Giá gas bình ổn kiểu gì vẫn tăng như phi mã!

Thứ sáu, 03/04/2015 12:39 PM - 0 Trả lời

Giá gas bình ổn kiểu gì vẫn tăng như phi mã!

(NB&CL) - Từ ngày 1/12, giá gas trên thị trường tăng khoảng 78.000 đồng đến 79.000 đồng/ bình gas 12kg. Theo giải thích, đợt tăng giá này là do ảnh hưởng của việc giá gas trên thị trường thế giới tăng cao từ đầu tháng 12/2013. Tuy nhiên, đợt tăng giá này cũng đã làm nảy sinh một số vấn đề liên quan tới việc quản lý giá gas - một mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.

Báo Công luận 

Bát nháo về giá

Như vậy, từ ngày 1/11 đến nay, đã có 2 đợt tăng giá gas với tổng mức tăng là gần 100.000 đồng/bình 12kg. Khảo sát một số cửa hàng bán gas tại Hà Nội chiều tối qua, chúng tôi thấy giá gas đã được bán với mức từ 470.000 đồng đến 490.000 đồng/bình gas 12kg, tùy theo từng thương hiệu gas. Đáng chú ý là ở các cửa hàng trên đường Nghi Tàm, Yên Phụ, Tây Sơn mà chúng tôi khảo sát đều không có bảng niêm yết giá. Teo giải thích của chủ một cửa hàng gas trên đường Nghi Tàm thì nguyên nhân dẫn đến mức giá tăng vọt này là do chưa có nguồn hàng nhập về từ nước ngoài nên các công ty gas trong nước găm hàng từ cuối tháng 11, rồi đẩy giá lên.

Còn theo lý giải của các công ty kinh doanh gas, gas trong nước tăng giá đột biến do giá gas thế giới nhập khẩu trong tháng 12 tăng 267,5 USD/tấn (lên mức 1.162,5 USD/tấn).

Nhận xét về điều này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết: nếu so sánh về mức tăng giá giữa trong nước và thế giới thì tỷ lệ tăng là tương đương nhau. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ mức tăng giá thế giới là áp dụng cho các lô hàng được nhập từ tháng 12, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại "nhanh nhảu" tăng ngay từ 1/12, tức là trước khi những lô hàng theo mức giá mới được nhập về. Như vậy, phần chênh lệch rất lớn giữa mức giá mới và giá cũ thì ai sẽ hưởng?

Cần điều tra việc bắt tay tăng giá

Trong khi đó, theo phân tích của các chuyên gia, giá gas tăng mạnh, ngoài tác động của giá thế giới còn do các DN và đại lý không chia sẻ với người tiêu dùng, luôn giữ mức lợi nhuận khá cao, tới 30%. Một số hãng gas tăng giá theo phong trào vì “nếu không tăng sẽ bị thiệt”.

Điều khiến người tiêu dùng bức xúc hơn là trên thực tế, khi một bình gas đến tay người tiêu dùng thông qua các đại lý bán lẻ thì giá được đẩy lên thêm nữa. Và mỗi cửa hàng lại có giá bán khác nhau, cùng một loại gas nhưng giá chênh nhau từ 20.000-30.000 đồng/bình. “Qua những hiện tượng lặp lại nhiều lần cùng tăng, giảm giá bán đã cho thấy có chuyện bắt tay nhau cùng tăng giá. Tuy vậy, để kết luận đó có phải là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh hay không, Cục Quản lý cạnh tranh cần phải thu nhập chứng cứ, điều tra để có biện pháp xử lý”- một chuyên gia đề xuất.

Nên thắt chặt quản lý nhà nước đối với gas

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cách vận hành thị trường gas hiện nay chưa thật minh bạch, quản lý nhà nước đối với giá gas còn chưa chặt chẽ như đối với xăng dầu, trong khi gas cũng là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá và các tác động rất lớn đến đời sống. Doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt đón đầu tăng giá trong khi không công khai mức tồn trữ của họ là bao nhiêu, mức hoa hồng đại lý là bao nhiêu, thời điểm nhập hàng thế nào... Khi không công khai, minh bạch thì doanh nghiệp kinh doanh gas có cơ hội thu lãi lớn từ việc đón đầu tăng giá trước từ nguồn gas sản xuất trong nước. Đáng chú ý là mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất gas trong nước chỉ đấu thầu giá bán gas 2 lần (6 tháng/lần), tức là mỗi năm chỉ có 2 mức giá. Vậy mà giá gas lại liên tục tăng trong thời gian qua.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nghi ngại về sự bắt tay tăng giá của các doanh nghiệp khi lượng tồn kho gas ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau nhưng các doanh nghiệp lại đồng loạt tăng cùng thời điểm với một mức tăng tương tự nhau.

Trước đây, dư luận vẫn hy vọng việc đấu giá gas sẽ khiến thị trường kinh doanh minh bạch hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đấu giá lượng gas sản xuất trong nước chưa minh bạch là do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là đơn vị thực hiện đấu giá. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn gas trong nước hiện chỉ do PV Gas phân phối cho các đơn vị thành viên và trực thuộc. Các đơn vị nắm ưu thế nguồn hàng của PV Gas có thể sẽ được bỏ giá cao trong cuộc đấu giá để mua bằng được hàng.

Đây chính là cánh cửa hẹp cho các doanh nghiệp khác đấu giá có thể trúng thầu. Và khi đã gần như giữ trọn

100% nguồn hàng trong nước cộng với nguồn nhập khẩu, PV

Gas hiện nay có thể điều tiết giá thị trường trong nước. TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: giá bán gas tại thị trường trong nước cần bằng hoặc thấp hơn giá bán của thế giới. Bởi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này không chịu thuế nhập khẩu, chi phí chuyên chở. Cơ quan quản lý cần vào cuộc để kiểm tra việc đấu thầu có thực sự công bằng, công khai và bảo đảm yêu cầu cạnh tranh hay không.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chỉ rõ, vấn đề quan trọng là cần nhìn nhận về chức năng của Tổng công ty Khí (PV gas) của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Các doanh nghiệp này có tham gia vào phân phối tức là hệ thống bán lẻ không hay chỉ dừng lại ở cung cấp gas? Đồng thời, cần tạo dựng hệ thống phân phối gas bán lẻ có tính cạnh tranh thuần túy thị trường thì mới tiến hành đấu giá. Hoạt động đấu giá sẽ phát huy hết ưu điểm nếu Tổng công ty Khí không làm nhiệm vụ phân phối. Việc PV gas tham gia đấu giá với công ty mẹ thì có thể sẽ nhận được ưu đãi nhất định, khiến đấu giá chỉ mang tính hình thức. Do đó, PV Gas chỉ nên làm nhiệm vụ cung cấp nguồn hàng, không tham gia vào hệ thống bán lẻ, cũng như khâu bán lẻ cuối cùng.

Hiện nay, gas nằm trong nhóm mặt hàng thuộc diện bình ổn giá do liên Bộ Công thương, Bộ Tài chính quản lý. Song, mặt hàng này được kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp quyết định giá và đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Vì vậy, theo các chuyên gia, để minh bạch thị trường gas, cơ quan quản lý cần kiểm tra và công khai các chi phí và việc tăng giá của doanh nghiệp gas có hợp lý hay không. Ngoài ra, quan trọng nhất là sự minh bạch, công khai đấu giá toàn bộ gas sản xuất trong nước, đồng thời tách bạch giá gas sản xuất trong nước với giá gas nhập khẩu, tránh gộp chung để một vài doanh nghiệp được hưởng lợi mà quyền lợi hàng chục triệu người tiêu dùng bị bỏ qua.

N.Huy

Tin khác

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

(CLO) Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (25/4), giá xăng trong nước có thể giảm 250 - 300 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp