất chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Những hỗ trợ của Nhà nước bằng cách miễn, giãn, giảm thuế thì cũng chưa thực sự bù đắp được hết thiệt hại do đại dịch gây ra. Tuy nhiên, Nhà nước không phải là nơi có nguồn tiền vô hạn, nguồn tiền của Nhà nước chính là từ đóng góp của người dân và doanh nghiệp, thế nên bây giờ, nguồn thu của Nhà nước cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cần phải chia sẻ lẫn nhau. Nhà nước cũng đã có các chính sách khơi thông, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Còn khâu tổ chức thực hiện, phải thay thế ngay cán bộ yếu kém”.

gay kho cho doanh nghiep phai thay ngay can bo yeu kem hinh 2

Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm đến việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp (ảnh minh họa).

“Bộ Chính trị vừa mới ban hành quy định về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nghiệm. Tôi cho rằng, đó chính là cơ hội để sàng lọc cán bộ. Những cán bộ mà lâu nay cứ đổ lỗi cho cơ chế, không chịu làm gì cả, nhận thức sai lầm rồi áp dụng trái pháp luật nhiều quy định, gây cản trở cho doanh nghiệp, cho phát triển kinh tế thì phải thay thế, để làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực của bộ máy”, ông Vân nói.      

Đồng bộ “tháo gỡ”, giúp doanh nghiệp phục hồi 

Xung quanh vấn đề trên, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Được biết, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số. Trong đó, Chính phủ nên yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng ít nhất 30% số lượng các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức điện tử, không tiếp xúc; rút ngắn 1/3 các thời hạn quy định cho các thủ tục này.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, trao đổi với phóng viên, đại diện đơn vị này cho hay, từ nay đến cuối năm 2021 và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm. Trong đó, đôn đốc các tổ chức tín dụng về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh Covid-19...

gay kho cho doanh nghiep phai thay ngay can bo yeu kem hinh 3

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - ông Triệu Thế Hùng.

Theo ghi nhận tại Hải Dương (một trong những địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt động), địa phương này cũng đang quyết liệt triển khai công tác phòng chống, dịch Covid-19, đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”. Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - ông Triệu Thế Hùng cho biết, đã giao Sở KH&ĐT chủ trì, rà soát tiến độ giải ngân của các dự án. Tỉnh sẽ kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công của những dự án chậm, muộn, không có khả năng giải ngân cho các dự án khác đang thiếu vốn, có khả năng giải ngân sớm… Bên cạnh đó, tất cả các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh thì đều được ghi nhận, xem xét và giải quyết kịp thời.

“Việc triển khai các giải pháp trên, cần thực hiện với tinh thần “5 rõ”. Tức là rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”, ông Triệu Thế Hùng cho hay.

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hơn lúc nào hết, họ rất cần sự tiếp sức và đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để vượt qua thời điểm khó khăn này. Mong rằng, trong thời gian tới, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sẽ từng bước tháo gỡ các “rào cản” cho doanh nghiệp.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức