(NB&CL)Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy để nghe ông chia sẻ về hồi ức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và khí thế cách mạng cũng như niềm tin vào công cuộc giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, giàu đẹp, hội nhập quốc tế.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2 (Bộ Quốc phòng) là một vị tướng đặc biệt, ông từng trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy qua 3 cuộc chiến hào hùng của dân tộc (chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc), để giành và giữ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy để nghe ông chia sẻ về hồi ức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và khí thế cách mạng cũng như niềm tin vào công cuộc giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và xây dựng đất nước hòa bình, giàu đẹp, hội nhập quốc tế.
+ Là người trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy qua 3 cuộc chiến hào hùng của dân tộc, Thiếu tướng có thể chia sẻ một số kỷ niệm sâu sắc nhất của ông khi “đi qua” mỗi cuộc chiến?
- Tôi đã đi qua ba cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Kể ra có rất nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhưng có hai kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ nhất.
Thứ nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong cuộc chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972, sau đợt chiến đấu khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ, giữ thị xã - Thành cổ Quảng Trị, ngày 16/9/1972 ta rút khỏi thị xã Quảng Trị.
Quân ta chủ trương xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc, kiên quyết giữ vững những vùng đất đã được giải phóng từ Bắc sông Thạch Hãn ra tới Nam sông Bến Hải.
Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 được giao nhiệm vụ tổ chức khu vực phòng ngự tại An Đôn, Nhan Biều, đối diện với thị xã - Thành cổ. Đây là khu vực trọng yếu nhất của toàn khu phòng thủ. Ngày 30/9/1972, tôi được điều về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 18 - yêu cầu của mặt trận là phải giữ vững An Đôn, Nhan Biều, bảo vệ vững chắc khu vực Ái Tử và sân bay Ái Tử.
Khi về tới đơn vị, tôi đã cùng lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 18, chỉ trong 20 ngày đã xây dựng được trận địa phòng ngự vững chắc, liên hoàn; hệ thống hỏa lực cũng được tổ chức lại cho khoa học, phát huy được hiệu quả của từng loại hỏa lực để tiêu diệt địch.
Đối với kẻ địch: Sau khi chiếm được thị xã - Thành cổ Quảng Trị, ý định của Mỹ - Ngụy là tiếp tục vượt sông Thạch Hãn đánh chiếm khu vực Ái Tử và sân bay Ái Tử, tái chiếm Đông Hà và vùng đất đã mất từ 30/3/1972 ra tới Nam sông Bến Hải.
Đêm 01/11/1972, địch đã bí mật cho Tiểu đoàn 6 (thiếu) của Sư đoàn Thủy quân lục chiến Ngụy vượt sông Thạch Hãn sang chiếm bãi cát An Đôn, Nhan Biều, mở đầu cho cuộc hành quân “Sóng thần 9”. Sáng 02/11/1972, hàng chục ngàn quả đạn pháo và pháo hạm bắn vào khu vực phòng ngự của Trung đoàn 18, hàng trăm lần máy bay phản lực, trực thăng vũ trang thả hàng trăm tấn bom và rốc két, máy bay B52 cũng hai lần thả bom vào khu vực phòng ngự của Trung đoàn 18; gần 8h sáng dưới sự chi viện mãnh liệt của pháo binh, quân địch thực hành xung phong đánh chiếm trận địa phòng ngự của Trung đoàn 18.
Quân ta đã sử dụng hoả lực súng cối 60, 82, 120 bắn trực tiếp vào đội hình địch đang xung phong. Hoả lực cối 160, hoả tiễn BM13 bắn sang bờ Nam sông Thạch Hãn, không cho chúng tổ chức lực lượng sang tăng cường, hoả tiễn DK8, pháo binh 122 bắn vào thị xã, chế áp các trận địa pháo và quân cơ động. Bộ binh ta dựa vào trận địa để địch vào tầm hiệu quả mới nổ súng và lựa đạn tiêu diệt địch.
Đợt xung phong lần thứ nhất đã tiêu diệt hàng trăm tên. Ỷ lại vào hoả lực mạnh, chúng tiếp tục tổ chức xung phong 2 lượt nữa, nhưng đều bị đập tan, gần 300 tên địch đã bị diệt, còn một ít lui ra bờ sông ẩn nấp chờ quân sang chi viện. Đêm 02/11/1972, địch cho 2 Đại đội Thuỷ quân lục chiến sang tăng viện nhưng bị hoả lực của Trung đoàn 18 đánh tan. Sáng 03/11/1972, Trung đoàn 18 tổ chức xung phong lần thứ 2, tiêu diệt nốt quân địch còn lại.
Kết quả trận đánh: Trung đoàn 18 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Đức Huy chỉ huy đã tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 6 (thiếu) Thủy quân Nguỵ, gồm 2 Đại đội và cơ quan Tiểu đoàn; hơn 350 tên địch bị diệt tại trận địa (trong đó, có Tiểu đoàn trưởng), bắt sống 1 tên.
Ta hy sinh 7 đồng chí và 13 đồng chí bị thương, hiệu suất chiến đấu rất cao: 1/50. Đập tan hoàn toàn cuộc hành quân “Sóng thần 9” của địch.
Ngay sau tối hôm 3/11/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi điện trực tiếp cho tôi khen: “Chiến thắng của Trung đoàn 18 đánh bại cuộc hành quân “Sóng thần 9” của địch, đã góp phần đánh bại ý chí của Mỹ - Nguỵ tái chiếm Ái Tử, Đông Hà và vùng đất đã giải phóng Bắc tỉnh Quảng Trị”.
Kỷ niệm sâu sắc thứ 2 là trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên từ năm 1984 đến 1989.
Trong lúc cuộc chiến đấu của ta đang gặp khó khăn, một số cán bộ, chiến sĩ của ta có tư tưởng bi quan, sau chiến dịch MB84 không thành công, thương vong nhiều, tháng 3/1985 tôi được điều lên chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên với cương vị Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2, trực tiếp chỉ huy cơ quan tham mưu tiền phương Quân khu 2 (chức năng Tham mưu trưởng mặt trận), tôi được Tư lệnh mặt trận là Trung tướng Nguyễn Hữu An giao nhiệm vụ chọn một mục tiêu nào vừa phải, đánh được, giữ được để giải quyết tư tưởng, củng cố lòng tin cho bộ đội, tôi đã cùng cơ quan tham mưu đi nghiên cứu và chọn mục tiêu là A6B (địch gọi là 211).
Đây là trận địa địch xen kẽ với trận địa của ta, lực lượng địch ở đây khoảng 1 Trung đội tăng cường. Sau đó, tôi chọn một Đại đội của Trung đoàn 567, đưa về phía sau, chọn địa hình tương tự A6B huấn luyện 20 ngày. Chọn lấy 40 người có tư tưởng quyết tâm cao, kỹ thuật tốt để trực tiếp đánh chiếm. Số còn lại làm lực lượng dự bị, cơ sở vật chất đưa lên sẵn các trận địa của ta ở gần.
Gần sáng ngày 31/5/1985, ta nổ súng tấn công, chỉ trong hơn 40 phút ta đã chiếm được trận địa địch, bắt sống 1 tên.
Địch rất bất ngờ nên sáng ngày 01/6/1985, địch mới tập trung hoả lực pháo bắn phá vào trận địa của ta. Trong ngày, chúng thực hiện phản kích tới 3 lần nhưng đều bị đánh bại và liên tục trong 10 ngày dùng 2 Trung đoàn thay nhau phản kích, nhằm chiếm lại trận địa đã mất nhưng đều bị đập tan. Hơn 1000 tên địch bị diệt, xoá sổ 1 Trung đoàn, đánh thiệt hại 1 Trung đoàn khác. Phía địch đánh giá, đây là trận thảm bại nhất trong cuộc chiến xâm lược biên giới Việt Nam.
+ Đi suốt chiều dài lịch sử của đất nước trong thế kỷ 20, ông đã cùng các đồng chí, đồng đội của mình chiến đấu kiên cường, vượt qua bao gian khổ, ác liệt của chiến tranh, hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm nên chiến thắng khải hoàn vĩ đại. Cho đến hôm nay, điều gì khiến ông vẫn còn trăn trở nhất?
- Có nhiều điều trăn trở, nhưng có lẽ điều trăn trở nhất là nạn tham nhũng vẫn phổ biến. Mặc dù những năm qua, với quyết tâm của Bộ chính trị, của đồng chí Tổng Bí thư, đã xử lý những tập thể, cá nhân ở những vị trí quan trọng trong Đảng và Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ…
Nhưng, nó vẫn diễn ra ở một số cán bộ của Đảng, Nhà nước có chức có quyền, bất chấp lương tâm đạo lý, tiền là trên hết, cấu kết với nhau với những thủ đoạn tinh vi hơn… Những hành động của họ đã làm tổn thương tới lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, cản trở phát triển của đất nước.
Do đó, tôi mong muốn làm sao bộ máy phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước phải thật trong sạch, có quyết tâm cao, có biện pháp phù hợp để ngăn chặn, xử lý kiên quyết, để cho không dám tham ô, không muốn tham ô… như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói.
+ Tâm nguyện của ông mấy mươi năm sau khi kết thúc các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là gì, thưa ông?
- Tâm niệm của tôi sau hơn 30 năm kết thúc các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là nhân dân ta được sống hoà bình và hữu nghị với tất cả nhân dân các nước, “người với người là bạn”.
Thế nhưng, không được quên giáo dục cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về tình hình thế giới, tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp nên phải nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, để bảo vệ chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của nước ta.
Là người lính, tâm nguyện của tôi là trách nhiệm với Tổ quốc, dù ở bất cứ đâu, bất cứ kẻ thù nào, nếu có nhiệm vụ chiến đấu là tôi sẵn sàng. Chẳng ai muốn chiến tranh, bất đắc dĩ chúng ta phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Đó là chính nghĩa!
Nhiều đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống, nhiều người vẫn còn đang nằm rải rác khắp nơi. Trong những năm qua, tôi cùng đồng đội đã thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh Toàn quốc, để có điều kiện chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giúp đỡ nhau giải quyết những tồn đọng về chính sách.
Đặc biệt, chúng tôi cùng nhau tìm kiếm những đồng đội đã hy sinh trong các trận đánh để đưa các anh về nghĩa trang liệt sĩ, về với gia đình, quê hương. Công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa những gia đình, cá nhân có công với cách mạng cần tiếp tục được đẩy mạnh, quan tâm thường xuyên.
Chúng ta hướng tới tương lai nhưng không được quên quá khứ. Quên quá khứ là có tội với lịch sử, có tội với những người đã đổ máu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Thiếu tướng có thể chia sẻ đôi chút về “hậu phương” của mình trong những năm tháng ông tham gia quân ngũ?
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: Vợ tôi là giáo viên cấp 2, chúng tôi có 4 con trai và 1 người con gái nuôi. Trong kháng chiến chống Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và trong các thời kỳ bao cấp, đời sống gia đình rất khó khăn, nên vợ tôi vừa phải đi dạy học, vừa đi làm phụ hồ để tăng thu nhập nuôi con. Khi bà ấy về hưu thì lên Hà Nội, tôi đi chiến đấu ở biên giới, vợ phải đi bán bánh mỳ, bán xổ số để nuôi con và một mẹ già. Nhưng các con đều khôn lớn, trưởng thành và thành đạt. Đó là công của vợ tôi! Tôi biết ơn bà ấy, không có bà ấy nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình, tôi đã không được như ngày nay.
+ Thưa Thiếu tướng, thông điệp của ông dành cho thế hệ trẻ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay là gì?
- Thế hệ trẻ ngày nay đã sống trong hoà bình, chỉ mong các cháu học tập thật tốt, nâng cao tri thức, đem tri thức đó vào xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phát triển. Nhưng, đừng quên phải xây dựng nền quốc phòng mạnh để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Giá trị của chiến thắng, giá trị của độc lập dân tộc là rất lớn lao, trường tồn, cần phải được ghi nhớ, khắc sâu trong tâm khảm các thế hệ người dân Việt Nam. Từ đó, hình thành nên tư thế của người dân đất Việt, nỗ lực tạo lập một vinh quang mới to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và hội nhập quốc tế.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(CLO) Sáng 20/11/2024 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
(NB&CL) Chia sẻ bên lề Quốc hội sau khi kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, đợt 1 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành nhiều nội dung đề ra, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với dấu ấn trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Các Đại biểu Quốc hội đã tập trung trí tuệ, đóng góp những ý kiến sâu sắc và toàn diện vào nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
(CLO) Sáng 20/11 (giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới đặt hoa tại khu tưởng niệm lãnh đạo lập quốc Cộng hòa Dominica tại Thủ đô Santo Domingo.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng giữa Việt Nam - Dominica có 6 điểm đồng là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.
(CLO) Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT phối hợp với các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro trong tính toán nguồn cát san lấp.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN đẩy mạnh hợp tác về kinh tế số với các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin của Việt Nam; tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
(CLO) “Đây là đường sắt tốc độ cao nên yêu cầu yếu tố kỹ thuật và an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Về yếu tố địa lý, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu rất lớn, mỗi năm sẽ có nhiều cơn bão nên khi thi công, các đơn vị cần phải chú ý đến yếu tố này cũng như cần phải tính đủ số trạm dừng”, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm.