(NB&CL) “Bệnh của bà con không thể chờ chúng ta được, phải giải quyết cấp bách việc thiếu thuốc và vật tư y tế trong khi chờ đợi nhóm giải pháp lâu dài”.
Chỉ đạo nói trên của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng là quan điểm nhìn nhận của rất nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội, đông đảo người dân, đặc biệt là những người bệnh đang mỏi mòi chờ đợi.
Tiếp tục tiếp diễn, hệ thống y tế sẽ tê liệt, người bệnh… “lãnh đủ”
“Thiếu thuốc, thiếu vật tư, thiếu trang thiết bị y tế” tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập thực ra không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, phải đến thời gian gần đây, thực trạng này diễn tiến ngày càng trầm trọng, kéo dài suốt nhiều tháng qua. Không chỉ ở các bệnh viện tuyến dưới, mà ở cả các bệnh viện tuyến Trung ương, hầu hết đều bế tắc trong việc tìm nguồn thuốc và vật tư y tế.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, ngành Y đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế. Lãnh đạo Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan và các địa phương đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc, thiết bị y tế…
Dù vậy, đến thời điểm này, nhiều cơ sở y tế trên cả nước vẫn còn loay hoay, bất lực trong tình trạng thiếu thuốc điều trị, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.
Đối tượng gánh chịu hậu quả đương nhiên không ai khác chính là người bệnh. Chuyện những bệnh nhân ung thư phải chờ đợi cả tháng để truyền hóa chất, chẩn đoán bệnh và có những bệnh nhân quyết định về quê vì không biết đến bao giờ mới có thuốc đã là chuyện không gì mới mẻ tại nhiều bệnh viện trong nhiều tháng qua. Tính mạng của họ sẽ ra sao khi họ không thể có đủ điều kiện kinh tế để có thể tự đi mua hóa chất về truyền, tự đi mua biệt dược với giá cao “cắt cổ” bên ngoài, tự đi xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh mãi là điều không ai có thể có câu trả lời chắc chắn.
Đáng lo ngại hơn nữa, theo nhìn nhận của các chuyên gia, nếu cứ để tình trạng này tái diễn và trầm trọng hơn, hệ thống y tế sẽ tê liệt và hệ lụy người bệnh phải gánh chịu sẽ còn nặng nề, đau đớn hơn nữa. Tuy nhiên, nếu cứ nhìn vào thực trạng, như đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) đã chỉ rõ: “Nhiều người có trách nhiệm trong hệ thống y tế không dám đấu thầu, mua sắm vì sợ sai, sợ vi phạm và thể chế pháp luật không rõ ràng”, thì câu chuyện “Thiếu thuốc, thiếu vật tư, thiếu trang thiết bị y tế” sẽ chẳng biết đến bao giờ mới được giải quyết rốt ráo.
Vướng ở đâu?
Trước khó khăn và vướng mắc trong mua sắm thuốc và vật tư y tế, ngày 2/7 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy (TTP.HCM) đã gửi Bộ Y tế 6 kiến nghị, trong đó, bệnh viện tuyến đầu này nhấn mạnh tới quy định rõ thứ tự ưu tiên trong sử dụng thông tin về giá xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu vật tư y tế tiêu hao, hóa chất. Trong đó, cần ưu tiên căn cứ giá trúng thầu đăng tải công khai gần nhất trên các trang congkhaiketquathau.moh.gov.vn; muasamcong.mpi.gov.vn.
Ngoài ra, tương tự như thuốc, bệnh viện đề nghị cần quy định rõ phương án xử lý cho trường hợp chủng loại vật tư y tế không có kết quả trúng thầu đăng công khai trong vòng 12 tháng, không thu thập đủ được 3 báo giá bằng việc lấy giá thấp nhất trong số các báo giá để làm giá kế hoạch, thời hiệu lấy theo thực tế ghi trên báo giá, tối thiểu không dưới 30 ngày kể từ ngày phát hành báo giá.
Bệnh viện Chợ Rẫy cũng kiến nghị bổ sung thêm nội dung hoặc hướng dẫn cụ thể đấu thầu mua sắm hóa chất tương thích với hệ thống máy. Mục tiêu để các bệnh viện có cơ sở triển khai đấu thầu mua sắm hoặc giao cho Trung tâm Đấu thầu mua sắm tập trung quốc gia hoặc địa phương đấu thầu, kết quả giao về cho bệnh viện thực hiện.
Đề nghị của Bệnh viện Chợ Rẫy không nằm ngoài những băn khoăn, trăn trở được lãnh đạo một số địa phương cơ sở y tế chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh ngày 20/6 vừa qua.
Theo họ, tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chủ yếu do lo ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra, bị động; phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật; chậm thầu so với dự kiến do tình trạng hết hạn số đăng ký của một số loại thuốc. Một số khó khăn do chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá một số thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm.
Cấp bách hoàn thiện quy định pháp lý để khắc phục thiếu thuốc
Khi đề cập đến nguyên dân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) thẳng thắn chỉ rõ: “Thể chế pháp luật không rõ ràng được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”.
Cùng góc nhìn, TS. Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho rằng, vấn đề lớn mà ngành y đang lúng túng và người làm rất dễ thành vi phạm, là đấu thầu trang thiết bị y tế, liên doanh liên kết, xã hội hóa, mượn máy… Nhiều cơ sở y tế không biết đâu là hành lang pháp lý đầy đủ để an toàn, đâu là “lằn ranh đỏ” để người ta không thể vượt qua. Do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn như Nghị định Chính phủ cụ thể hóa Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu…
“Cần có quy định riêng cho ngành y tế, vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Điều này sẽ giúp ngành y tế có cơ chế pháp lý minh bạch, có thể điều chỉnh mọi quan hệ nảy sinh liên quan đến vấn đề này. Đồng thời cũng tạo ra thể chế để quản lý cũng như bảo vệ các đơn vị tham gia đấu thầu, nếu không họ sẽ rất lúng túng và hoang mang”, ông Quang cho hay.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng cho rằng, cần ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp lý bao gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế; Luật phòng chống dịch và cả những luật khác có liên quan về giá như Luật Đấu thầu, mua sắm; Luật tài sản công để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc mua sắm thuốc.
Tại cuộc họp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ rõ, việc xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, một phần do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là chính, với việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc; công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách, quy định liên quan mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Trong diễn biến mới nhất, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/7, về giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, giải pháp ngắn hạn thứ nhất là Bộ Y tế đang tích cực soạn thảo để trình và tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết về đảm bảo thuốc, vật tư y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Thứ hai là đẩy nhanh cấp phép quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế. Thứ ba là đẩy nhanh tiến độ các gói thầu thuốc thuộc danh mục cấp quốc gia vào danh mục thuốc đàm phán tại Trung ương và địa phương. Thứ tư là sửa đổi bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.
“Về biện pháp dài hạn, hiện Bộ Y tế cũng đang xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi bổ sung các Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Trang thiết bị y tế”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Nếu tận mắt chứng kiến cảnh những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân nan y phải gánh chịu hệ lụy nặng nề như thế nào mới thấy mọi sự lúng túng, chần chừ, thiếu quyết liệt trong việc giải bài toán thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế bấy lâu là sự vô trách nhiệm, nói nặng hơn là sự tắc trách, coi thường tính mạng người bệnh. Thế nên, thay vì đổ lỗi cho “quy trình”, hãy cấp bách bắt tay vào hành động, không chỉ bằng trách nhiệm, mà còn cần bằng cả trái tim.
(CLO) Những ngày này, một số vườn bưởi ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, hàng nghìn quả bưởi ngả vàng ươm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm check-in lý tưởng thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.
(CLO) Kylian Mbappe ghi bàn mở tỷ số, góp công lớn vào chiến thắng 3-0 cho Real Madrid ngay trên sân của Leganes, thuộc vòng 14 La Liga. Los Blancos chỉ còn kém đội đầu bảng Barca 4 điểm và còn 1 trận chưa đá.
(CLO) Mẫu xe Nissan Almera 2024 dự kiến ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/11 với loạt nâng cấp như gói hỗ trợ lái ADAS, kiểm soát hành trình và sạc không dây.
(CLO) Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay đã thay thế 3.425 cây xanh có tình trạng hư hại, khiếm khuyết
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
(CLO) Trạm Cảnh sát giao thông cửa ô Hòa Hiệp (Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị lập biên bản xử phạt 2 tài xế, chủ xe đầu kéo chở hàng siêu trường không phép và không đúng giấy phép lưu thông trên Quốc lộ 1A qua địa phận TP Đà Nẵng.
(CLO) Lũ trên các sông lên nhanh, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày hôm nay (25/11).
(CLO) Ban Quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông báo mở thầu hai gói thầu xây lắp các tuyến thoát nước trên địa bàn Thị xã Phú Mỹ.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đang điều tra một tu viện Phật giáo tại tỉnh Phichit sau khi phát hiện 41 thi thể được cho là sử dụng trong các hoạt động thiền định, theo thông tin công bố ngày 24/11.
(CLO) Hiện nay, tình trạng mất cân đối cung - cầu của thị trường BĐS vẫn đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn, với nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân ngày một tăng. Trong khi đó các sản phẩm phù hợp, đáp ứng được cho nhu cầu này là nhà ở vừa túi tiền vẫn đang bị các công ty địa ốc "bỏ rơi".
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.