(CLO) Trung tâm văn hóa Nghệ Thuật, số 22 Hàng Buồn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch bởi nơi đây mang nét kiến trúc vô cùng độc đáo, là sự giao thoa giữa các nền văn hóa Việt - Hoa - Pháp. Bởi vậy, nơi đây còn có tên gọi khác là Hội quán Quảng Đông.
Tọa lạc tại số 22 Hàng Buồm, Trung tâm văn hóa Nghệ Thuật trước kia vốn là "Hội quán Quảng Đông" của người Trung Hoa sinh sống ở Việt Nam. Ngôi nhà này được thiết kế theo lối kiến trúc kết hợp cả Hoa - Việt - Pháp.
"Hội quán Quảng Đông" được hình thành bởi cộng đồng người Quảng Đông, Trung Quốc định cư tại phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông) khoảng 400 năm trước. Đây từng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cộng đồng cho người gốc Hoa, và là điểm giao dịch, thỏa thuận buôn bán và phân xử tranh chấp thương mại. Hội quán Quảng Đông cũng lưu giữ ký ức của con phố Hàng Buồm.
Theo sử sách ghi lại, lãnh tụ của của cách mạng Tân Hợi là Tôn Trung Sơn đã từng tá túc tại ngôi nhà số 22 Hàng Buồn này. Hiện nay trên tường ngôi nhà vẫn còn tấm biển đá đã bị sứt một góc. Trên tấm biển đá có mấy dòng chữ tiếng Việt và tiếng Hoa, nội dung như sau: “Cụ Tôn Trung Sơn người đi trước trong cuộc cách mạng dân chủ vĩ đại của Trung Quốc, năm 1904 đã từng ở đây".
Sau năm 1978, Hội quán Quảng Đông đã trở thành trường Mẫu giáo Tuổi Thơ của quận Hoàn Kiếm. Hơn 40 năm Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ tọa lạc ở đây, đến cuối năm 2019, chính quyền thành phố Hà Nội chuyển Trường Tuổi Thơ sang địa điểm khác và thu hồi ngôi nhà này. Sau hơn 2 năm tu bổ phục hồi, đến cuối năm 2021 nhà 22 Hàng Buồm trở thành trung tâm triển lãm, nghệ thuật với tên gọi chính thức Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm.
Với tổng thể diện tích khoảng 1.800m2, ấn tượng đầu tiên mà địa điểm này mang lại cho du khách là không gian rộng lớn, các nét kiến trúc cổ kính thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Việt - Hoa - Pháp vẫn được giữ nguyên. Không gian tại đây được bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau theo đúng kết cấu của Hội quán Quảng Đông xưa kia.
Hình ảnh bên trong hội quán Quảng Đông giữa Hà Nội
Hội quán Quảng Đông tọa lạc tại số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa Việt - Hoa - Pháp.
Bốn dãy nhà có kết cấu hợp thành chữ “Khẩu”, kết hợp với sân thiên tỉnh (giếng trời) ở giữa các khoảng không gian để lưu thông không khí và ánh sáng. Không gian được bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau.
Tại hội quán Quảng Đông vẫn lưu giữ được nhiều những bức phù điêu khắc nổi, tỉ mỉ cầu kỳ ở từng chi tiết.
Với tổng thể diện tích khoảng 1.800m2, ấn tượng đầu tiên mà địa điểm này mang lại cho du khách là không gian rộng lớn với nhiều bài trí ấn tượng, vừa mang nét cổ điển vừa phảng phất hơi thở hiện đại.
Không gian tại đây được bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau theo đúng kết cấu của Hội quán Quảng Đông xưa kia.
Du khách check-in bên trong khuôn viên Hội quán Quảng Đông giữa lòng thủ đô.
Nét kiến trúc độc đáo mang đậm sự giao thoa giữa Hoa - Việt - Pháp khiến du khách tỏ ra thích thú mỗi dịp ghé thăm Hội quán Quảng Đông.
Những tấm bia khắc chữ Trung Hoa có niên đại hàng trăm năm.
Hội quán Quảng Đông vẫn giữ nét cổ xưa
Những bức phù điêu được chạm khắc tinh khảo trên cổng.
Trong công cuộc xây dựng công nghiệp văn hóa ở Hà Nội, những không gian nghệ thuật như thế này thực sự cần thiết, tạo nên những dấu ấn đậm nét văn hóa của Thủ đô, thu hút khách du lịch đồng thời tăng tiềm năng về kinh tế.
Ở hiện tại, trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm hiện là địa điểm tổ chức các triển lãm nghệ thuật ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, check-in và tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtai Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.