(NB&CL) Chiều 21/2, Liên bộ Công thương - Tài chính công bố điều chỉnh tăng mạnh giá xăng dầu, đồng loạt tăng tiếp gần 1.000 đồng với tất cả mặt hàng, vượt 26.280 đồng/lít.
Trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, giá xăng dầu liên tiếp tăng phi mã khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Câu chuyện điều hành giá xăng dầu của các Bộ, ngành liên quan lại tiếp tục làm nóng các mặt báo.
Doanh nghiệp ngồi trên “lửa”
Việc điều chỉnh tăng giá chiều 21/2, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đã có lần tăng thứ 5 liên tiếp, là đợt tăng thứ 4 trong năm nay và ở mức cao nhất trong gần một thập niên trở về đây. Giá xăng dầu liên tục tăng cao đã gây nên hiện tượng găm hàng ở nhiều cây xăng từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, kéo dài cho tới hiện tại. Ở nhiều địa phương, tình trạng cây xăng bán theo định mức mà không bán theo nhu cầu; cây xăng treo biển tạm ngưng... vẫn xuất hiện, gây bức xúc trong dư luận.
Xăng tăng, hàng loạt ngành sản xuất, phân phối như ngồi trên đống lửa. Bị tác động đầu tiên là vận tải. Theo kế hoạch, ngày 15/3 tới, Chính phủ đã chốt phương án mở cửa du lịch hoàn toàn. Đây là niềm vui lớn đối với DN vận tải. Tuy nhiên, niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, các DN vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch đã bị “kéo giật lại” vì mức tăng phi mã của giá xăng dầu.
Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, cho biết giai đoạn vừa qua, nếu các DN vận tải hàng hóa có thể bị ảnh hưởng giảm khoảng 20 - 30% lượng hàng, doanh thu thì khối vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch bị ảnh hưởng tới 70 - 80%. Các DN vận tải hành khách còn “hơn cả kiệt quệ” là từ ông Tính dùng khi nhận xét về ngành này.
Sau ngày 1/10 năm ngoái, dù TP.HCM đã mạnh dạn mở cửa kinh tế, xã hội theo Nghị quyết 128, nhưng nhu cầu đi lại vẫn chưa sáng sủa hơn. Tại hai bến xe lớn nhất TP.HCM là Bến xe miền Đông và Bến xe miền Tây, lượng khách lèo tèo, luồng tuyến mở ít. Nhìn chung, hoạt động vận tải hành khách vẫn chưa thể khởi sắc, chỉ cố gắng cầm chừng ở mức 20 - 30% so với giai đoạn trước.
“Du lịch mở cửa từ giữa tháng 3 sẽ là liều ô-xy cấp cứu cho các DN vận tải, đáng ra phải rất mừng. Khổ nỗi, giá xăng dầu liên tục tăng cao và lập đỉnh đã tạo lực cản kéo lại sự hồ hởi, phấn khởi của các DN, khiến việc mở cửa mất đi phần nào ý nghĩa”, sau tiếng thở dài, ông Tính thông báo chắc chắn tới đây, các DN vận tải sẽ điều chỉnh tăng giá cước. Nhưng muốn tăng cũng khó bởi thông thường, sau phiên điều chỉnh giá xăng dầu, ngành vận tải tăng giá cũng phải có độ trễ, từ 15 - 20 ngày sau mới có thể điều chỉnh giá theo.
Chưa kể mức độ tăng thường không tương ứng với tỷ lệ tăng của giá nhiên liệu. Cụ thể, chi phí xăng dầu chiếm từ 25 - 30 - 40% tùy loại phương tiện hàng hóa hay hành khách, tuyến cố định hay hợp đồng. Do đó, xăng tăng 10% thì giá cước chỉ tăng được khoảng 2,5 - 4%. Mức tăng ít, không thấm vào đâu để bù lại chi phí cho DN, nhưng theo đúng kinh tế thị trường, cứ giá tăng thì cầu ít lại. “Nói chung, hoạt động vận tải trong điều kiện dịch bệnh mới phục hồi còn đang chệch choạc, chưa ổn định, xăng tăng kiểu này như giáng thêm 1 cú, khiến DN khó mà vực dậy nổi”, ông Lê Trung Tính nhìn nhận.
Cá nhân đã khó, DN càng khổ hơn. Theo vị này, sau khi mọi hoạt động kinh tế gần như đã được mở lại hoàn toàn, các đơn hàng bắt đầu quay trở lại, nhưng DN vận tải hàng hóa “chưa kịp ngoi lên đã lại bị dìm xuống mặt nước”. Với chênh lệch giá xăng tăng thêm khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lít so với cùng kỳ năm ngoái, nhân lên với bình quân mỗi xe chạy 100km mất 40 lít dầu, chi phí cho đội xe của DN bị đội lên rất lớn.
Chưa kể, DN vận tải đang phải đối mặt với làn sóng thiếu hụt tài xế, nhân lực trầm trọng. Tài xế chở hàng container phải có bằng lái hạng FC nhưng trong 2 năm dịch bệnh, không có đơn vị tổ chức thi bằng lái. Bên cạnh đó, nhiều tài xế thất nghiệp về quê đã chuyển đổi nghề nghiệp. Người lao động có khi còn đòi hỏi tăng lương thêm 5 - 10%. Khó khăn bủa vây đang chực chờ “nuốt chửng” DN vận tải hàng hóa.
Kiến nghị xem xét lại việc điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương
Trước những lo ngại giá xăng dầu tăng dẫn đến tình trạng “loạn giá”, một số ý kiến kiến nghị xem xét lại việc điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương trong thời gian vừa qua. Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (chủ thương hiệu xe Sao Việt) cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) gần như kiệt quệ vì dịch bệnh, nay giá xăng dầu tăng chẳng khác nào cú đánh bồi đẩy DN đến bờ vực phá sản.
Là đơn vị vận tải hành khách tuyến Hà Nội - Lào Cai, ông Bằng cho biết, dù hoạt động du lịch đang từng bước khôi phục, nhưng DN vận tải của ông mới hoạt động lại được 30% lượng phương tiện. “Chúng tôi đang hoạt động chủ yếu là các xe cỡ nhỏ, ít giường. Đối với xe giường nằm cỡ lớn, hành khách vẫn e ngại dịch COVID-19”, ông Bằng chia sẻ.
Theo ông Bằng, chi phí xăng dầu chiếm tới 40-50% là nỗi lo rất lớn của các DN vận tải. Trong khi đó, giá vé các chặng như Hà Nội - Lào Cai không thể tăng, bởi nếu tăng giá trong thời điểm này, không khác gì “tự sát”.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng: “Vận tải là huyết mạch nền kinh tế và liên quan đến nhiều ngành, đời sống nhân dân. Giá xăng, dầu chiếm 25-30% trong cơ cấu giá cước vận tải. Xăng dầu điều chỉnh giá liên tục như thế này khiến các mặt hàng tăng giá theo, chưa kể chi phí nhân công tăng lên, cước vận tải tăng lên”.
Theo ông Hùng, Hà Nội đang ở giai đoạn đỉnh dịch. Sau khi tiêm phủ vắc-xin, Chính phủ mở cửa kinh tế và tung ra các gói hỗ trợ để phục hồi kinh tế, kích cầu, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, muốn khôi phục phải có sự điều hành đồng bộ giữa các bộ, ngành.
Giảm thuế, phí cho hàng xăng dầu
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Viện Thương mại và kinh tế (ĐH Kinh tế quốc dân), nhận định giá xăng dầu tăng liên tiếp từ đầu năm đến nay đẩy nguy cơ lạm phát nhập khẩu càng tăng. Giá cước vận tải quốc tế, cước vận tải trong nước, nhiên liệu sử dụng trong sản xuất công nghiệp tăng làm tăng chi phí đầu vào của DN rất lớn. Quan trọng hơn, trong bối cảnh chúng ta bàn nhau và có chính sách giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ DN thì câu chuyện này cũng kém phần hấp dẫn khi giá nhiên liệu tăng. Giá đầu vào tăng thì nhiệt huyết sản xuất cũng “hao hụt” phần nào. Bên cạnh đó, các chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa, thu nhập thực tế của người dân đang bị ảnh hưởng theo.
“Giá xăng dầu tăng đang đẩy tổng cầu giảm, tăng chi phí sản xuất và cơ cấu nền kinh tế. Chưa nói đâu xa, chỉ một bữa ăn bình thường hiện đã tăng hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch. Phần cơm không tăng giá thì miếng thịt nhỏ hơn, ít đi. Một hộp cơm người lao động mua năm ngoái giá 25.000 đồng, nay đã “lặng lẽ” tăng lên 35.000 đồng/hộp. Nếu không nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu, sẽ kéo theo làn sóng phản ứng dây chuyền tăng giá từ logistics đến sản xuất, giá thành hàng hóa, dẫn đến lạm phát. Lúc đó, toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng ghê gớm. Hậu quả rất lớn mà đối tượng phải gánh chịu đầu tiên chính là người dân”, ông Lạng nhấn mạnh.
Giải pháp trước mắt theo chuyên gia này là cần khai thác Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiệu quả nhất có thể, chống đầu cơ xăng trước kỳ điều chỉnh thông qua vai trò quản lý của cơ quan quản lý thị trường. Cho đến lúc này, việc thanh tra của ngành công thương đối với các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu về số liệu dự trữ, bán ra, nhập vào… chỉ giải quyết bề nổi của vấn đề găm hàng chờ giá tăng bán, nếu có. Thực tế, bài toán chúng ta cần giải là kiềm chế giá tăng, hỗ trợ DN cũng như nền kinh tế.
“Vấn đề của ngành công thương là có giải pháp thực tế để kìm đà tăng của giá xăng dầu, chưa bao giờ thị trường nhiên liệu cần sự ra tay quyết liệt và đột phá của ngành công thương bằng lúc này. Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường, phí các loại liên quan giá xăng dầu của ngành công thương cần được Bộ Tài chính xem xét cân đối tham mưu cho Chính phủ để có giải pháp ngắn hạn. Bên cạnh đó, cần giảm chi phí cầu đường đi lại cho ngành vận tải trong thời gian này…”, ông Lạng đề xuất.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.