Giá trị vốn hóa 10 “ông lớn” công nghệ Trung Quốc bay hơi hơn 800 tỷ USD

Thứ ba, 01/06/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành công nghệ Trung Quốc đang dần đánh mất thời kỳ hoàng kim khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục siết chặt quản lý, đặt ra nhiều lo ngại đối với giới đầu tư khi giá trị của 10 tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc lao dốc hơn 800 tỷ USD trong ba tháng qua.

Vốn hóa 10 “ông lớn” công nghệ Trung Quốc bay hơi hơn 800 tỷ USD. Ảnh: Nikkei Asia.

Vốn hóa 10 “ông lớn” công nghệ Trung Quốc bay hơi hơn 800 tỷ USD. Ảnh: Nikkei Asia.

Theo Nikkei Asia, giá trị vốn hóa của 10 tập đoàn IT và công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc, trong đó có Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, đã “bay hơi” hơn 800 tỷ USD, giảm gần 30% so với mức đỉnh hồi tháng 2 vừa qua.

Cụ thể, giá trị vốn hóa thị trường của một số tập đoàn công nghệ được niêm yết tại Hồng Kông như Alibaba, Tencent, Meituan, JD và Kuaishou đã giảm 20%-40% so với mức đỉnh ngày 17/ 2.

Trong khi đó, định giá thị trường của một số công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ như Pinduoduo, Baidu, Lufax, Bilibili và NetEase, đã giảm khoảng 150 tỷ USD. Tổng cộng, 10 công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã chứng kiến giá trị vốn hóa thị trường sụt giảm tới 801 tỷ USD.

Siết chặt quản lý

Tencent, tập đoàn điều hành ứng dụng WeChat, là một trong số những ông lớn công nghệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện, giá cổ phiếu của Tencent đã giảm hơn 20% so với mức kỷ lục hồi tháng 2. Trước đó, vào hôm 27/5 vừa qua, Tencent đã công bố lợi nhuận ròng đạt 47,7 tỷ NDT (tương đương 7,44 tỷ USD) trong quý I đầu năm, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Alibaba đã chứng kiến lỗ ròng so với cùng kỳ năm ngoái, do nhận án phạt khủng trị giá 2,8 tỷ USD vì cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Ant Group – con cưng của tỷ phú Jack Ma – cũng đã phải thay đổi cơ cấu hoạt động sau khi bị hoãn đợt niêm yết kép 35 tỷ USD hồi đầu tháng 11 năm ngoái.

Theo Nikkei Aisia, giới đầu tư cũng tỏ ra lo ngại về việc chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý đối với Tencent, sau khi Alibaba và tỷ phú Jack Ma gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Đầu tháng 5, Tencent đã được lệnh ngừng thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng ứng dụng của họ.

Ngoài Tencent, công ty thương mại điện tử JD.com, nền tảng giao đồ ăn Meituan và 10 công ty nền tảng trực tuyến khác đã bị ngân hàng trung ương triệu tập trong cuộc họp kín vào cuối tháng 4. Theo đó, nhà chức trách yêu cầu chấp nhận các công ty này hoàn toàn tuân thủ các quy định giám sát của các cơ quan quản lý tài chính.

Định giá thấp

Ông trùm kinh doanh công nghệ Trung Quốc Pony Ma (Mã Hóa Đằng), là người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tencent. Ảnh: Getty.

Ông trùm kinh doanh công nghệ Trung Quốc Pony Ma (Mã Hóa Đằng), là người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tencent. Ảnh: Getty.

Cổ phiếu của JD.com, Pinduoduo và Meituan mà Tencent là cổ đông lớn, đã giảm mạnh cùng với cổ phiếu của các công ty công nghệ khác. Trước đó, Alibaba và Tencent đã nhiều lần đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng và sự phát triển của họ đã nâng tầm giá trị thị trường của hai gã khổng lồ công nghệ này.

Giới đầu tư nhận định rằng, cổ phiếu của Tencent và một số công ty công nghệ khác hiện đang bị định giá thấp, song rủi ro pháp lý đang kìm hãm đà tăng trưởng của các cổ phiếu này.

Ngược lại, cổ phiếu của Apple và các gã khổng lồ CNTT khác của Mỹ đang giao dịch ổn định.

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn chứng kiến những điểm tích cực, khi nhà cung cấp Waterdrop của Mỹ, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào ngày 7/5. Hiện giá cổ phiếu của công ty này đang giao dịch ở mức 7 USD/cổ phiếu, thấp hơn so với giá 12 USD/cổ phiếu trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Đáng chú ý, Tencent hiện nắm giữ 20% cổ phần của Waterdrop.

Trong bối cảnh đó, vào tháng 4 vừa qua, ByteDance, tập đoàn điều hành ứng dụng TikTok, đã quyết định tạm ngừng kế hoạch niêm yết một số hoạt động công ty con. Nhiều nhà phân tích cho biết, công ty đưa ra quyết định sau khi tính đến rủi ro pháp lý và nguy cơ giá trị cổ phiểu của công ty bị giảm.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng sang trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ do chúng có lợi suất cao hơn trái phiếu ở các nước phát triển.

Đầu tư nước ngoài vào trái phiếu NDT trong cuối tháng 4 vừa qua tăng hơn 3,6 nghìn tỷ NDT, gần 60% so với một năm trước đó. Hầu hết các trái phiếu như vậy được coi là trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu do các ngân hàng trung ương phát hành.

Hương Vũ

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản