Giải bài toán thừa - thiếu giáo viên: Lời giải không chỉ nằm ở ngành giáo dục

Thứ sáu, 07/10/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thừa, thiếu giáo viên cục bộ không phải là câu chuyện mới, nhưng nếu không giải quyết dứt điểm, thì đây sẽ là chuyện dài kỳ của ngành Giáo dục. Năm học này, cả nước tiếp tục thiếu 94.714 giáo viên và thừa 10.178 giáo viên. Giải pháp nào để lấp khoảng trống thiếu hơn 94.000 giáo viên?

Ngày 4/10/2022, báo cáo trước Quốc hội về tình trạng thừa thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non, phổ thông được Bộ Chính trị giao bổ sung năm học 2022-2023.

giai bai toan thua  thieu giao vien loi giai khong chi nam o nganh giao duc hinh 1

Thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn học tiếng Anh và Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, thay vì tự chọn như trước đây. Tuy nhiên, nhiều địa phương trên cả nước đều thiếu giáo viên (GV) các môn này. Mặc dù quyết định bổ sung biên chế giáo viên của Bộ Chính trị mới đây được xem là tín hiệu tích cực nhằm giải quyết tình trạng thiếu GV cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, nhiều địa phương dù đã đặt chỉ tiêu tuyển dụng song vẫn lo về nguồn tuyển, nhất là các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, để thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo Chương trình GDPT mới cho lớp 3 năm học 2022-2023, cả nước cần thêm 5.322 GV, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 GV. Để đủ cho cả 3 năm sẽ cần thêm 9.589 GV. Với môn Tin học, theo Bộ GD&ĐT, để đủ GV (tính tối thiểu 1 GV/trường) cần bổ sung khoảng 3.684 GV.

Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận, hiện nay tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học diễn ra ở nhiều địa phương; thiếu giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với cấp học THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022-2023.

Theo Sở GD&ĐT Yên Bái, toàn tỉnh đang thiếu 746 GV, tỷ lệ GV mới đạt 86,3% so với định mức quy định. Với các môn học mới như Tin học, Ngoại ngữ, nhu cầu GV đến năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh cần 434 GV để dạy Tin học từ lớp 3 đến lớp 9; so với số hiện có thì thiếu 285 GV. Với môn Tiếng Anh, toàn tỉnh thiếu 273 GV.

Tại Điện Biên, Hòa Bình, Cao Bằng… tình trạng thiếu GV một số môn như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật theo chương trình GDPT mới là phổ biến. Đơn cử như tại Điện Biên, thống kê toàn tỉnh hiện còn thiếu 203 GV các môn này nhưng vì thiếu nguồn tuyển nên địa phương này xác định, dù có chỉ tiêu cũng không tuyển dụng được. Tương tự, năm học 2022-2023, toàn tỉnh Quảng Nam thiếu hơn 2.500 GV nhưng chỉ có 1.640 hồ sơ đăng ký thi tuyển.

Không chỉ tại các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, ngay tại TP. Hồ Chí Minh cũng đang thiếu hàng nghìn chỉ tiêu GV ở các cấp học. Địa phương này cũng đã tổ chức thi tuyển GV với yêu cầu là ứng viên có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, không yêu cầu hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Nhiều chuyên gia giáo dục lo ngại việc thiếu giáo viên dạy các môn học mới trong chương trình GDPT mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai chương trình. Do vậy, Bộ GD&ĐT cần có chiến lược dài hơi trong đào tạo đội ngũ giáo viên bởi đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ người thầy, nếu không có đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, việc triển khai chương trình GDPT mới sẽ khó có thể đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

giai bai toan thua  thieu giao vien loi giai khong chi nam o nganh giao duc hinh 2

PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và phát triển cho rằng: Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 nên một số môn học mới có tình trạng thiếu giáo viên.

Để “chữa cháy”, dựa trên chương trình khung của môn học và SGK, các địa phương có thể tạm thời mời các thầy cô giáo tại các trường khác dạy luân chuyển, đáp ứng đủ số lượng môn học, tiết học.

Mặt khác có thể tận dụng người có chuyên môn ở ngành văn hoá, nghệ thuật để hỗ trợ các nhà trường đối với các môn nghệ thuật. Tuy nhiên, về lâu dài, ngành giáo dục cần có kế hoạch dài hơi hơn trong việc đào tạo giáo viên căn cứ vào nhu cầu thực tế tại các địa phương để đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng hơn 27.800 biên chế giáo viên 

Mới đây, báo cáo trước Quốc hội, để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Bộ đã triển khai rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Từ đó, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các quy định về công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tinh giản biên chế ngành giáo dục và khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là các tỉnh miền núi.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026. Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng hơn 27.800 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Bộ cũng lưu ý, việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. 

Ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Mặt khác, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. 

Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.

Báo động về đội ngũ giáo viên nếu chậm triển khai Nghị định 116

Trước đó, vào trung tuần tháng 8/2022, chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021- 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập đến tầm quan trọng của việc triển khai đồng bộ Nghị định 116 của Chính phủ (quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, cũng như đặt hàng trường sư phạm trong đào tạo giáo viên).

Ông nhấn mạnh tới việc cần thiết có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ đối với các bên liên quan để thực hiện Nghị định này.

“Nếu chậm, trong vài năm nữa sẽ báo động về đội ngũ giáo viên”, GS Minh nhấn mạnh.

Theo GS. Minh, Nghị định 116 là giải pháp ưu việt thu hút người giỏi theo học và phục vụ trong ngành sư phạm. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là việc làm của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp, là chế độ chính sách, cơ hội phát triển của đội ngũ giáo viên.

giai bai toan thua  thieu giao vien loi giai khong chi nam o nganh giao duc hinh 3

“Tôi nghĩ rằng đây là việc lớn mà tầm của Bộ GD&ĐT không giải quyết được. Kính mong Chính phủ, các bộ ngành quan tâm, chỉ đạo để ngành phát triển hơn”, GS Minh nói. Ông nhấn mạnh, Nghị định 116 nếu một mình Bộ GD&ĐT thực hiện sẽ rất khó, phải có sự vào cuộc của các bộ ngành khác và UBND các tỉnh, thành phố.

Một trong rất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ bất cập trong việc thừa, thiếu giáo viên được Bộ GDĐT đưa ra bao gồm việc tiếp tục công tác rà soát, dự báo nhu cầu giáo viên, quy hoạch mạng lưới đào tạo sư phạm, ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, dồn điểm trường lẻ về trung tâm…

Trong đó, nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm được thể hiện trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên, trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm, khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Liên tục những năm qua, vấn đề này được nhắc đến trong các nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục mỗi dịp năm học mới. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều năm trôi qua nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành do còn nhiều vướng mắc.

Nhìn vào thực tế tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ sư phạm hiện nay có thể thấy nhiều trường quy mô nhỏ, manh mún, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, hoạt động thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên cho xã hội... Ngoài ra, cần chỉ rõ định hướng phát triển năm 2030, tầm nhìn đến 2050, các trường sư phạm nên chuyển sang đa ngành hay chuyên ngành đào tạo. Đây là câu hỏi cần sớm có lời giải đáp để đào tạo giáo viên thực sự bám sát với nhu cầu thực tiễn.

Khánh An

Bình Luận

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

(NB&CL) Việc chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay…

Góc nhìn
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

(NB&CL) Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn
Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

(NB&CL) Theo dõi dòng người đua vai nhau tới xem lễ diễu binh diễu hành mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 hay qua những vẻ mặt háo hức, chăm chú lắng nghe, dõi theo màn ảnh nhỏ chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ, dễ nhận thấy sự tự hào, hân hoan, xúc động dâng trào trong trái tim hàng triệu người dân Việt, đủ mọi lứa tuổi.

Góc nhìn
Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn