(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
“Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ, mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm” - đó là chia sẻ của ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) trước thực trạng “đổi màu” trên bản đồ dân số Việt Nam.
Theo Cục Dân số, hơn 60 năm qua, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh, từ mức rất cao là 3,9% (năm 1960) xuống còn 1,14% (2019) và 0,95% (năm 2021). Còn Tổng cục Thống kê dự báo, ở phương án mức sinh trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Dự kiến, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già vào năm 2036, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”. Đến năm 2049, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 25% hoặc 65+ trên 20% tổng dân số, Việt Nam trở thành xã hội siêu già.
Còn ở phương án mức sinh thấp, 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với thực tế tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Thậm chí, hồi năm 2023, Liên Hợp Quốc đã từng cảnh báo đến năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người, bằng số dân tỉnh Nghệ An hiện nay, nếu mức sinh tiếp tục giảm và nếu không duy trì được mức sinh thay thế và tiếp diễn mức sinh thấp, đến năm 2700, dân số Việt Nam sẽ chỉ còn vài chục nghìn người.
Nhìn rộng ra thế giới, giá hoá dân số chẳng phải là thực trạng của riêng Việt Nam, thậm chí đã là thực tế toàn cầu, là vấn đề mà rất nhiều quốc gia đang phải đau đầu đối mặt. Báo cáo Xã hội Thế giới của Liên Hiệp Quốc từng nhận định: “Già hóa dân số là một xu hướng toàn cầu rõ ràng của thời đại chúng ta và một trong số những thách thức chính đối với các quốc gia có dân số già là đảm bảo nền kinh tế có thể hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng của số lượng người già ngày càng tăng”. Còn nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng cảnh báo: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có”.
Tuy nhiên, với Việt Nam, những ảnh hưởng của thực trạng già hoá dân số sẽ còn mạnh mẽ hơn rất nhiều quốc gia bởi như đã nói Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ già hoá dân số quá nhanh. Theo các chuyên gia, với thời gian “già hóa” quá ngắn, nền kinh tế còn đang phát triển, không những xã hội thiếu lao động mà còn nảy ra yêu cầu tăng hệ thống an sinh trong khi đó, Việt Nam chưa kịp chuẩn bị các mạng lưới an sinh xã hội phù hợp để đón một xã hội nhiều người già.
Cụ thể, như ý kiến của TS. Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, ngoài việc làm suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động, dân số già có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe hơn, gây sức ép lớn với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân của quốc gia. Chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi, vì vậy, với số lượng người già tăng lên, hệ thống lương hưu và an sinh xã hội sẽ phải đối mặt với một áp lực lớn, chi tiêu công tăng để hỗ trợ người già không có nguồn thu nhập và các chương trình hỗ trợ khác.
Còn TS. Đoàn Hữu Bảy - Chánh Văn phòng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam thì cho biết: “Các nghiên cứu về người cao tuổi cũng đã chỉ ra trong tương lai với tốc độ già hóa vào nhóm nhanh nhất thế giới thì trong tương lai, người cao tuổi Việt Nam cùng lúc đối mặt với khó khăn về nhà ở, chăm sóc y tế và an sinh xã hội. Hơn nữa khi tuổi thọ tăng lên thì đối với nhóm hưởng lương hưu cũng kéo dài hơn, tạo áp lực đối với hệ thống y tế và quỹ lương hưu”.
Dù vậy, cũng theo nhiều chuyên gia, già hóa dân số, ở một khía cạnh khác là minh chứng cho thành công về các thành tựu kinh tế, xã hội, y tế và kiểm soát bệnh tật. Thậm chí, như nhìn nhận của PGS.TS Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chúng ta cần nhìn nhận già hóa dân số không chỉ ở mặt nguy cơ mà còn cần tiếp cận theo hướng sẽ mang lại cơ hội đáng kể cho phát triển bền vững gắn liền với sự tham gia tích cực của người cao tuổi.
Vì thế, điều quan trọng nhất lúc này là cần có những chính sách thích ứng cấp bách, hiệu quả để thích ứng với già hoá dân số. Về vấn đề này, PGS-TS Lê Hải Bình - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, từ việc dẫn số liệu của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB-XH, hiện mới có khoảng 39% người cao tuổi được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội; 61% còn lại sống dựa hoàn toàn vào thu nhập không cao và không thường xuyên, chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc vào con cháu… đã khuyến nghị, đây là một số đặc điểm cơ bản, quan trọng nên được xem xét khi xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với quá trình già hóa dân số nhanh ở Việt Nam để bảo đảm công bằng cho tất cả các nhóm tuổi, hướng đến phát triển bền vững.
TS. Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, thì cho rằng, cần sớm hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội tích hợp, đa tầng và hiện đại, chủ động thích ứng với già hóa dân số nhanh. Theo đó, hoàn thiện thể chế, chính sách an sinh xã hội theo hướng chủ động, tích hợp, có sự điều phối và liên kết giữa các hợp phần bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội và việc làm; hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi...
Tại phiên thảo luận chiều 4/11/2024 của kỳ họp thứ 8 mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ rõ cần chú trọng hai vấn đề lớn. Cụ thể, từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế. Đây là vấn đề rất quan trọng, có tính chất chiến lược.
Nói như Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Phạm Vũ Hoàng, cho biết kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu quốc gia nào chủ động thích ứng, đi trước một bước về đổi mới tư duy, ban hành cơ chế, chính sách có tính mở đường, thì sẽ phát huy được tiềm năng nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Vì thế, trong những bước phát triển đột phá phía trước của đất nước, không thể thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những chính sách thấu đáo, toàn diện mang tính thích ứng cao với hiện thực già hoá dân số. Có đầy đủ sự chuẩn bị, già hóa dân số có thể mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trên hành trình phát triển mới trong kỷ nguyên mới.
(CLO) Sự phẫn nộ đã bao trùm Đảng Dân chủ vào ngày thứ Tư, sau khi Phó Tổng thống Kamala Harris thua trong cuộc bầu cử Mỹ, khiến nhiều quan chức và cử tri của đảng này bàng hoàng.
(CLO) Bão Yinxing đã tăng cấp độ gió mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17 và vẫn đang di chuyển về Biển Đông nước ta. Theo dự báo, đến rạng sáng ngày 9/11, bão vào Biển Đông, sức gió giảm xuống còn cấp 13, giật cấp 16.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định kiện toàn phân công các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng.
(CLO) Úc đã công bố kế hoạch cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, yêu cầu các nền tảng ngừng cho phép trẻ em truy cập, nhằm bảo vệ sức khỏe tâm lý của trẻ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh, phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh ngăn chặn âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ hai nước của các thế lực thù địch.
(NB&CL) Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách tại các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Cần Giờ do Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng khu vực huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư. Trong đó, nêu rõ những sai phạm tại Dự án xây dựng hệ thống đê bao sông Hà Thanh từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm; dự báo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2025.
(CLO) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(NB&CL) Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng loại hình âm nhạc dân gian hát trống quân ở xã Liêm Thuận vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Giờ đây, khi đã trở thành di sản cấp quốc gia, tiếng hát trống quân Liêm Thuận càng có cơ hội lan toả…
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra bùng phát dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn quản lý.
(NB&CL) Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, tuy nhiên “miếng bánh thị phần” đang nằm trong tay các “ông lớn” nước ngoài.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
(NB&CL) Khi Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia bổ sung 2 thể loại giải mới là báo chí sáng tạo và báo chí đa phương tiện đã có ý kiến lo ngại về độ khó và cũng có nhiều băn khoăn với việc triển khai các tác phẩm chất lượng này như thế nào cho phù hợp. Hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực miền Trung - Tây Nguyên” vừa diễn ra tại TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên đã đánh trúng nhu cầu quan tâm và phần nào “giải mã” cho bài toán để chương trình báo chí chất lượng cao sẽ là mảnh đất cho “đổi mới, sáng tạo”, giúp cho các tác phẩm “cất cánh”…
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ ba, một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội đó là việc Quốc hội tiến hành thảo luận về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia trong chuyến thăm làm việc tại New York, Hoa Kỳ tháng 9/2024 vừa qua, người đứng đầu Đảng ta khi đề cập tới một số vấn đề trong con đường hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc - COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Chinh phục Net Zero, vì thế, là bước đệm cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, và cần sự chung tay vào cuộc hành động hết sức quyết liệt để biến quyết tâm thành hiện thực.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.
(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.
(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.