Giải Nobel Y sinh 2023 cho thấy sức mạnh của sự kiên trì

Thứ sáu, 06/10/2023 10:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giải Nobel Y sinh 2023 là minh chứng cho sức mạnh của sự kiên trì trong khoa học. Hai người đoạt giải Katalin Kariko và Drew Weissman đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về công nghệ mRNA, qua đó giúp thế giới sớm chế tạo được các loại vắc xin hiệu quả để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Vinh danh những người cứu sống nhân loại

Nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và đồng nghiệp người Mỹ Drew Weissman, những người đã gặp nhau khi xếp hàng đợi đến lượt dùng máy photocopy, đã giành được Giải Nobel Y sinh năm 2023 vì những những khám phá về mRNA, qua đó mở đường cho vắc xin COVID-19, vào thứ Hai vừa rồi.

giai nobel y sinh 2023 cho thay suc manh cua su kien tri hinh 1

Hai nhà khoa học Katalin Kariko (trái) và Drew Weissman, chủ nhân của Giải Nobel y sinh 2023. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Katalin Kariko, cựu phó chủ tịch cấp cao và người đứng đầu bộ phận thay thế protein RNA tại công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức, là giáo sư tại Đại học Szeged ở Hungary và là giáo sư phụ trợ tại Đại học Pennsylvania. Người đồng nhận giải, DrewWeissman - giáo sư nghiên cứu vắc xin cũng tại Đại học Pennsylvania,

Nobel Y sinh (Y học và Sinh học), một trong những giải thưởng danh giá nhất trong thế giới khoa học, được Hội đồng Nobel của trường Đại học y khoa Viện Karolinska của Thụy Điển bầu chọn. Những người đoạt giải sẽ cùng chia nhau 11 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1 triệu USD).

Phát biểu khi công bố người chiến thắng năm nay, cơ quan trao giải thưởng Thụy Điển cho biết: “Những người đoạt giải đã đóng góp vào tốc độ phát triển vắc xin chưa từng có trong giai đoạn xảy ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe nhân loại ở thời hiện đại”.

Phương pháp tiếp cận mRNA (chuỗi di truyền mang các thông tin tạo protein được mã hóa đến các vị trí trong tế bào) mà hai nhà nghiên cứu phát triển đã được sử dụng trong các mũi tiêm phòng COVID-19, kể từ đó đã được tiêm hàng tỷ lần trên toàn cầu. Phương pháp này cũng đã làm thay đổi công nghệ vắc xin, đặt nền tảng cho các loại vắc xin mà một ngày nào đó có thể bảo vệ chống lại một số căn bệnh nan y như ung thư .

Hành trình vượt qua những nghi ngờ

Quả thực, thật khó để tưởng tượng có một giải thưởng Nobel nào xứng đáng hơn giải thưởng dành cho thành tựu được cho là cứu sống hàng trăm triệu người. Nhưng, chúng ta có thể không bao giờ đạt được kỳ tích này nếu các nhà khoa học như Kariko không kiên trì đối mặt với sự nghi ngờ trong suốt nhiều thập kỷ làm khoa học của mình.

Sự phát triển nhanh chóng của vắc xin ngừa COVID-19 có thể khiến mRNA giống như một thành công chỉ sau một đêm. Thậm chí, tốc độ phát triển của công nghệ này là một trong những lý do lớn nhất mà một số người hoài nghi đưa ra để nghi ngờ về hiệu quả của chúng.

Nhưng việc biến những sợi vật liệu di truyền này thành thứ có thể hữu ích như một loại thuốc hoặc vắc xin đòi hỏi nhiều bước đột phá trong suốt hai thập kỷ. Các nhà khoa học đã phải giải quyết một loạt vấn đề: Làm thế nào để làm cho các chuỗi gen mỏng manh ổn định hơn; làm thế nào để đưa nó đến đúng tế bào trong cơ thể và kiểm soát lượng protein mà nó thúc đẩy tế bào tạo ra; và làm thế nào để ngăn hệ thống miễn dịch coi mRNA là kẻ xâm nhập và phản ứng thái quá?

Kariko và Weissman được ghi nhận là người đã giải được mục cuối cùng trong danh sách đó. Bằng cách hoán đổi khối xây dựng cơ bản của mRNA gọi là uridine bằng một phân tử có liên quan tên là pseudouridine, các chuỗi mRNA có thể truyền thông điệp của chúng đến các tế bào mà không gây ra cuộc tấn công của hệ thống miễn dịch.

Khám phá đó đã giúp sinh ra các công ty công nghệ sinh học sớm nhất nghiên cứu công nghệ này, đặt nền móng cho vai trò chính của mRNA trong đại dịch. Thủ thuật hóa học đó được bao gồm trong vắc xin COVID-19 của các hãng Moderna và Pfizer-BioNTech, những loại vắc xin này đã cứu sống hàng chục triệu người trong hai năm qua.

Đó là lý do cộng đồng khoa học thế giới rất ngưỡng mộ về những gì hai chủ nhân giải Nobel Y sinh 2023 tạo ra. Giáo sư John Tregoning, nhà miễn dịch học vắc xin tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Họ đã chứng minh rằng việc thay đổi loại nucleotide RNA trong vắc xin đã làm thay đổi cách tế bào nhìn thấy nó. Điều này làm tăng lượng protein vắc xin được tạo ra sau khi tiêm RNA, làm tăng hiệu quả của việc tiêm chủng một cách hiệu quả: phản ứng nhiều hơn với ít RNA hơn”.

“Đây là nền tảng quan trọng tạo nên sự thành công của vắc xin RNA trong việc giảm bệnh tật và tử vong trong đại dịch”, giáo sư John Tregoning nhấn mạnh. Trong khi đó, giáo sư Robin Shattock, cũng tại Đại học Hoàng gia London, nói thêm rằng những khám phá này “sẽ là chìa khóa cho việc sử dụng thành công vắc xin RNA trong tương lai và các loại thuốc mới dựa trên RNA”.

Niềm tin tạo ra phép màu

Karikó, đã tình cờ gặp gỡ tại máy photocopy của Đại học Pennsylvania vào những năm 1990 và rồi nhận ra rằng họ có thể kết hợp công việc của mình để khám phá cách RNA thông tin có thể tạo ra các loại thuốc hoặc vắc xin hiệu quả.

Sự hợp tác của họ vấp phải sự hoài nghi của đồng nghiệp và sự thờ ơ trong cộng đồng khoa học. Khi Kariko và Weissman phát hiện ra sự trao đổi hóa học quan trọng đó vào năm 2005, cộng đồng khoa học đã không nhận ra tầm quan trọng của nó.

giai nobel y sinh 2023 cho thay suc manh cua su kien tri hinh 2

Hàng tỷ liều vắc xin mRNA của các hãng Pfizer-BioNTech và Moderna đã góp công lớn giúp thế giới chiến thắng COVID-19. Ảnh: Reuters

“Lần đầu tiên chúng tôi gửi nghiên cứu của mình đến tạp chí Nature and Science, vào năm 2005, đã bị từ chối xuất bản”, Kariko cho biết. Nghiên cứu cuối cùng đã được chấp nhận bởi một ấn phẩm chuyên biệt có tên là Immunity.

Cuộc đấu tranh của Kariko để thuyết phục thế giới về giá trị của mRNA cuối cùng đã đẩy bà rời khỏi Đại học Pennsylvania và đến với BioNTech, công nghệ sinh học của Đức mà bà gia nhập vào năm 2013. Đến lúc đó, các nhà đầu tư bắt đầu nảy ra ý tưởng rằng mRNA có thể hữu ích. Nhưng chỉ có một số ít công ty theo đuổi ý tưởng này.

Sau đó, virus Corona xuất hiện. Mặc dù mRNA hứa hẹn sẽ đẩy nhanh quá trình thiết kế và sản xuất vắc xin nhưng trước khi có COVID-19, nó chưa bao giờ được chứng minh trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Và vì thế, đại dịch đã trở thành cuộc thử nghiệm cuối cùng cho “công thức thần kỳ” của hai nhà khoa học kiên định.

Các cơ quan quản lý đã cấp phép cho các loại vaccnine có hiệu quả vượt trội do Moderna và BioNTech, công ty hợp tác với Pfizer sản xuất. Cả hai đều sử dụng sự sửa đổi mà Karikó và Weissman đã phát hiện ra.

Khoảng 400 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech và 250 triệu liều vắc xin Moderna đã được tiêm tại Mỹ. Hàng tỷ liều nữa đã được trao trên khắp thế giới. Việc sử dụng mRNA đã cho phép cả hai loại vắc xin được cập nhật để chống lại các biến thể mới của COVID-19, và cho đến nay, nó vẫn là tấm khiên quan trọng nhất bảo vệ nhân loại trước đại dịch khủng khiếp nhất thế kỷ này.

Khánh Nguyễn

Tin mới

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Đời sống
Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.

Kinh tế vĩ mô
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.

Chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực
Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.

Xe
Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.

Thế giới 24h
Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Rubik 360
Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.

Du lịch
Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.

Công luận 24H
8 lý do pin xe hơi chết và cách phòng tránh

8 lý do pin xe hơi chết và cách phòng tránh

(CLO) Chỉ trong 4 năm, ắc quy có thể suy giảm nghiêm trọng, khiến xe khó khởi động - đâu là giải pháp?

Xe
Cơ sở nào để Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra biện pháp thuế đối ứng?

Cơ sở nào để Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra biện pháp thuế đối ứng?

(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. 

Kinh tế vĩ mô
Bán ma túy thuê với giá 15 triệu đồng/tháng, thanh niên lãnh án 15 năm tù

Bán ma túy thuê với giá 15 triệu đồng/tháng, thanh niên lãnh án 15 năm tù

(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.

Vụ án
Hội nhập văn hóa quốc tế: Bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam

Hội nhập văn hóa quốc tế: Bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam

(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Đời sống văn hóa
Lợi nhuận Bệnh viện TNH giảm về đáy sau kiểm toán, 'bốc hơi' 67% so với năm trước

Lợi nhuận Bệnh viện TNH giảm về đáy sau kiểm toán, 'bốc hơi' 67% so với năm trước

(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.

Kinh doanh - Tài chính
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế