(CLO) Sau đại dịch Covid-19, độ nhạy của nhiều vi khuẩn với kháng sinh có xu hướng giảm, thậm chí đề kháng ở mức cao, trong đó có nhóm kháng sinh mới, vốn được ưu tiên điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp.
Thông tin này được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học Hội Hô hấp Việt Nam - Hội Phổi Pháp Việt vào sáng 4/11 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và 30 năm hợp tác y tế Pháp - Việt. Hơn 1.000 chuyên gia, bác sĩ từ Việt Nam, Pháp, Úc có mặt để cùng bàn các giải pháp quản lý kháng kháng sinh và các tổn thương phổi sau Covid-19.
Các chuyên gia tại phiên khai mạc Hội nghị. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
TTND.GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội nhận định Việt Nam là một trong các quốc gia những năm gần đây gia tăng kháng kháng sinh.
Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe như kê đơn không hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa tốt, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng… Đặc biệt, việc người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tự ý tăng giảm hoặc bỏ liều cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lao không được chẩn đoán và điều trị do các phòng khám ngoại trú đóng cửa. “Người dân lo sợ, hạn chế đi khám, do đó có thể mầm bệnh không được ngăn chặn triệt để, nguy cơ lây lan và kháng thuốc”, GS Châu cho biết.
GS Ngô Quý Châu phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
TTƯT.PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết những kháng sinh đầu tay ưu tiên được lựa chọn cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng có 3 loại chính là nhóm penicilin, nhóm cephalosporin, và nhóm macrolid. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã công bố tại Việt Nam và thế giới cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh này có xu hướng giảm dần, thậm chí mức độ đề kháng đang ở mức cao, đáng báo động.
Trong một phân tích năm 2021, CDC báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (HAI) ở Mỹ tăng cao hơn đáng kể vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trong số này, nhiều loại có khả năng kháng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Một số nghiên cứu khác về đề kháng kháng sinh sau đại dịch Covid-19 như nghiên cứu ở Hàn Quốc, Mỹ cũng cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch.
Báo cáo tại hội nghị, GS.TS. Hans Liu, Bệnh viện Bryn Mawr, Mỹ cho biết hiện nay thế giới đang thiếu các phát minh về nhóm kháng sinh mới. Hơn 10 năm trở lại đây không có phát minh về kháng sinh mới, trong khi số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng mạnh, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. “Dùng kháng sinh tốt nhất cho chỉ định, ngừng dùng kháng sinh khi không còn cần thiết với liệu trình ngắn hơn để giảm đề kháng kháng sinh”, GS Hans nói.
“Sử dụng kháng sinh hợp lý, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở ngoài bệnh viện, chẳng hạn như nhà điều dưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn, phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng vắc xin giúp giảm gánh nặng kháng kháng sinh”, GS Châu nhận định.
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia còn bàn luận sâu về thực trạng tổn thương trên phổi ở người mắc Covid-19 kéo dài. Theo PGS Hạnh, thời gian của Covid-19 kéo dài không chỉ là vài tháng như nhiều người bệnh vẫn nghĩ. “Không ít trường hợp 1-2 năm vẫn còn tổn thương phổi do Covid-19 để lại”, PGS Hạnh nói.
Di chứng trên phổi ở bệnh nhân Covid-19 kéo dài biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ khó thở cho đến tổn thương phổi nặng, phải phụ thuộc vào máy thở. Một số triệu chứng kéo dài dai dẳng thường gặp nhất là khó thở, giảm khả năng vận động và giảm oxy máu, ho kéo dài, đau ngực. Ở người bệnh Covid-19 nặng, sau khi khỏi còn có thể gặp di chứng xơ phổi.
PGS Hạnh tại Hội nghị. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết nhờ có sự phối hợp tích cực giữa Bộ Y tế và các hiệp hội chuyên ngành, đặc biệt là chuyên ngành hô hấp, cuộc chiến chống Covid-19 đã đạt nhiều thành quả. Việt Nam đã chính thức công bố với thế giới chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều. Những năm qua, các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp Việt Nam đã tăng cường, hợp tác khoa học quốc tế để cập nhật kiến thức khoa học về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu thực trạng hiện nay bệnh lý hô hấp ngày càng phức tạp. Ngoài các bệnh kinh điển còn xuất hiện những bệnh mới nổi chưa từng có trước đây, gây khó khăn cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. Diễn biến phức tạp khó lường của các bệnh hô hấp nhiễm trùng, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng làm cho công tác chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hội Hô hấp Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa cho bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
GS Châu tại gian hàng BVĐK Tâm Anh.
Hội nghị năm nay có 137 bài báo cáo của gần 90 chuyên gia, bác sĩ, trong đó hơn một nửa đến từ Pháp, Mỹ, Nhật, Úc. Nhiều chủ đề thiết thực được thảo luận như cập nhật chẩn đoán, điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, ngừng thở khi ngủ, bệnh lý phổi kẽ…, vấn đề hô hấp nhi và phẫu thuật lồng ngực. Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới được chia sẻ như nội soi phế quản siêu âm, thở máy không xâm nhập điều trị ngưng thở khi ngủ, phẫu thuật phổi ít xâm lấn, sinh thiết phổi chẩn đoán sớm ung thư phổi, can thiệp nội mạch trong một số bệnh lý hệ hô hấp như thông động tĩnh mạch, chiến lược dự phòng và điều trị viêm phổi bệnh viện…
“Đây là cơ hội cho các bác sĩ trong và ngoài nước cập nhật những tiến bộ mới nhất của thế giới trong chuyên ngành hô hấp, nhận diện những thách thức mới trong khám chữa bệnh giai đoạn sau Covid-19”, PGS Hạnh cho biết.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.
(CLO) Hôm qua (26/3), Bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh (tỉnh Lào Cai) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 18 tuổi với dấu hiệu lâm sàng: ho khan, mất tiếng, nói giọng khàn, thỉnh thoảng có khó thở nhẹ đã 2 tháng nay.