(CLO) Làng Hảo, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, vốn nổi tiếng với nghề chế tạo đồ chơi Trung thu truyền thống. Những sản phẩm như trống cơm, mặt nạ giấy bồi, đầu lân... được làm thủ công từ đôi tay tài hoa của người dân nơi đây đã khơi gợi lại ký ức tuổi thơ của bao thế hệ trẻ.
Ba thế hệ làm đồ chơi dân gian
Đi qua cổng làng Hảo, xã Liên Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, hỏi bất kỳ người dân nào về các gia đình làm nghề sản xuất đồ chơi Trung thu, thì họ đều có thể kể ra vanh vách hàng chục cái tên. Con số này dù không nhiều nhưng cũng đủ để hãnh diện về một làng nghề cổ truyền.
Người dân làng Hảo cho biết, nghề làm đồ chơi Trung thu tại đây đã xuất hiện vào khoảng cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ 20, các sản phẩm đồ chơi Trung thu làm ra ở đây được phân phối đi khắp các tỉnh/thành trên cả nước. Hiện tại, nếu tính cả làng thì chỉ còn khoảng 7 đến 8 hộ gia đình còn bám trụ với nghề chế tạo đồ chơi dân gian này.
Ông Vũ Huy Đông (72 tuổi) - chủ cơ sở sản xuất đồ Trung thu Đông Hạnh đang vẽ cẩn thận, tỉ mỉ trên từng sản phẩm đồ chơi Trung thu.
Theo tìm hiểu, chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất đồ Trung thu gia đình ông Vũ Huy Đông (3 thế hệ làm đồ chơi dân gian), mới thấy được nhiều điều thú vị ở làng nghề nổi tiếng làm đồ chơi dân gian này. Chia sẻ với phóng viên, ông Đông (72 tuổi) - chủ cơ sở sản xuất đồ Trung thu Đông Hạnh cho biết: "Nghề sản xuất đồ chơi dân gian của gia đình tôi có cách đây hơn 40 năm nay. Ngày xưa là một Hợp tác xã (HTX) chuyên làm trống, sau đó xã hội phát triển thì HTX bị xóa bỏ và trở thành tư nhân".
"Khi tư nhân phát triển thì một số gia đình không giữ nghề này nữa, chỉ còn một vài gia đình bám trụ với nghề (khoảng chục nhà làm nghề). Tính đến hiện tại, tôi là đời thứ 2 làm nghề chế tạo đồ chơi Trung thu tại làng Hảo (Hưng Yên), và con trai tôi đang làm là đời thứ 3 còn giữ nghề truyền thống này", ông Đông tâm sự.
Ông Đông cho biết, ngày xưa người dân làng nơi đây chỉ sản xuất trống và mặt Tễu, mãi đến thời điểm ngoài những năm 2000 trở ra thì do thị hiếu của giới trẻ dẫn đến buộc người thợ phải tìm tòi và sáng tạo ra những mẫu mã khác. Thời điểm đó ông Đông chế tạo và làm 12 con giáp đồ chơi dân gian truyền thống. Mỗi năm ông sản xuất ra một con vật tương xứng với 12 con giáp. Ngoài ra, ông Đông còn làm thêm mặt nạ 3D để sinh động và phù hợp với các lớp trẻ hiện nay.
"Làm nghề chế tạo đồ chơi dân gian Việt Nam bằng thủ công đòi hỏi mỗi người thợ phải yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo thì mới cho ra những sản phẩm ưng ý. Đặc biệt, sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu mà các cháu thiếu nhi ưa chuộng, dùng nhiều, thì người thợ phải đầu tư suy nghĩ để chế tạo ra bằng được thứ đó", ông Đông cho biết.
Cơ sở sản xuất nhà ông Vũ Huy Đông tại làng Hảo, xã Liên Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Để làm ra một sản phẩm đồ chơi dân gian truyền thống, mỗi người thợ thủ công đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Nguyên liệu chính để sản xuất là giấy tổng hợp (giấy học sinh, giấy thiết kế...), đa phần đều là những loại giấy đã qua sử dụng, ngoài ra là bìa catton (giấy cứng). Bởi vì, mỗi món đồ chơi Trung thu cần cấu tạo 3 lớp (lớp trong - lớp giữa là catton - ngoài là lớp giấy trắng), thì sản phẩm mới đảm bảo độ cứng và khi vẽ sơn sẽ bám tốt hơn. Bên cạnh đó, để làm nổi bật từng hình vẽ trên từng sản phẩm đồ chơi Trung thu, bắt buộc người thợ phải có một chiếc khuôn mẫu (thường là khuôn bê tông), vì chỉ có khuôn mới làm ra được sản phẩm đó.
"Quy trình để chế tạo ra sản phẩm đồ chơi Trung thu gồm 3 bước. Bước đầu tiên là bồi thô, bước thứ hai là bồi trắng, sau đó phơi khô rồi đưa vào quy trình sơn. Còn bước thứ 3 là khâu vẽ. Hiện nay cơ sở nhà tôi chỉ thuê nhân công vẽ thô, còn vẽ để cho ra sản phẩm bán trên thị trường thì người trong gia đình phải là người thực hiện. Những người biết vẽ phải thể hiện được cái hồn của từng sản phẩm mặt nạ...", chủ cơ sở sản xuất đồ Trung thu Đông Hạnh chia sẻ.
Ngoài ra, ông Đông lấy ví dụ khi vẽ mặt nạ chú Tễu phải có dáng cười đối với mặt nạ nam, còn mặt nạ Tếu nữ thì buộc phải có khăn vấn. Tất cả đều phải làm nổi bật và tạo nên cái hồn trên từng sản phẩm đồ chơi Trung thu của người Việt. Khi đó, sản phẩm bán ra thị mới hấp dẫn trẻ em, được thiếu nhi ưa chuộng. Vì vậy, mỗi người thợ buộc phải tạo được cái hồn của sản phẩm, mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
'Cạnh tranh với đồ chơi dân gian công nghệ'
Những năm gần đây, nhiều mặt hàng đồ chơi điện tử có xuất xứ từ Trung Quốc xâm chiếm thị trường Việt, khi giới trẻ Việt Nam thích sử dụng các sản phẩm công nghiệp thay vì những sản phẩm đồ chơi dân gian do chính những người thợ Việt tạo. Điều này khiến nghề làm đồ chơi truyền thống nói chung và làm đồ chơi Trung thu nói riêng đứng trước nguy cơ bi mai một, quên lãng.
Bà Vũ Thị So (68 tuổi) - nhân công làm việc tại cơ sở sản xuất đồ Trung thu Đông Hạnh.
Tuy nhiên, ngoài cơ chế chính sách về việc bảo tồn, gìn giữ các làng nghề thủ công truyền thống của nhà nước, các làng nghề cũng đang mạnh dạn đầu tư để cạnh tranh với đồ chơi công nghệ. Trên thực tế, đồ chơi Trung thu công nghệ có giá thành khá cao, chưa kể kèm theo đó là nhiều yếu tố độc hại, thường được các tiểu thương nhập chui, để tuồn vào thị trường trong nước. Trong khi đó, những sản phẩm đồ chơi dân gian truyền thống như mặt nạ giấy bồi, trống cơm... làm hầu hết bằng thủ công nên đảm bảo về chất lượng, an toàn khi nguyên liệu tạo ra hoàn toàn tận dụng từ nguyên liệu sẵn có.
Bên cạnh đó, giá thành lại rẻ tiền, phù hợp với túi tiền của nhiều người nên vẫn rất thịnh hành, sức cạnh tranh cao. Vì vậy trong những năm gần đây, cơ sở sản xuất nhà ông Vũ Huy Đông vẫn bám trụ được với nghề này, tiêu thụ được nhiều và còn rất nhiều xu hướng, nhiều người thích chơi đồ Trung thu thủ công.
Những chiếc mặt nạ giấy bồi được cho ra từ khuôn chờ công đoạn vẽ màu.
"Hiện nay, các sản phẩm Trung thu của gia đình tôi chủ yếu cung ứng cho hầu hết các tỉnh/thành trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định... và xa nhất là Đà Nẵng. Ngoài ra, tại Thủ đô Hà Nội thì gia đình có xuất hàng cho các đại lý lớn, các chủ đại lý nhập hàng từ cơ sở nhà tôi rồi bán lại cho người dân - giá thành bán ra thì do chủ cửa hàng. Ví dụ một chiếc mặt nạ tôi bán tại nhà chỉ 16 nghìn đến 17 nghìn đồng/chiếc (sản phẩm hoàn thiện), và khi đến tay chủ cửa hàng thì có rất nhiều giá thành khác nhau. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm tại đây sẽ có giá từ 17 nghìn đến 50 nghìn/sản phẩm", ông Đông tiết lộ.
Ông Đông cho biết thêm, do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên hiện nay ở làng Hảo chỉ còn 7 đến 8 nhà còn bám trụ với nghề sản xuất đồ chơi Trung thu. Gia đình nhà ông Đông là cơ sở sản xuất đồ Trung thu nhiều nhất, đông nhất tại làng này.
Người thợ sản xuất đồ Trung thu tại làng Hảo đang cặm cụi vẽ màu trên từng sản phẩm thủ công truyền thống.
Để phát huy, gìn giữ lan tỏa nghề thủ công truyền thống của gia đình, ông Đông và các thành viên còn tổ chức các tour đón tiếp khách du lịch, tổ chức các buổi trải nghiệm cho các em nhỏ tại các trường về để trải nghiệm tại cơ sở, trực tiếp vẽ các sản phẩm, tạo điều kiện cho nhiều khách du lịch ở nước ngoài về đây trải nghiệm, vẽ thủ công các sản phẩm đồ chơi dân gian tại chính cơ sở nhà mình.
"Dẫu vậy, tôi vẫn rất sợ vì nay, mai mốt thế hệ sau sẽ không theo nghề vì đặc thù nghề này thu nhập không cao so với những nghề khác, mà nghề này còn đòi hỏi sự yêu nghề, say nghề thì mới giữ được nghề. Hiện nay người làm nghề đa phần là người già, người có tuổi, còn trẻ em học sinh được nghỉ hè có thời gian rảnh dỗi mới làm được", ông Đông tâm sự.
Những chiếc mặt nạ làm bằng giấy bồi sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Là người thợ là lâu năm tại cơ sở Đông Hạnh, bà Vũ Thị So (68 tuổi) chia sẻ: "Tôi làm ở đây đã gần 20 năm, trải qua bao thăng trầm, tôi thấy được nghề sản xuất đồ Trung thu truyền thống là nghề mang lại thu nhập khá thấp, nhưng lại đòi hỏi yêu nghề, ham học hỏi mới làm được. Nghề nào cũng vậy, phải kiên trì bền bỉ thì người thợ mới gặt hái được thành quả cho chính mình".
Trong tương lai, ông Đông và các thành viên trong gia đình đều mong muốn nghề sản xuất đồ Trung thu của gia đình mình sẽ được Nhà nước quan tâm, gìn giữ và bảo tồn. Bởi vì, nghề này giàu tính nhân văn và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.