Giấc mộng tăng vốn tỷ đô của Maritime Bank và câu chuyện cổ phần “ế ẩm"

Thứ sáu, 26/03/2021 07:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra của Maritime Bank, cổ đông không giấu tham vọng “vốn tỷ đô”. Cùng lúc đó, cổ phiếu mã MSB của ngân hàng này rơi vào tình trạng ế ẩm.

Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).

Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).

Xét về vốn điều lệ, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) không hề nhỏ. Với 11.750 tỷ đồng, Maritime Bank có vị trí tầm trung, nằm trong Top 15. Thế nhưng, Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. Vì thế, tăng vốn là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là điều không dễ dàng vì cổ phiếu MSB rơi vào tình trạng ế ẩm.

Lợi nhuận thua xa nhiều ngân hàng quy mô nhỏ hơn

Hiện tại, Maritime Bank có vốn điều lệ tầm trung, lên đến 11.750 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận mà đơn vị này thu được lại thấp hơn nhiều so với một số ngân hàng cũng nằm ở tầm trung với vốn điều lệ thấp hơn một chút.

Cụ thể, một số ngân hàng đang “cùng chiếu” với Maritime Bank có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB (11.094 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPB (10.717 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB (10.959 tỷ đồng),…

Vốn điều lệ cao hơn VIB, TPB, OCB và LPB nhưng Maritime Bank lại thua xa các đơn vị này về lãi ròng. Trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Maritime Bank dù tăng gần gấp đôi nhưng cũng chỉ đạt 2.011 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này tại VIB, TPB và OCB lần lượt là 4.642 tỷ đồng, 3.094 tỷ đồng và 2.582 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn tại Maritime Bank thấp, chỉ là 17,11%. Tỷ lệ này tại VIB, TPB và OCB là 41,8%, 28,87% và 23,56%.

Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại Maritime Bank thấp hơn rất nhiều tại VIB, TPB và OCB.

Giấc mộng tăng vốn tỷ đô

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Maritime Bank, tăng vốn là một trong những biện pháp được nghĩ tới nhiều. Tại ĐHĐCĐ diễn ra trong ngày 24/3/2021 của Maritime Bank, lãnh đạo ngân hàng đã đề xuất tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng. Kế hoạch này được cổ đông thông qua.

Tuy nhiên, cổ đông đề nghị ngân hàng có tầm nhìn dài hạn hơn. Cổ đông đặt ra câu hỏi nếu năm nay tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng thì bao giờ đạt trên 1 tỷ USD.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Maritime Bank cho biết, trong quá trình tăng vốn, ngân hàng sẽ có một phần tăng từ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông ngoài. Tuy nhiên, nếu tăng vốn quá nhanh thì chưa hẳn tạo ra nhiều lợi nhuận cho cổ đông do còn giới hạn về tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế, ngân hàng cũng đã có kế hoạch dài hạn 2020-2023.

Sau khi tăng vốn, nếu tính theo thị giá hiện tại thì vốn hoá của ngân hàng cũng đã đạt trên 30.000 tỷ, hơn 1 tỷ đô.

Cụ thể, với thị giá khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu, thị giá Maritime Bank đạt 25.454 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD).

Câu chuyện cổ phần “ế”

Thế nhưng, tăng vốn tại Maritime Bank lại không phải câu chuyện dễ dàng. Trong gần 1 thập kỷ qua, nhà đầu tư đã quá quen với việc “cổ phiếu ế” MSB. Thị trường chứng khoán nhiều lần, cổ đông lớn đã thất bại khi muốn thoái vốn tại Maritime Bank.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là cổ đông lớn tại Maritime Bank. Mấy năm gần đây, VNPT nhiều lần nỗ lực thoái vốn khỏi ngân hàng này. Bao nhiêu lần nỗ lực là bấy nhiêu lần thất bại.

Vào đầu năm 2018, VNPT ghi nhận lần thứ 3 liên tiếp không bán được cổ phần MSB tại Maritime Bank. Nguyên nhân là không có nhà đầu tư nào tham gia mua dù giá khởi điểm rất thấp, chỉ từ 11.900 đồng/cổ phiếu đến 12.400 đồng/cổ phiếu. Thất bại này nằm trong dự báo của nhà đầu tư vì ở thời điểm đó, thị giá MSB trên OTC thấp hơn 11.900 đồng/cổ phiếu rất nhiều.

VNPT không phải nhà đầu tư duy nhất thất bại khi cố gắng bán cổ phần MSB. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng trải qua 3 lần muốn bán MSB từ năm 2016 với các mức giá 11.700 đồng/cổ phiếu, 10.600 đồng/cổ phiếu và 12.400 đồng/cổ phiếu nhưng đều không thành công.

Cuối cùng, đến năm 2018, SCIC chuyển sang bán thỏa thuận lô cổ phiếu Maritime Bank.

Cuối năm 2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) dự kiến chào bán hơn 4 triệu cổ phần Maritime Bank với mức giá 11.800 đồng/cổ phần. DATC muốn thoái vốn trong bối cảnh Maritime Bank dự kiến sẽ niêm yết trên sàn HOSE và kỳ vọng đạt giá trị vốn hóa 1,1 tỷ USD. Bất chấp thông tin này, cổ phiếu MSB của DATC cũng không “đắt khách”.

Sau vài lần bán không có người mua, mới đây, cuối tháng 3/2021, DATC lại đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu MSB theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 6/4 đến 5/5. Đây là phương án khả thi nhất khi thanh khoản mỗi ngày của cổ phiếu MSB đạt khoảng 8 triệu cổ phiếu.

Với việc cổ phiếu liên tục “ế”, Maritime Bank không dễ dàng tăng vốn bằng cách huy động vốn từ bên ngoài. Cách tốt nhất mà Maritime Bank chọn chính là phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Tỷ lệ này là 30%. Nếu thành công, vốn của Maritime Bank sẽ tăng lên 15.000 tỷ đồng.

Hà Anh 

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp