(CLO) Lấy lý do san lấp ruộng, cải tạo mặt bằng giúp bà con trồng lúa 2vụ/năm, ông Nguyễn Văn Tiến (trú tại huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thuê được hơn 33 ha đất nông nghiệp của người dân. Sau đó, người này đã cho người khác thuê lại để khai thác đất, cát với số tiền 3 tỷ đồng.
Hàng chục hộ dân kêu cứu vì lo sợ ruộng biến thành ao
Nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân người đồng bào DTTS ở xã Ia Yeng và Ia Piơr, huyện Phú Thiện đang rất bức xúc về việc ông Nguyễn Văn Tiến cho thuê đất, múc cát trái pháp luật và lừa dối người dân là san lấp đất.
Theo các hộ dân, năm 2020 họ có cho ông Nguyễn Văn Tiến thuê đất tại cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yeng để trồng lúa, thời gian hợp đồng là 5 năm. Đến cuối năm 2025, các hộ dân sẽ lấy lại để tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, sau khi thuê được đất của người dân ông Tiến lại cho người khác thuê lại để khai thác đất, cát chở đi nơi khác. Lo sợ diện tích đất ruộng bị thấp, ngập nước và mất lượng đất màu, 27 hộ dân ở hai xã nói trên đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng.
Vị trí đất người dân cho ông Tiến thuê ở cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện
Ông Nay Vinh (trú tại làng Plei Gok, xã Ia Piar) cho biết: “Gia đình có cho ông Tiến thuê 8 sào đất ruộng. Trong 5 năm ông Tiến làm trên đất ruộng của tôi sẽ lấy đủ tiền đã đầu tư. Ban đầu dân làng không cho, nhưng ông Tiến nói việc san lấp, ruộng để tạo mặt bằng, đường đi thuận lợi, giúp bà con trồng lúa 2 vụ, nâng cao năng suất nên chúng tôi đã đồng ý.
"Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý cho ông Tiến thuê đất làm lúa chứ không phải để khai thác, múc đất, cát đi chỗ khác. Việc làm này sẽ khiến cho ruộng bị thấp, ngập nước sâu và làm mất lớp đất màu sau này người dân không thể canh tác", ông Vinh lo lắng.
Tương tự ông Rơ Mah Thu, làng Plei Ktel Nhỏ cũng cho ông Tiến thuê 4 sào. “Ông Tiến nói sẽ san đất bằng cho dân để không phải trồng mì, bắp mà trồng lúa 2 vụ tăng thu nhập. Không có tiền trả tiền san đất, thì làm hợp đồng cho để trừ vào số tiền san gạt. Bản thân mình cũng không muốn cho thuê nhưng vì một số lý do khác nên đành chấp nhận. Khi biết tin ông Tiến cho người khác vào múc đất, cát trong ruộng mình đem đi chỗ khác, mình bức xúc lắm”, ông Thu nói.
Lo sợ diện tích đất ruộng bị thấp, ngập nước và mất lượng đất màu, 27 hộ dân đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng
Liên quan đến sự việc trên, UBND xã Ia Yeng đã tổ chức đối thoại với các hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp tại cánh đồng Ia Vinh thôn Plei Kte Nhỏ và bà Hoàng Thị Sáu, trú tại TP Pleiku (người thuê lại diện tích đất ruộng mà ông Tiến đã thuê của người dân trước đó). Tại buổi đối thoại, người dân đề nghị UBND xã xem xét, giải quyết không cho bà Sáu múc đất, cát vận chuyển đi nơi khác vì như vậy sẽ làm thay đổi hiện trạng đất.
Cũng tại buổi đối thoại, bà Sáu cho biết, vào tháng 8/2020 giữa ông Tiến và bà có một hợp đồng thuê đất nông nghiệp. Cụ thể, bà Sáu thuê với diện tích 33,2ha, thời hạn 40 tháng (từ 9/2020 đến 12/2023) để khai thác đất, cát với số tiền 3 tỷ đồng tại cánh đồng Ia Vinh do ông Tiến và bà Lanh làm chủ sở hữu.
Sau khi ký hợp đồng, bà Sáu đưa thiết bị máy móc đến địa bàn để thực hiện việc đào đất, khai thác cát, thì được chính quyền thông báo nghiêm cấm mọi hành vi san ủi, khai thác khoáng sản tại cánh đồng Ia Vinh. Bấy giờ bà Sáu mới vỡ lẽ mình bị lừa và yêu cầu ông Tiến trả lại số tiền thuê nhưng ông Tiến không đồng ý.
Khi xảy ra tranh chấp giữa bà Sáu và ông Tiến, UBND xã đã xác minh nguồn gốc, mời các hộ lên giải quyết. Theo đó, trong thời gian ông Tiến thuê đất, không được khai thác, sử dụng vào mục đích khác mà chỉ được trồng lúa, bắp, mì.
Nhiều hộ dân kéo ra ruộng ngăn cản việc múc đất, cát
Liên quan đến sự việc này, ngày 17/7 UBND xã Ia Yeng đã mời các bên lên làm việc. Tuy nhiên mặc dù lãnh đạo UBND xã đã nhiều lần liên hệ nhưng ông Nguyễn Văn Tiến vẫn vắng mặt.
Theo UBND xã Ia Yeng, bà Sáu đã nhiều lần có đơn xin khai thác đất, cát và đề nghị được nhận diện tích theo hợp đồng đã ký kết với ông Tiến. Tuy nhiên hợp đồng này bản chất là để khai thác cát dưới hình thức cải tạo mặt bằng và làm nông nghiệp. Vì vậy, UBND xã không đồng ý bàn giao đất để bà Sáu được phép đào múc đất, cát và san lấp, vận chuyện đi nơi khác cũng như cải tạo đất và mở đường theo hợp đồng đã thoả thuận với ông Tiến.
Biết bản thân bị lừa, bà Sáu đã làm đơn tố giác ông Nguyễn Văn Tiến về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 3 tỷ đồng. Sau quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.