Giải bài toán lạm phát điểm thi Đại học: Tự chủ và không phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thứ sáu, 23/09/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tương tự như mùa tuyển sinh trước, điểm chuẩn vào nhiều trường đại học năm nay tăng mạnh khiến nhiều thí sinh dù đạt 9 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng 1. Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng phương thức tuyển sinh đại học cần thay đổi.

Nhiều lý do khiến điểm chuẩn cao

Mùa tuyển sinh năm nay, tại nhiều ngành đào tạo, thí sinh phải đạt mức điểm gần tuyệt đối mới có cơ hội trúng tuyển. Chẳng hạn, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 3 ngành có điểm chuẩn cao nhất là: Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng đều là 29,95 điểm. Kế tiếp là ngành Báo chí với 29,9 điểm.

giai bai toan lam phat diem thi dai hoc tu chu va khong phu thuoc vao ky thi tot nghiep thpt hinh 1

Mùa tuyển sinh năm nay, tại nhiều ngành đào tạo, thí sinh phải đạt mức điểm gần tuyệt đối mới có cơ hội trúng tuyển. Ảnh minh họa. Nguồn: T.L

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao, Sư phạm Lịch sử chất lượng cao cùng lấy 39,92 điểm (thang điểm 40) và ngành Sư phạm Lịch sử lấy 29,75 điểm (thang điểm 30).

Một số ngành của các trường đại học khác cũng có điểm chuẩn cao gần chạm ngưỡng 30 như ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội lấy điểm chuẩn là 29,5 điểm; chuyên ngành Trung Quốc học, Học viện Ngoại giao có điểm chuẩn 29,25 điểm,...

Mức điểm này đồng nghĩa thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn bao gồm cả điểm ưu tiên, khu vực, đối tượng thì mới có thể trúng tuyển vào các ngành kể trên.

TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính nhận định, mặt bằng chung, điểm chuẩn năm nay thấp hơn năm ngoái, tuy nhiên, một số trường có điểm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.

“Tại một số trường, số lượng nguyện vọng đăng ký nhiều trong khi chỉ tiêu tuyển sinh ít. Bên cạnh đó, các trường xét tuyển nhiều phương thức nên chỉ còn một tỉ lệ nhất định cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Bởi vậy, điểm trúng tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT cao hơn các phương thức khác là điều dễ hiểu” - ông Tùng nói. 

PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, có nhiều lý do dẫn tới điểm chuẩn của các trường năm ngoái đã cao, năm nay càng cao hơn như: mức độ đề thi chưa có tính phân hóa cao; thí sinh tăng nguyện vọng vào các trường top, ngành hot; các trường cũng bắt đầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh riêng, xét tuyển kết hợp khiến tỷ lệ chỉ tiêu cho việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm...

Với độ phân hóa đề thi như hiện tại, ông Triệu cho rằng, trong thời gian tới, các trường sẽ tính đến việc giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, chủ động đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng để đảm bảo yêu cầu của từng trường.

Đưa về giá trị thực

Bên cạnh một số ngành học điểm chuẩn vẫn ở mức cao, bức tranh tuyển sinh chung của các trường ĐH năm nay có thể thấy “cơn sốt” điểm chuẩn đã giảm nhiệt so với năm 2021. Tính đến hôm qua, cả nước chưa có ngành học nào có điểm chuẩn tuyệt đối.

Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn tuyệt đối hoặc trên tuyệt đối như Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Trường ĐH Hồng Đức (điểm chuẩn 30,5/30 điểm); ngành Hàn quốc học, Đông phương học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội (điểm chuẩn 30/30 điểm); ngành Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân đối với nữ phía Bắc của Học viện Chính trị Công an Nhân dân (30,34/30 điểm) thì năm nay đều giảm nhiệt. Trong đó, ngành Hàn Quốc học, Đông phương học giảm 0,05 điểm, ngành Sư phạm Ngữ văn giảm 0,56 điểm.

Đặc biệt, ngành Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân đã giảm 4,08 điểm. Sở dĩ ngành này điểm chuẩn giảm “sốc” là do Bộ Công an có chính sách điều chỉnh phương án tuyển sinh. Theo đó, năm nay, lần đầu tiên, Bộ tổ chức bài thi đánh giá để lấy kết quả xét tuyển kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điểm xét tuyển là tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường các Công an Nhân dân (hiện tại có 8 trường) và điểm bài thi đánh giá năng lực của Bộ Công an (chiếm tỷ lệ 60%). Điểm xét tuyển được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 2 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an.

Theo đánh giá của Bộ Công an, do bài thi đánh giá có độ phân hóa cao nên điểm thi và điểm trúng tuyển đã có sự thay đổi, không còn tình trạng “lạm phát” điểm chuẩn như những năm trước.

giai bai toan lam phat diem thi dai hoc tu chu va khong phu thuoc vao ky thi tot nghiep thpt hinh 2

Khi hầu hết các trường tuyển sinh còn phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT thì câu chuyện về đề thi, điểm chuẩn vẫn sẽ lặp đi, lặp lại hằng năm. Ảnh: T.L

Tương tự, điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng giảm so với năm 2021. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn các phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của 60 chương trình đào tạo. Trong đó, có 5 chương trình trường không sử dụng phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

PGS. Điền cũng cho biết, khi phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh, trường chia theo ngành. Vì thế, với ngành Công nghệ Thông tin, có một số chuyên ngành không tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, trường vẫn tuyển đủ chỉ tiêu dựa vào phương thức thi tốt nghiệp THPT cho ngành này. Kết quả cho thấy cả 5 chương trình mà trường không tuyển theo phương thức thi tốt nghiệp THPT đều thuộc nhóm ngành có điểm chuẩn đánh giá tư duy cao nhất.

“Nhà trường quan niệm việc phải đặt ra điểm chuẩn quá cao là bất đắc dĩ. Vì nó thể hiện một môi trường tuyển sinh không thực sự lành mạnh, bởi có nguy cơ đánh trượt nguyện vọng 1 cả những thí sinh xuất sắc nhưng vì sơ suất nhỏ khi làm bài mà điểm các em không đủ cao”, PGS Điền cho biết.

Không nên quá phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT

Đánh giá về mùa tuyển sinh năm nay, PGS.TS Trần Văn Tớp - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, những điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay phức tạp hơn mọi năm trong bối cảnh đề án tuyển sinh của các trường cũng có nhiều đổi mới khiến thí sinh theo dõi khó hơn.

Về điểm chuẩn, PGS.TS Trần Văn Tớp nhận định, năm nay điểm chuẩn có nhiều biến động. Tuy không thể so sánh điểm chuẩn giữa ngành này với ngành kia, khi không cùng một mặt bằng, một thang điểm, 1 thước đo, nhưng có một số ngành điểm chuẩn tăng mạnh, thậm chí gần 10 điểm so với năm ngoái thì sự chênh lệch này cũng là điều đáng suy nghĩ.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Văn Tớp nhắc lại giai đoạn tuyển sinh đại học cách đây chục năm trước. Thời điểm đó, điểm chuẩn chỉ 13, 14 điểm, thậm chí 11, 12 điểm đã đỗ đại học. Còn thời điểm hiện tại để đỗ đại học khó chấp nhận điểm số đó. Điểm chuẩn các trường phải từ 19, 20, đặc biệt các ngành top trên phải 29, hơn 29 điểm.

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, dù chỉ tiêu các ngành này ít nhưng dù đề thi dễ hay khó thì việc thí sinh đạt tới điểm tiệm cận tuyệt đối là cả câu chuyện không dễ. Chuyên gia này cũng cho rằng, điểm cao là do cách đánh giá, xu hướng đề thi. Hiện nay kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 2 mục đích, xét tốt nghiệp THPT, đồng thời tuyển sinh đại học. Thế nên làm thế nào để đề thi vừa đáp ứng thi tốt nghiệp THPT vừa đảm bảo cho các trường đại học là câu hỏi khó.

“Khi hầu hết các trường tuyển sinh còn phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT thì câu chuyện về đề thi, điểm chuẩn vẫn sẽ lặp đi, lặp lại hằng năm”, PGS.TS Trần Văn Tớp nêu quan điểm.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các trường không nên quá phụ thuộc vào điểm số của kỳ thi tốt nghiệp, chuyển hướng sang những phương thức tuyển khác, đặc biệt là các kỳ thi riêng.

Đánh giá toàn cảnh điểm chuẩn năm nay, TS. Nguyễn Đức Nghĩa nhìn nhận, những trường đại học, ngành tuyển sinh bằng kỳ thi riêng, không còn phụ thuộc 100% vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đã phần nào kiểm soát được mức độ lạm phát của điểm chuẩn.

Điển hình như điểm chuẩn 8 trường khối ngành công an đều giảm mạnh so với năm 2021, hay điểm vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh... đều giảm đáng kể. Điều này cho thấy định hướng xây dựng các kỳ thi riêng đang đúng hướng, các trường cần phát huy tốt hơn trong mùa tuyển sinh năm sau. 

Mặt khác, với những ngành điểm chuẩn vẫn gần kịch trần, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, Bộ GDĐT cần tính toán lại việc ra đề thi năm sau, siết lại các kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT để tránh tình trạng “giỏi ảo”.

Tự chủ tuyển sinh đại học cũng được nhiều chuyên gia nhắc tới trong việc giải bài toán lạm phát điểm thi Đại học. Từ góc độ người học, một điều dễ nhận thấy là các cơ sở đào tạo hiện nay đều sử dụng đa dạng các phương thức tuyển sinh. Mỗi thí sinh có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào ngành, trường yêu thích bằng cách tận dụng các phương án xét tuyển do các trường đưa ra. Khi chủ động với nhiều phương án và các bài thi khác nhau, thí sinh sẽ hạn chế được tình trạng may rủi của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện chỉ diễn ra duy nhất 1 lần/năm, nếu có những sơ sót sẽ không làm lại được mà phải chờ đến năm sau thi lại.

Khánh An

Tin mới

Bắt giữ cảnh sát hình sự 'rởm' cưỡng đoạt tài sản người đi đường

Bắt giữ cảnh sát hình sự 'rởm' cưỡng đoạt tài sản người đi đường

(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Vụ án
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khai thác hiệu quả Sân vận động Mỹ Đình

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khai thác hiệu quả Sân vận động Mỹ Đình

(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.

Công luận 24H
Bộ Tài chính: Cần làm rõ cơ sở hay căn cứ nào để Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam

Bộ Tài chính: Cần làm rõ cơ sở hay căn cứ nào để Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam

(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.

Giao thông
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

(CLO) Ngày 3/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Tin tức
TP HCM: Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ tại gói thầu hơn 138 tỷ đồng

TP HCM: Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ tại gói thầu hơn 138 tỷ đồng

(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".

Dự án - Đầu tư
Công ty mẹ Gotec Việt Nam đối mặt khoản nợ trái phiếu 980 tỷ đồng quá hạn, lỗ lũy kế kéo dài

Công ty mẹ Gotec Việt Nam đối mặt khoản nợ trái phiếu 980 tỷ đồng quá hạn, lỗ lũy kế kéo dài

(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.

Kinh doanh - Tài chính
Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại Đền Hùng

Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại Đền Hùng

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.

Đời sống
Ninh Thuận: Mời thầu 213 tỷ đồng cho dự án thi công đường từ quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná

Ninh Thuận: Mời thầu 213 tỷ đồng cho dự án thi công đường từ quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.

Dự án - Đầu tư
Thị trường bất động sản phục hồi, các dự án bắt đầu cuộc đua

Thị trường bất động sản phục hồi, các dự án bắt đầu cuộc đua

(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.

Công luận 24H
Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nghề báo
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị toàn diện Việt Nam - Rumania

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị toàn diện Việt Nam - Rumania

(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.

Tin tức
Giải mã khái niệm 'thuế quan qua lại' của Mỹ

Giải mã khái niệm 'thuế quan qua lại' của Mỹ

(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Thế giới 24h
Kỳ 6: 5 hướng đồng loạt tiến công, áp sát nội đô Sài Gòn

Kỳ 6: 5 hướng đồng loạt tiến công, áp sát nội đô Sài Gòn

(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Tin tức
TP HCM: Công an truy tìm tài xế lái ô tô lạng lách như phim hành động

TP HCM: Công an truy tìm tài xế lái ô tô lạng lách như phim hành động

(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.

Công luận 24H
Hà Đô (HDG) bị giảm 307 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô (HDG) bị giảm 307 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán

(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.

Kinh doanh - Tài chính
Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn