Giá thép xây dựng có thể tiếp tục giảm trong tháng 7 do nhu cầu nội địa yếu?

Thứ sáu, 02/07/2021 08:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo VDSC, mùa mưa và làn sóng COVID - 19 mới đã khiến cho hoạt động xây dựng trì trệ. Vì vậy, nhu cầu thép xây dựng quý 3 có thể thấp hơn so với quý 2 và giá thép có thể sẽ giảm trong tháng 7, trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu.

Giá thép xây dựng được dự báo tiếp tục giảm trong tháng 7.

Giá thép xây dựng được dự báo tiếp tục giảm trong tháng 7.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép, theo đó VDSC cho biết sản lượng tiêu thụ thép đã tăng trưởng tích cực trong tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ trong các mảng chính.

Sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm, bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép tăng 22% cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 11%. Tăng trưởng xuất khẩu thép thành phẩm thậm chí còn ấn tượng hơn khi đạt 73% cùng kỳ năm ngoái.

Theo VDSC, điều này cho thấy ngành thép Việt Nam đang nắm bắt tốt các cơ hội từ nhu cầu phục hồi ở các nước nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh và khả năng sản xuất ổn định bất chấp đại dịch.

Trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, nhưng nhu cầu nội địa có thể yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do tính thời vụ, giá bán cao và tác động tiêu cực của COVID-19.

Doanh số bán thép xây dựng tăng 14% so với cùng kỳ trong 5 tháng và đạt 4,6 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa tăng 12%. Sau khi tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, sản lượng bán hàng của các nhà sản xuất thép nội địa đang yếu đi trong tháng 6. Mùa mưa và làn sóng Covid-19 mới đã khiến cho hoạt động xây dựng trở nên trì trệ.

Bên cạnh nhu cầu yếu từ ngành xây dựng, các đại lý cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do giá thép tăng từ 14,5 triệu đồng/tấn trong tháng 3 lên 17,5 triệu đồng/tấn trong tháng 6 chưa bao gồm VAT.

Vì vậy, nhu cầu trong nước trong quý 3 có thể thấp hơn so với quý 2 do mùa mưa và tác động của Covid-19. VDSC kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7 trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu.

Trước đó, hồi tháng 6, trong bối cảnh giá thép trên thị trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam có diễn biến phức tạp, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường trong nước.

Cụ thể, VSA khuyến nghị các doanh nghiệp phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thép trong nước.

Đồng thời tăng cường hợp tác phối hợp ưu tiên nguồn nguyên liệu thép thô, thép cuộn cán nóng cho thị trường trong nước, hạn chế xuất khẩu. Tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước.

Doanh số bán thép xây dựng tăng 14% cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng và đạt 4,6 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa tăng 12% cùng kỳ năm ngoái. Sau khi tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, VDSC cho rằng sản lượng bán hàng của các nhà sản xuất thép nội địa đang yếu đi trong tháng 6.

Mùa mưa và làn sóng COVID-19 mới đã khiến cho hoạt động xây dựng trở nên trì trệ. Bên cạnh nhu cầu yếu từ ngành xây dựng, các đại lý cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do giá thép tăng từ 14,5 triệu đồng/tấn trong tháng 3 lên 17,5 triệu đồng/tấn trong tháng 6 (chưa bao gồm VAT).

Vì vậy, VDSC cho rằng nhu cầu trong nước trong quý 3 có thể thấp hơn so với quý 2 do mùa mưa và tác động của COVID-19.

Trong mảng thép xây dựng, Tập đoàn Hoà Phát (Mã CK: HPG) và Formosa tiếp tục giành thêm 2,0 và 1,4 điểm phần trăm thị phần trong 5 tháng 2021 so với năm 2020.

Đối với mảng tôn mạ, Tập đoàn Tôn Hoa Sen (Mã CK: HSG) và Thép Nam Kim (Mã CK: NKG) đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn. Thị phần của HSG tăng từ 33,4% trong năm 2020 lên 37,2% trong 5 tháng đầu năm 2021, trong khi, thị phần của NKG cũng tăng từ 14,4% lên mức 16%. Tại thị trường ống thép, thị phần của HSG và NKG cũng tăng lần lượt 3,5 và 2,2 điểm phần trăm.

Thanh Thư

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp