(NB&CL) Tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022, ông Philipp Rösler - nguyên Phó Thủ tướng Đức, từng nhận định, TP.HCM có cơ sở để trở thành một “thành phố kỳ lân về công nghệ” trong tương lai.
Tuy nhiên, để hiện thực hoá giấc mơ ấy, các chuyên gia cho rằng, TP.HCM cần có thêm nhiều cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa để thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp.
Để trở thành thành phố kỳ lân
Trong suốt những năm qua tại các diễn dàn, các cuộc hội thảo bàn các giải pháp phát triển kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cho rằng TP. Hồ Chí Minh có cơ sở để trở thành một “thành phố kỳ lân” trong tương lai, nghĩa là nơi quy tụ các công ty công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên - thuật ngữ của giới kinh doanh là “công ty kỳ lân”.
Theo giới chuyên gia, thành công bước đầu của TP. Hồ Chí Minh là đã có được hàng trăm công ty công nghệ, một số cái tên đã ở tầm khu vực tạo ra trụ cột quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế số. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức lớn để đạt mục tiêu sau 3 năm nữa, tỷ trọng của kinh tế số sẽ tăng lên mức 25% GRDP của thành phố, tức tăng gần gấp đôi mức hiện nay.
Để thúc đẩy kinh tế số, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các giải pháp mới như thành lập một trung tâm riêng để hỗ trợ chuyển đổi số, phối hợp với các tổ chức như Ngân hàng thế giới để có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi, cũng như ban hành cơ chế thí điểm sandbox để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới như lời Bí thư Thành ủy: “Kiến tạo mô hình phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh lâu dài”.
Theo giới chuyên gia, đặc trưng của một thành phố đổi mới sáng tạo là phải có tính siêu liên kết, các thành phần trong hệ sinh thái kinh tế số phải kết nối với nhau dễ dàng trên không gian số. Do đó việc tìm ra được một mô hình hợp tác công - tư phù hợp với chuẩn quốc tế cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng để chính quyền các thành phố như TP. Hồ Chí Minh thu hút được đầu tư, thực sự đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới.
Theo đánh giá cua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam sẽ sản sinh ra nhiều “kỳ lân” công nghệ trong tương lai là do sự trợ giúp rất tích cực từ chính sách.Việt Nam đang dần trở thành “cái nôi” của start-up tại khu vực Đông Nam Á khi lượng vốn rót cho các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là với mảng công nghệ ngày một tăng. Trong giai đoạn 2020 - 2022, số vốn đạt khoảng gần 2 tỷ USD và dự kiến giai đoạn 2023 - 2025 con số này sẽ đạt 5 tỷ USD. Hầu hết lượng vốn tập trung vào các doanh nghiêp công nghệ tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Tại một diễn đàn công nghệ, Phó Chủ tịch MoMo Nguyễn Bá Diệp chia sẻ, start-up phải làm được những điều không ai tin rẳng có thể làm được. Phải có sự sáng tạo hoàn toàn khác biệt, bởi nếu một sản phẩm ai cũng biết, ai cũng làm được thì sẽ rất khó để làm lớn.
Cũng theo Phó Chủ tịch MoMo, để có thể trở thành “kỳ lân”, start-up công nghệ cần tạo ra sản phẩm có tác động đến rất nhiều người và phải có hàm lượng công nghệ rất cao. Bên cạnh đó, người điều hành cần phải có tầm nhìn để đưa sản phẩm đi đúng hướng, phục vụ cho 10 người sẽ rất khác so với phục vụ 100 hoặc 1.000 người. Ngoài ra, quản lý tài chính, kiểm soát và phân bổ dòng tiền cũng là yếu tố sống còn với các startup.
Dọn tổ đón “kỳ lân”
Đại dịch COVID-19 kéo dài trong hơn 2 năm đã tạo ra nhiều “cú sốc” và những tác động tiêu cực, nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội và tác động tích cực, như thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và làm thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
Từ thực tế đó, để có một “thành phố kỳ lân”, TP. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng đầu tư phát triển kinh tế số, tập trung thu hút nguồn lực nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi thực tế và hấp dẫn. Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển kinh tế số nhanh, bền vững cùng với những chính sách có tác động tích cực thúc đẩy quá trình phát triển cho các doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong quá trình hình thành những doanh nghiệp Kỳ lân và hiện thực hóa giấc mơ thành phố kỳ lân trong tương lai.
Bên cạnh đó, để giấc mơ “thành phố kỳ lân” có thể trở thành hiện thực, thì cần lắm một nơi ươm mầm, là bệ phóng cơ sở cho những start-up có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Với tầm nhìn lâu dài của Đảng bộ và chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã hình thành khu công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước nằm ở phía Đông thành phố.
Đây là nơi huy động các nguồn lực về khoa học và công nghệ cao, hình thành lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu Công nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, hiện khu công nghệ cao có 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương 12,036 tỷ USD; trong đó có 51 dự án FDI với vốn đầu tư 10,106 tỷ USD (chiếm 84%).Với kết quả này, khu công nghệ cao đã vươn tầm thương hiệu quốc tế, trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao.
Minh chứng là đã có hơn 10 tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới hiện diện như Intel, Jabil, Rockwell Automation (Hoa Kỳ), Nidec, Nipro, NTT (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Sonion (Đan Mạch), Datalogic (Italy), Sanofi (Pháp), TTI (Đức)… cùng với thu hút đầu tư, các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp cho thấy khu công nghệ cao đang đi đúng hướng với những mục tiêu đề ra từ khi thành lập.
Đây là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam hướng đến tạo ra các sản phẩm, công nghệ trên bản đồ công nghệ cao của thế giới.
Cùng với các dự án FDI, Khu Công nghệ cao (SHTP) cũng thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nhận chuyển giao công nghệ cao và thành lập các dự án sản xuất công nghệ cao như: Nanogen (công nghệ sinh học), FPT (sản xuất phần mềm), DGS (ví điện tử), RtR (thiết bị bay không người lái - Drone)… giúp hình thành các sản phẩm công nghệ cao “Made in SHTP”.
Điều này hướng tới khẳng định vị thế đầu tàu trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh.
Sự có mặt của các dự án công nghệ cao trong và ngoài nước, nhất là dự án từ các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, đã góp phần cải thiện, nâng cao môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Nơi đây cũng đồng thời hình thành và phát triển một lực lượng năng lực nội sinh về công nghệ cao, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. Những start-up về công nghệ với tình sáng tạo và hiệu quả, đã và đang hình thành trong dòng chảy chung của sự đầu tư chiền lược của TP. Hồ Chí Minh như khu công nghiệp công nghệ cao, nhằm giúp cho các doanh nghiệp tìm đến giấc mơ Kỳ lân trong một tương lai gần.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
MB Ageas Life một lần nữa khẳng định vị thế của mình khi tiếp tục được vinh danh “Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024 – Khối Doanh nghiệp vừa”, đứng thứ 4 trong ngành Bảo hiểm (Nhân thọ & Phi nhân thọ), theo kết quả khảo sát do Anphabe tổ chức.
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
Ngày 19/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (DDC) ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đồng thời ký kết Hợp đồng tín dụng xanh tài trợ dự án Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Tiếp nối thành công của chương trình “Quà tặng tiền tỷ, Chào Thu hết ý”, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi “Mùa hội, bội quà” nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
(CLO) Mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup đã trở lại hoạt động ở công suất tối đa sau sự cố mất điện hôm thứ hai, theo thông tin từ đại diện của tập đoàn Equinor cung cấp cho Reuters.