Giải Báo chí Quốc gia qua ghi nhận của những người “Cầm cân nảy mực”

Thứ hai, 18/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Giải BCQG mỗi một năm lại có sự tiến bộ nhất định. Năm nay nếu so với năm ngoái cá nhân tôi thấy có điều phấn chấn hơn ở hai điểm: Một là, số tác phẩm dự thi cao hơn, số lượng tác phẩm đưa vào Chung khảo cũng nhiều hơn; Về chất lượng theo tôi nghĩ, mỗi thời kỳ đều nói được những vấn đề thời sự của năm đó, nhưng những tác phẩm được lựa chọn vào Chung khảo, đặc biệt những tác phẩm đoạt Giải năm nay chắc chắn chất lượng cũng có những mặt nổi, khá hơn"- Nhà báo lão thành Hà Đăng nhận xét.

Nhà báo lão thành Hà Đăng: “Rất mừng vì báo chí địa phương đã có những bước tiến đáng kể”

Báo Công luận
 

Giải BCQG mỗi một năm lại có sự tiến bộ nhất định. Năm nay nếu so với năm ngoái cá nhân tôi thấy có điều phấn chấn hơn ở hai điểm: Một là, số tác phẩm dự thi cao hơn, số lượng tác phẩm đưa vào Chung khảo cũng nhiều hơn; Về chất lượng theo tôi nghĩ, mỗi thời kỳ đều nói được những vấn đề thời sự của năm đó, nhưng những tác phẩm được lựa chọn vào Chung khảo, đặc biệt những tác phẩm đoạt Giải năm nay chắc chắn chất lượng cũng có những mặt nổi, khá hơn. Tuy nhiên, như báo cáo tổng kết của HĐ Giải là vẫn thiếu những tác phẩm thật sự xuất sắc, nhưng theo tôi hiểu thì điều đó cũng khó… Niềm phấn chấn thứ hai, tôi nhận thấy là khoảng cách về chất lượng giữa các tác phẩm báo chí ở T.Ư và báo chí địa phương đã có sự xích lại rất nhiều. Nói như thế không có nghĩa là báo chí T.Ư kém đi, mà điều rất đáng mừng là do báo chí địa phương đã tốt lên… Biết rằng, mong muốn, yêu cầu của mình thì rất nhiều, những điều mà báo chí nêu lên cũng đã phản ánh được một phần thực tế tình hình nào đó, dẫu sao việc đấu tranh chống tiêu cực dường như vẫn nổi lên nhiều hơn, mà đáng lẽ ra theo tôi những tấm gương tốt, bài học hay cần phải được nêu lên nhiều hơn nữa. Cần làm thế nào để những bài báo, những điển hình ta đưa ra, biểu dương thành mô hình và có tính phổ biến lan rộng, lan tỏa ra… Tôi rất mong chờ những điều đó.

Nhà báo Hồng Vinh: “Mảng đề tài về điển hình tiên tiến còn bị chìm quá”

Báo Công luận
 

So với năm trước thì năm nay tôi thấy có thêm niềm vui, đó là số tác phẩm dự thi nhiều hơn, nhất là rất nhiều HNB địa phương đã lọt được vào vòng chung khảo - điều mà ngày trước Giải Báo chí toàn quốc là một điều chật vật và hiếm hoi. Và rõ ràng nếu hiểu như thế “nước lên là thuyền lên”, T.Ư đã kéo địa phương và địa phương hưởng ứng cùng T.Ư, đó chính là thành công của Giải. Thứ hai, các tác phẩm cũng đã phản ánh được toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, như là các vấn đề nóng, bức xúc được xã hội quan tâm. Hoạt động của Hội đồng Giải BCQG càng ngày càng có thêm kinh nghiệm cho nên việc phân tích, xem xét…  lúc chấm Giải diễn ra rất nhanh, tạo được sự đồng thuận rất cao. Đấy là ba niềm vui rất rõ. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui thì tôi vẫn có nỗi băn khoăn mà điều này không chỉ của riêng tôi. Chống tham nhũng, chống tiêu cực là vấn đề trọng tâm, nhất là chống tham nhũng coi là vấn đề nội xâm, nhưng mà chống để xây và xây để chống tốt hơn theo tôi thì việc phản ánh của các tác phẩm như ở trong Giải dường như vẫn chưa đáp ứng được hết điều đó… Những điển hình tiên tiến, những gương người tốt việc tốt… là những hình ảnh rất đẹp, rất cần cho cuộc sống hôm nay mà báo chí có nhiệm vụ phát hiện, nhân rộng điển hình thì ở Giải năm nay mảng này bị chìm quá so với mảng tiêu cực. Tôi hy vọng lần này với việc tổng kết Giải chúng ta sẽ cần chú ý, rút kinh nghiệm để Giải ở những mùa sau sẽ có thêm những niềm vui mới.

Nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN: “Mặt bằng chất lượng tác phẩm khá đồng đều, theo hướng được nâng lên”

Báo Công luận
 

Giải báo chí năm nay cho thấy những năm gần đây báo chí địa phương đã có thể cạnh tranh giải với báo chí T.Ư ở các loại hình báo in, kể cả báo hình, báo nói. Một điều đáng chú ý nữa là năm nay hầu hết các tác phẩm được Giải A không phải về tiêu cực, tham nhũng, mà về những vấn đề thời sự, chính trị lớn của đất nước. Các tác phẩm được giải khác nói về những nét mới, điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, các tấm gương lao động sản xuất giỏi, về xây dựng Đảng, cải cách thể chế v.v... Các tác phẩm báo chí này thực hiện đúng chức năng phản ánh, phản biện, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được đó, Giải báo chí đã bộc lộ những hạn chế như các tác phẩm dự thi còn dài; ít tác phẩm đơn của một tác giả. Ảnh báo chí với thế mạnh “nói được nhiều mà không cần lời” vẫn hiếm thấy tác phẩm xuất sắc dự thi và cũng ít tác giả dự thi. Một cái yếu nữa thể hiện trong cách đặt tít của tác phẩm đọc lên thấy chênh vênh, không ăn nhập, mặc dù nội dung tác phẩm tốt. Các tác phẩm báo chí viết về các vấn đề quốc tế vắng bóng trong vòng chung khảo…

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư: “Góp mặt rất nhiều tác phẩm có tính phát hiện trong lĩnh vực kinh tế”

Báo Công luận
 

Giải năm nay góp mặt rất nhiều tác phẩm có tính phát hiện trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, tôi rất tâm đắc với các bài phân tích xã luận, bình luận có những chủ đề đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu. Đây là điều rất cần thiết để làm nền tảng cho báo chí kinh tế nói chung am hiểu sâu sắc về các câu chuyện mà Đảng ta đã có những chủ trương rất cụ thể như: phát triển kinh tế tư nhân, phát triển nền kinh tế thị trường  định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển một nền kinh tế đa thành phần… Ở đây tôi muốn nói đến ở một khía cạnh khác, đó là vai trò của báo chí trong việc phòng chống tham nhũng. Đây là mảng chủ đề có rất nhiều tác phẩm dự thi, trong đấy có những tác phẩm phải nói là đặc sắc. Các nhà báo đã có chính kiến, tìm kiếm được những thông tin chính xác lần lượt dẫn dắt vấn đề để làm sao vụ việc đi đến tận cùng, cuối cùng mang đến một sự công bằng, khách quan. Những câu chuyện đặt ra trong bài viết dự thi, ở đó không chỉ chống mà có cả phòng - chống tham nhũng, đã gợi mở được những giải pháp rất cần phải nghiên cứu để được thể chế hóa trong luật pháp, chính sách của Nhà nước. Có lẽ, đối với những tác phẩm đoạt Giải, đặc biệt là Giải cao cũng nên được phổ biến một cách rộng rãi để các báo, người cầm bút có thể học hỏi được kinh nghiệm từ cách phát hiện đề tài, xử lý thông tin, dẫn dắt vấn đề để có thêm được những tác phẩm đạt Giải BCQG.

NSNA Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam: “Ảnh báo chí - rất khó chọn được 1 tác phẩm xứng tầm để trao giải A”

Báo Công luận
 

 Trong 9 tác phẩm vào chung khảo thì có đến 8 tác phẩm là dạng phóng sự ảnh. Đây là sự chênh lệch tương đối lớn giữa ảnh đơn và phóng sự ảnh. Các ảnh đơn nếu chúng ta làm tốt sẽ thuyết phục được người xem rất mạnh mẽ mà không nhất thiết phải sử dụng đến phóng sự ảnh. Bên cạnh đó, tác phẩm ảnh báo chí chưa có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức thể hiện. Chúng ta có nhiều nội dung khá tốt, song kỹ năng tác nghiệp, kỹ thuật nhiếp ảnh còn hạn chế. Nhiều anh em chưa hiểu hết kiến thức về ảnh bộ. Một số nhà nhiếp ảnh đang gom các ảnh đơn của mình để thành một bộ ảnh hoặc một phóng sự ảnh cho thật “bắt mắt” chứ chưa thực sự là một phóng sự ảnh theo đúng tính chất của nó… Nhiều tác phẩm chụp theo “lối mòn”, thiếu tính sáng tạo trong phương pháp thể hiện vẫn còn và chưa nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung, tư tưởng lẫn hình thức thể hiện, nên ít có những tác phẩm tạo ấn tượng cho người xem. Một nhược điểm khá cố hữu nữa của ảnh báo chí là nhiều ảnh chung chung, chưa đi sâu khai thác tâm trạng, cảm xúc của đối tượng chụp, thiếu những đặc tả có chiều sâu, gây ấn tượng mạnh mẽ, thể hiện công phu, nỗ lực của người chụp trong nhiều điều kiện thực sự khắc nghiệt. Vì vậy, năm nay, rất khó để chọn được 1 tác phẩm xứng tầm để trao giải A.

Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay: “Mảng đề tài quan trọng nông nghiệp - nông dân - nông thôn chưa có nhiều tác phẩm thực sự gây ấn tượng mạnh”

Báo Công luận
 

Các tác phẩm tham dự giải năm nay đã bám sát các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước ta trong năm qua. Đặc biệt, đề tài đấu tranh phòng chống tham nhũng đã thu hút nhiều tác phẩm tham gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ bài viết về nông dân, nông thôn ngày càng nhiều hơn đi vào tất cả các ngóc ngánh của đời sống, từ những vấn đề lớn như tái cơ cấu nông nghiệp, đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, những sinh hoạt bình thường nhất ở khu vực nông thôn… đã được đề cập một cách phong phú. Tuy nhiên, theo tôi, lĩnh vực này vẫn chưa có nhiều tác phẩm thực sự gây ấn tượng mạnh, có sức lan tỏa lớn, vẫn còn nhiều tác phẩm theo các
mô-típ cũ, không có tác phẩm thực sự nổi trội. Năm nay, đoạt giải cao vẫn là các cơ quan báo chí lớn, “hùng mạnh” về con người và tiềm lực tài chính, mạnh về vai trò chính trị - xã hội để tác nghiệp do đó, có cơ hội để tạo ra những tác phẩm có tiếng vang. Tôi mong muốn, Hội đồng Giải BCQG nên suy nghĩ cách thức tổ chức nào đó, để các cơ quan báo chí nhỏ hơn, có tiềm lực hạn chế hơn vẫn có những tác phẩm dù không có quy mô quá lớn nhưng đi vào các vấn đề đời thường nhưng có tính phát hiện, phản ánh kịp thời, sâu sắc những thực tế mới nảy sinh trong đời sống xã hội vẫn có giải, để mỗi người làm báo cảm thấy bình đẳng ở sân chơi quốc gia này.

Ngọc Lành- Ngọc Thành (Ghi)

 

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo