(CLO) Theo các chuyên gia, trong tuyển sinh đại học không nên tồn tại quá nhiều phương thức tuyển sinh mà nên hạn chế bớt những phương thức, tổ hợp tuyển sinh thiếu khoa học, chỉ để “vợt” thí sinh.
Nhiều phương thức, thiếu công bằng
Năm 2022, các trường đại học sử dụng 20 phương thức tuyển sinh. Các phương thức xét tuyển chủ yếu như:
Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ); Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8);
Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức để xét tuyển; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển;
Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài;
Xét tuyển qua phỏng vấn; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển; Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển....
Hiện các nhà trường đại học vì cạnh tranh nên tìm cách tuyển sinh dưới nhiều phương thức khác nhau (ảnh Quang Hùng).
Khi các trường áp dụng các phương thức tuyển sinh này vào thực tế thì cho ra nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, giống như một ma trận.
Về lý thuyết, nhiều phương thức tuyển sinh sẽ tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho thí sinh. Tuy nhiên, do tình trạng “trăm hoa đua nở”, mỗi trường áp dụng một cách nên xảy ra tình trạng phụ huynh và học sinh bị rối, đăng ký sai.
Hiệu quả tuyển sinh không giống nhau
Phân tích từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có 5 phương thức có số lượng thí sinh nhập học cao nhất gồm: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng theo đề án của trường, xét theo bài thi đánh giá năng lực và phương thức khác. Trong đó, hơn 50% số lượng thí sinh nhập học theo phương thức xét điểm thi THPT vào các trường. 5 phương thức có số lượng thí sinh nhập học thấp nhất gồm: Xét qua phỏng vấn, xét thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, thi văn hoá ở các trường.
Một số thí sinh điểm cao tuy nhiên không đậu theo nguyện vọng vì các trường đã hết chỉ tiêu tuyển sinh do tình trạng tuyển sinh sớm, sử dụng các tổ hợp tuyển sinh được cho là thiếu tính cạnh tranh, công bằng.
Đánh giá về việc này, theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong năm 2022 có khoảng 620.000 thí sinh tham gia xét tuyển đại học. Hệ thống đã ghi nhận gần 400.000 thí sinh được các trường công bố đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy chỉ 35% trong số này đặt ngành đã trúng tuyển sớm ở nguyện vọng một; 30% đặt ở các nguyện vọng khác (từ nguyện vọng hai trở đi) và 35% không dùng quyền lợi trúng tuyển sớm hoặc không đỗ tốt nghiệp.
Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh khiến phụ huynh và học sinh "như bị đánh đố". Nhiều phương thức có tên gần giống nhau khiến một số thí sinh chủ quan, nhầm lẫn khi đăng ký.
"Khánh Nam (trú tại Quảng Ngãi) đã hai lần gửi thư đến Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mong được giúp đỡ vì đăng ký nhầm, từ xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ IELTS thành kết hợp kết quả học tập THPT (học bạ) với chứng chỉ IELTS.
Không chỉ gây khó khăn cho thí sinh mà việc có quá nhiều phương thức còn gây rắc rối cho toàn hệ thống. Đề nghị từ năm sau, các trường cân nhắc số lượng phương thức tuyển sinh và công bố sớm", bà Nguyễn Thu Thuỷ bày tỏ.
Bàn về đổi mới thi cử trong năm 2023, bà Nguyễn Thu Thủy cho rằng, quy chế tuyển sinh đại học 2023 và các năm tiếp theo cơ bản giữ ổn định như 2022, nhưng được tăng cường giải pháp về mặt kỹ thuật.
Bộ cũng sẽ nâng cấp hệ thống lọc ảo chung, nhằm giảm sai sót, nhầm lẫn. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đang cân nhắc tuyển sinh đại học vào một đợt, tránh việc tuyển sinh sớm.
Quản hay cấm?
Trước đề xuất không cho các trường đại học tuyển sinh sớm, nhiều chuyên gia lo ngại sẽ triệt tiêu tính sáng tạo của từng trường đại học.
Nêu quan điểm về vấn đề này, theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc xét tuyển sớm đã trở thành thông lệ, vì vậy, Bộ nên tạo điều kiện để các trường được xét tuyển sớm (sau này tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ chỉ là điều kiện cần bổ sung) với cam kết thực hiện rõ ràng, công khai, minh bạch.
Nhiều phương thức thiếu công bằng
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng. Đặc biệt, khi nhìn phổ điểm, đối sánh giữa phương thức dựa trên học bạ và điểm tốt nghiệp THPT có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các trường hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.
Thầy Nguyễn Đinh Đức phân tích: Việc xét tuyển sớm vừa có ý nghĩa với cả thí sinh, vừa tạo nhiều thuận lợi trong công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Những học sinh ưu tú sẽ có thời gian để cân nhắc và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất, tốt nhất cho bản thân mình.
Trong khi đó, trường đại học sẽ xem xét thật kỹ được hồ sơ của từng thí sinh, có những bài thi tuyển, đánh giá năng lực riêng, như vậy khâu tuyển sinh được triển khai kỹ càng và hiệu quả hơn.
Vì việc xét tuyển sớm chủ yếu là xét tuyển những học sinh giỏi, thực hiện một cách minh bạch và khách quan, giúp các trường chọn và "giữ chân" được những thí sinh có chất lượng đầu vào tốt.
Cũng theo chuyên gia này, xét tuyển sớm cũng là xu hướng chung của nhiều trường đại học trên thế giới, nhằm không gây quá tải cho hệ thống tuyển sinh của các trường.
Ngoài kết quả học bạ, cơ sở đào tạo chủ động kết hợp tổ chức phỏng vấn, tổ chức các bài thi đánh giá năng lực, năng khiếu,… để lựa chọn được thí sinh phù hợp, triển khai tuyển sinh theo hướng này là rất tốt, và phù hợp với Luật Giáo dục đại học.
Nhiều chuyên ngành hiện không tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp (ảnh Trinh Phúc).
“Nếu yêu cầu không xét tuyển sớm với mọi phương thức tuyển sinh là gây áp lực không cần thiết đối với cơ sở đào tạo.
Bộ GD&ĐT không nên quản lý hành chính một cách cứng nhắc và cần đảm bảo quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh”, Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh.
Đối với đề xuất loại bỏ những phương thức không hiệu quả, gây nhiễu cho thí sinh và hệ thống xét tuyển, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng có tình trạng nhiều phương thức tuyển sinh không chất lượng, không đánh giá được đúng năng lực thí sinh.
Bên cạnh đó còn xuất hiện quá nhiều tổ hợp tuyển sinh không cần thiết.
Trong khi điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông một số môn học cũng không thực chất. Các trường sử dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh và quá nhiều tổ hợp xét tuyển giống như “vợt” đủ thí sinh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng thay vì quản lý hành chính hoạt động tuyển sinh của trường đại học, Bộ GD&ĐT nên “cầm trịch” về chất lượng, giảm bớt một số phương thức tuyển sinh không hiệu quả, chỉ đạo trên cơ sở khoa học và thực tiễn trong thời gian qua để quay lại với những phương thức tuyển sinh cơ bản.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.