Giai đoạn 2024 - 2030, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm

Chủ nhật, 22/09/2024 16:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giai đoạn 2024 - 2030, Chính phủ đặt mục tiêu: Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%.

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo công thức: C = SET + 1

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

giai doan 2024  2030 doanh thu cong nghiep ban dan tai viet nam dat tren 25 ty usd nam hinh 1

Ảnh minh hoạ

Chiến lược đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức sau: C = SET + 1

Trong đó: C: Chip (Chip bán dẫn); S: Specialized (Chuyên dụng, Chip chuyên dụng); E: Electronics (Điện tử, Công nghiệp điện tử); T: Talent (Nhân tài, Nhân lực);

+ 1: Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn). 

 Lộ trình 03 giai đoạn phát triển công nghiệp bán dẫn

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo lộ trình 3 giai đoạn với các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Giai đoạn 1 (2024 - 2030): Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

2. Giai đoạn 2 (2030 - 2040): Phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 02 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

3. Giai đoạn 3 (2040 - 2050): Hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 03 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%.

Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trên cơ sở các nội dung nêu trên, Chiến lược đề ra 05 nhiệm vụ với các giải pháp thực hiện cụ thể: Phát triển chip chuyên dụng; Phát triển Công nghiệp điện tử; Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn; Thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn;

Một số nhiệm vụ và giải pháp khác: Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo), do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn (Tổ Chuyên gia). Tổ Chuyên gia là cơ quan tham mưu, tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lược, nhằm cung cấp các kiến thức, phân tích chuyên sâu về chuyên môn để tham mưu, tư vấn giúp Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Tổ Chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng. Thành phần Tổ Chuyên gia gồm đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Cải cách thủ tục hành chính để 'cửa khẩu thông minh phải thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp'

Cải cách thủ tục hành chính để 'cửa khẩu thông minh phải thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp'

(CLO) Làm việc với tỉnh Lạng Sơn, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh yêu cầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong thực hiện các quy trình xuất nhập khẩu, gắn liền với cải cách thủ tục hành chính để "cửa khẩu thông minh phải thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp".

Tin tức
Việt Nam phấn đấu đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam phấn đấu đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến năm 2030: Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh.

Tin tức
Bắc Ninh hướng tới mục tiêu: 'Văn hiến, hội tụ tinh hoa, đoàn kết, kiên cường, phồn vinh, hạnh phúc'

Bắc Ninh hướng tới mục tiêu: 'Văn hiến, hội tụ tinh hoa, đoàn kết, kiên cường, phồn vinh, hạnh phúc'

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh định hướng hành động theo 16 chữ: "Khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng", hướng tới mục tiêu trong 16 chữ: "Bắc Ninh văn hiến, Hội tụ tinh hoa, Đoàn kết, kiên cường, Phồn vinh, hạnh phúc".

Tin tức
Thực hiện nghiêm việc xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em

Thực hiện nghiêm việc xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tin tức
Hạ tầng nhà ở xã hội phải đảm bảo đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại

Hạ tầng nhà ở xã hội phải đảm bảo đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nhà ở xã hội được ưu đãi về vốn vay, đất đai… nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp, công nhân… Việc làm các thủ tục nhanh, thi công nhanh cũng giúp giảm chi phí và giá thành. Tuy nhiên, các hạ tầng giao thông, điện, nước, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh, môi trường… phải bảo đảm đầy đủ, thuận tiện cho người dân như với các dự án nhà ở thương mại.

Tin tức