Gia Lai: Đặc sắc lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở xứ sở Vua Lửa

Thứ hai, 30/11/-0001 00:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ cúng cầu mưa được tổ chức trang trọng trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai), nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Những vị Vua nghèo có khả năng hô mưa, gọi gió cầu cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Hàng năm cứ đúng vào dịp 30/4-1/5, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lại tổ chức lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ).

Trong tâm niệm của người Jrai, nếu làm phật lòng các vị thần thánh thì sẽ không ban tặng nước mưa, khiến bệnh tật xuất hiện, đói rét triền miên. Chính vì vậy, hàng năm người dân nơi đây duy trì tổ chức lễ cầu mưa với ước mong cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa đầy bồ, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây không chỉ là lễ nghi nông nghiệp đơn thuần mà đã trở thành một phong tục, một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Jrai.

gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 1

Lễ cúng cầu mưa được thực hiện hàng năm trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Nghi lễ cúng cầu mưa được diễn ra một cách trang nghiêm, dưới sự chứng kiến của cả làng. Vật phẩm cúng tế trong buổi lễ là một con heo đực đen không có đốm trắng, 3 ché rượu Jơbô. Những vật dụng được dùng trong lễ cúng gồm có tô đồng, 5 tô sứ trắng, 5 cần rượu bằng tre, sáp ong se thành từng cây nến, gạo nếp đẹp, thịt cắt khúc bày sẵn…

Ông Siu Phơ-phụ tá của ông Rah Lan Hieo - phụ tá đời Vua Lửa thứ 14 vừa khấn, vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá cùng về dự lễ hội.

gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 2

Ông Siu Phơ và ông Rah Lan Hieo thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa

Tiếp đó, ông Siu Phơ lấy thịt đã cắt khúc ném nhiều lần về phía trước để mời các Yàng (trời) ăn uống. Mỗi lần ném là một lần thầy cúng sẽ nói lời cầu nguyện may mắn đến với dân làng. Sau đó, phụ tá Vua Lửa rót rượu thịt đổ lần lượt vào mộ của các Pơtao Apui (Vua Lửa) đã chết và cầu xin các vị Vua Lửa phù hộ cho những lời cầu khấn trên thành hiện thực và trời sẽ đem mưa đến.

“Lễ cúng cầu mưa là phong tục truyền thống của người Jrai, được truyền lại đến ngày hôm nay. Chúng tôi xem đây là nghi thức tín ngưỡng hết sức quan trọng và được tổ chức hàng năm để cầu mong dân làng ban thời tiết đẹp cho cây lúa tốt tươi, bà con ấy no, hạnh phúc…”, già làng Siu Phơ chia sẻ.

gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 3

Các nghệ nhân tham gia biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội cầu mưa

Sau khi nghi lễ cúng kết thúc, tiếng chiêng, tiếng trống lại vang lên với tiết tấu nhanh, mạnh mẽ và rộn ràng. Mọi người trong làng quây quần bên nhau cùng ăn, uống rượu cần, giao lưu văn nghệ… Những cô gái Jrai bên điệu múa xoang đầy uyển chuyển hòa theo nhịp chiêng của các chàng trai cùng làng.

Song song với lễ cúng cầu mưa còn có lễ rước nước, lễ thổi tai và cúng vòng được tổ chức tại xã Ia Piar và Ia Yeng (huyện Phú Thiện), trong đó đặc biệt có lễ thổi tai. Theo đó, lễ thổi tai cũng là một trong những nghi lễ rất quan trọng của người Jrai, được thực hiện đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời.

Lễ thổi tai thường được tổ chức để chúc phước, đặt tên cho em bé mới sinh và tạ ơn các thần linh, cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh, khôn ngoan, trở thành con người tốt của gia đình và cộng đồng. Nghi lễ nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của người Jrai đồng thời là cơ hội để đồng bào Jrai quảng bá việc gìn giữ những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình tới du khách.

gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 4
gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 5

Lễ rước nước được tổ chức tại thôn Plei Ơi, xã Ia Piar

Cũng dịp này, UBND huyện Phú Thiện tổ chức hội thi văn hóa các DTTS, diễn tấu cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, trò chơi dân gian…Ngoài các hoạt động chính được tổ chức tại khu Di tích Plei Ơi, du khách có thể tham gia tua du lịch kết nối trên địa bàn huyện Phú Thiện như hồ Ayun Hạ, chùa Quang Sơn (xã Ayun Hạ), làng Plei Rbai (xã Ia Piar) và hồ sen Ktoang (xã Ia Yeng).

gia lai dac sac le cung cau mua cua nguoi jrai o xu so vua lua hinh 6

Thầy cúng Ksor Lol đang rót đầy những vò rượu ghè để cầu cho một mùa màng bội thu

Đến với Phú Thiện dịp này du khách còn được tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương được trưng bày tại 23 gian hàng trong khuôn viên khu Di tích. Đặc biệt, giải việt dã Marathon Yang Pơtao Apui-theo bước chân Vua Lửa được tổ chức ngày 1/5 tại khu Di tích hứa hẹn sẽ mang đến những cuộc tranh tài gay cấn, hấp dẫn.

Bình Luận

Tin khác

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

Bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.

Đời sống văn hóa
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gốm Việt

(CLO) Hội thảo mang tới nhiều thông tin về gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình

(CLO) Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

Trải nghiệm vườn nho hạ đen trĩu quả ở ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những năm gần đây, người dân trồng nho hạ đen ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã kết hợp việc nuôi trồng thông thường với du lịch, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút du khách gần xa tới trải nghiệm.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa