Giải ngân đầu tư công “ì ạch”: Gần như không còn giải pháp mới!

Thứ năm, 14/11/2024 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vài năm trở lại đây, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm chạp đang trở thành “bệnh nan y” của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo từ đầu năm, thế nhưng nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng giải ngân đầu tư công “ì ạch”.

Giải ngân đầu tư công “ì ạch” đang trở thành “bệnh nan y”

Trong Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được Chính phủ thông qua vào tháng 1/2024 đã đạt ra mục tiêu cả năm 2024, giải ngân đầu tư công sẽ đạt tối thiểu 95%.

Thế nhưng, báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, mặc dù chặng đường năm 2024 đã gần đi đến hồi kết, song tỷ lệ giải ngân vẫn rất chậm. Theo đó, tính đến hết tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của cả nước mới chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (56,74%) và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Trong đó, nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công rất thấp. Đơn cử, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư công là 0%, Ủy ban Dân tộc đạt 1,12%, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đạt 1,35%, Đại học Quốc gia TP. HCM đạt 5,01%, Đại học Quốc gia Hà Nội đạt 9%,...

Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như: TP. HCM với 19,63%, Phú Yên với 24,63%, Kon Tum và Quảng Ngãi, lần lượt với tỷ lệ 27,45% và 27,98%,...

Hiện tại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giải ngân đầu tư công chậm, tuy nhiên 2 nguyên nhân lớn nhất, hầu như các địa phương đều “kêu” đó là do các vướng mắc ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng và vướng mắc liên quan tới thủ tục đầu tư.

Đặc biệt, năm 2024 xuất hiện một nguyên nhân mới đó là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông bị thiếu.

Với tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 19,63%, TP. HCM là địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp nhất cả nước, thấp hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước. Lý giải về con số này, trong một cuộc họp vào đầu tháng 10, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết: Công tác giải phóng mặt bằng khi triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024 đang có nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân.

Cụ thể, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực (từ ngày 1/8/2024) thì chi phí giải phóng mặt bằng các dự án có sự thay đổi theo hướng tăng lên, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án phải tạm dừng để điều chỉnh kế hoạch, quy trình, thủ tục cho phù hợp. Trong khi đó, số vốn giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư công của thành phố.

Ngoài ra, tình trạng thiếu vật liệu, cát san lấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công TP. HCM.

giai ngan dau tu cong i ach gan nhu khong con giai phap moi hinh 1

Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 liên quan tới đầu tư công là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông.

Trên thực tế, việc giải ngân đầu tư công chậm có thể để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các dự án đầu tư công.

Cụ thể, việc chậm giải ngân làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP, đặc biệt là trong điều kiện thế giới có nhiều yếu bất ổn như hiện nay.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư công thường là nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng nên việc giải ngân chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.

Đồng thời, việc chậm giải ngân dẫn đến lãng phí khi tiền có nhưng không tiêu được, trong khi đó vẫn phải trả chi phí lãi vay. Ngay cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi cũng vì giải ngân chậm.

Đã không còn giải pháp mới

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2024, Việt Nam còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn gần 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Do đó, để hoàn thành mục tiêu được Chính phủ đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu và Bộ Tài chính đã có một số kiến nghị cụ thể.

Đơn cử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân.

“Cộng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Tương tự, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan này rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương, thời gian thi công gấp rút, điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, thiếu thốn nguyên vật liệu…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ quan cần chủ động, kịp thời điều chuyển vốn giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn, đảm bảo thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án trong nội bộ trước ngày 15 tháng 11 năm 2024.

Mặc dù vậy, các giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đưa ra chỉ mang tính tình thế, chưa thể giải quyết triệt để tình trạng giải ngân đầu tư công “ì ạch” trong suốt thời gian qua.

Trao đổi riêng với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng: Nếu bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã đưa ra rất nhiều ý kiến trong suốt 4 - 5 năm nay.

“Thực sự mà nói, cho tới thời điểm hiện tại, việc đưa ra các đề xuất mới, giải pháp mới cho giải ngân đầu tư công gần như không còn”, ông Tân nói.

Ông Tân phân tích: Một trong những vướng mắc lớn nhất trong việc thực hiện giải ngân đầu tư công hiện nay, đó là xin phê duyệt thủ tục đầu tư. Cụ thể, muốn có dự án đầu tư công phải xin phê duyệt chủ trương đầu tư, đã có chủ trương đầu tư lại phải xin danh mục đầu tư, tiếp đến là điều chỉnh danh mục đầu tư,... mỗi bước diễn ra trong vài tháng dẫn đến việc chậm giải ngân đầu tư công.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Minh Tân kỳ vọng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến sẽ trở thành “chìa khóa”, tháo gỡ các nút thắt nêu trên.

Có cùng quan điểm này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, giải pháp đột phá có thể giải quyết triệt để trình trạng giải ngân đầu tư công chậm đó là thể chế.

Theo Thứ trưởng, hiện Luật Đầu tư công đang trong quá trình sửa đổi và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, kèm theo đó một số luật khác liên quan tới đầu tư cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

“Các đột phá về thể chế này ngay trong năm nay chưa có tác dụng và cần phải có hiệu lực của luật. Hy vọng sang năm sẽ có hiệu lực hơn, trong đó sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ. Chúng tôi cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Trong năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới giải ngân đầu tư công.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 115, phê bình 29 Bộ, cơ quan Trung ương, 21 địa phương giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đầu tư công chậm tháo gỡ ngay các vướng mắc, điểm nghẽn, phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch.

Việt Vũ

Tin mới

Ứng phó với bão Usagi: Quảng Ninh đến Bình Định phải thông báo tàu thuyền không đi vào vùng nguy hiểm

Ứng phó với bão Usagi: Quảng Ninh đến Bình Định phải thông báo tàu thuyền không đi vào vùng nguy hiểm

(CLO) Tối 14/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện 8669/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với bão Usagi gần biển Đông.

Đời sống
Gia Lai: Xả nước, nhanh chóng xử lý sự cố thủng đập thủy lợi Ia Ring

Gia Lai: Xả nước, nhanh chóng xử lý sự cố thủng đập thủy lợi Ia Ring

(CLO) Song song với việc dùng đá, cát lấp vị trị sụt lún ở đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai), lực lượng chức năng đã mở các cửa xả để giảm áp lực lên thân đập, hạ mực nước xuống thấp nhằm tránh nguy cơ sự cố lan rộng.

Đời sống
Hải Phòng cần phát huy lợi thế là 'cửa chính ra biển' của cả miền Bắc

Hải Phòng cần phát huy lợi thế là 'cửa chính ra biển' của cả miền Bắc

(CLO) Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.

Tin tức
24 giờ tới, bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu thành vùng áp thấp

24 giờ tới, bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu thành vùng áp thấp

(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày mai (15/11), bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu xuống thành vùng áp thấp. Trong khoảng 24 giờ tới, bão Usagi cũng sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất đến thời điểm hiện tại của cơn bão này là cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16.

Đời sống
Đoàn công tác Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Đoàn công tác Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Công tác hội
Dự báo thời tiết ngày 15/11: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ bước vào kỳ triều cường

Dự báo thời tiết ngày 15/11: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ bước vào kỳ triều cường

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng.

Đời sống
Họp báo thông tin về Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2024

Họp báo thông tin về Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2024

(CLO) Ngày 14/11, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Nghề báo
Bảo tồn Di chỉ Vườn Chuối vẫn là vấn đề 'nóng'

Bảo tồn Di chỉ Vườn Chuối vẫn là vấn đề 'nóng'

(CLO) Những vấn đề xung quanh việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối là vấn đề rất thời sự, nóng hổi cần có ý kiến các nhà khoa học để bảo tồn, gìn giữ di sản quý giá này.

Đời sống văn hóa
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vào top 10 các website tiếng Việt có nhiều người truy cập

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vào top 10 các website tiếng Việt có nhiều người truy cập

(CLO) Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.

Nghề báo
Hà Nội: Ngắm các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trước ánh đèn sân khấu trường học

Hà Nội: Ngắm các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trước ánh đèn sân khấu trường học

(CLO) Ngày 14/11, tại trường Tiểu học Phú Diễn (Hà Nội) đã diễn ra chương trình chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Tiểu học Phú Diễn – Phú Diễn Got Talent lần thứ V”. 28 tiết mục được các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trên sân khấu, khiến nhiều khán giả trầm trồ.

Đời sống
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính thức Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính thức Dominica

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Tin tức
Trải nghiệm '5 sao' ở làng cá Thẩm Phé

Trải nghiệm '5 sao' ở làng cá Thẩm Phé

(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.

Du lịch
Xem xét công bố sớm phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

Xem xét công bố sớm phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.

Tin tức
Đề nghị truy tố 23 bị can trong đường dây mua bán 33 khẩu súng

Đề nghị truy tố 23 bị can trong đường dây mua bán 33 khẩu súng

(CLO) Lềnh Chi Và và Nguyễn Trung Hiếu đã bán trót lọt 33 khẩu súng cho 26 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Nhiều đối tượng đặt mua sau đó sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ hoặc thực hiện hiện các hành vi phạm tội khác.

Vụ án
Nhật Bản xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ tại Gia Lai

Nhật Bản xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ tại Gia Lai

(CLO) Sau nhiều lần khảo sát tại Gia Lai, Công ty Cellutane Company Limited (Nhật Bản) đã quyết định chọn huyện Chư Păh làm nơi đầu tư xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ. Hiện dự án này đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư.

Thị trường - Doanh nghiệp
2 doanh nghiệp ở Quảng Bình liên quan đường dây mua bán trái phép hoá đơn

2 doanh nghiệp ở Quảng Bình liên quan đường dây mua bán trái phép hoá đơn

(CLO) 2 doanh nghiệp tại Quảng Bình dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì nhưng đã xuất trên 700 hóa đơn GTGT, trong đó gồm hóa đơn GTGT điện tử và hóa đơn GTGT (hóa đơn giấy) với tổng giá trị thanh toán trên 40 tỷ đồng.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

Thị trường thế giới lao đao vì kế hoạch 'Nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Thị trường thế giới lao đao vì kế hoạch 'Nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Mỹ Donald Trump

(CLO) Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng đã đẩy thị trường chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục mới và đẩy đồng đô la lên mức cao nhất trong hai năm. Tuy nhiên, điều này không mang lại tin tốt cho phần còn lại của thế giới.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Hoàn thành cơ bản hạng mục hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gia Bình II

Bắc Ninh: Hoàn thành cơ bản hạng mục hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gia Bình II

(CLO) Sau 1 năm triển khai xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình II (Gia Bình), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, (đơn vị chủ đầu tư) công bố cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình: Thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 sân golf tại huyện Quỳnh Phụ

Thái Bình: Thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 sân golf tại huyện Quỳnh Phụ

(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức kỳ họp thứ 100 nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng.

Kinh tế vĩ mô
Nga, Trung Quốc đạt đến mức độ hợp tác kinh tế cao nhất trong lịch sử

Nga, Trung Quốc đạt đến mức độ hợp tác kinh tế cao nhất trong lịch sử

(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Thượng viện Nga, ông Nikolay Zhuravlev, phát biểu tại triển lãm "Made in Russia" cho biết, quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc hiện đang đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Kinh tế vĩ mô
Các tiêu chí báo cáo về FDI hiện nay phân tán, chồng chéo gây khó cho doanh nghiệp

Các tiêu chí báo cáo về FDI hiện nay phân tán, chồng chéo gây khó cho doanh nghiệp

(CLO) Theo ý kiến chuyên gia, các tiêu chí báo cáo về FDI hiện nay phân tán theo yêu cầu khác nhau của từng bộ, ngành, từng địa phương, chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong việc chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý khác nhau.

Kinh tế vĩ mô
Năm 2024, Hà Nam phấn đấu thu ngân sách từ tiền sử dụng đất khoảng 5.800 tỷ đồng

Năm 2024, Hà Nam phấn đấu thu ngân sách từ tiền sử dụng đất khoảng 5.800 tỷ đồng

(CLO) Theo ước tính, trong 3 quý đầu năm 2024, số thu tiền sử dụng đất của cả tỉnh Hà Nam mới được khoảng hơn 1.524 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch của cả năm.

Kinh tế vĩ mô
Lạm phát ở Nga khiến giá khoai tây tăng 64% so với đầu năm

Lạm phát ở Nga khiến giá khoai tây tăng 64% so với đầu năm

(CLO) Giá khoai tây tại Nga tăng 64% từ đầu năm, phản ánh gánh nặng lạm phát 9,8% trong nền kinh tế thời chiến và lãi suất kỷ lục 21%.

Kinh tế vĩ mô
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc bộ năm 2024

Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc bộ năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghe và cho ý kiến về công tác tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Quảng Ninh: Quyết tâm giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP hai con số

Quảng Ninh: Quyết tâm giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP hai con số

(CLO) Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP hai con số (tăng trưởng kinh tế quý IV đạt trên 15%), thu ngân sách nhà nước cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt khách (trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế).

Kinh tế vĩ mô