(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.
“Làm thế nào để kéo giảm khoảng cách chênh lệch giá vàng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân, nhưng lại không gây bất ổn tỷ giá, không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không gây khó cho hoạt động kinh doanh vàng” là câu hỏi lớn đặt ra lúc này. Đi tìm giải pháp căn cơ cho thị trường vàng, theo các chuyên gia, không cách nào tốt hơn là NHNN cần mạnh dạn thí điểm cơ chế quản lý mới cho thị trường vàng.
Kiểm soát để không gây ra những hệ lụy xấu đối với nền kinh tế
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “Giá vàng trong nước biến động mạnh, tăng nhanh, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội”, và trước những hệ lụy của vàng tăng giá quá cao, người đứng đầu Chính phủ đã có Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế. “Không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn tiền tệ quốc gia”.
Thủ tướng cũng giao cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh, cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá.
Đồng thời, rà soát toàn diện pháp lý, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, trang sức. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện các nội dung trên trong tháng 3.
Ở một diễn biến khác, chiều ngày 20/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái họp với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành về quản lý thị trường vàng, tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện. Việc này xuất phát từ thực tế, giá vàng miếng SJC chênh lệch cao so với quốc tế, cũng như các loại vàng miếng khác, trang sức, mỹ nghệ.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng tại Nghị quyết 24 là giải pháp quan trọng kiểm soát chặt nguồn cung. Nhưng từ 2014 đến nay, cơ quan này chưa đấu thầu bán vàng miếng, tăng cung trên thị trường và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế ở mức cao.
Trước đó, ngày 27/12/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện số 1426/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Người dân “găm vàng” nhiều thì ít tiền lưu thông, kinh tế không phát triển được. Vì vậy, trong Công điện số 1426/CĐ-TTg, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu: “Dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia”.
Việc cần làm ngay là, các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm công điện; khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao... Đặc biệt, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện và triệt phá các nhóm lũng đoạn thị trường vàng, mà Đảng và Nhà nước ta gọi là “nhóm lợi ích”.
Đáng chú ý, tính từ tháng 6/2023 đến nay, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có 9 văn bản chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.
Như vậy, “thông điệp” của Chính phủ, của Người đứng đầu Chính phủ đã rõ, đó là dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Theo đó sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện và triệt phá các nhóm lũng đoạn thị trường vàng, các “nhóm lợi ích” này liên minh với nhau để thao túng thị trường, tạo ra cung - cầu “ảo” và những “cơn sốt” vàng nhằm trục lợi bất chính, gây tâm lý bất ổn trong Nhân dân và ảnh hưởng xấu đến chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước.
Có thể nói, đây là giải pháp chính sách đúng đắn, phù hợp với thức tiễn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những quy định không còn phù hợp hoặc đã bị thực tiễn vượt qua.
Cần thiết điều chỉnh Nghị định 24 để tránh “tiền tệ hóa” vàng SJC
Hơn 10 năm trước, để chống tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế khi thị trường vàng tạo sức hút rất lớn đối với giới đầu tư, người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, qua đó bảo đảm cung - cầu thị trường cân bằng, ổn định. Sau hơn một thập kỷ, Nghị định 24 đã phát huy vai trò trong việc thành công điều hành thị trường vàng và ổn định tỷ giá, lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến thị trường vàng hiện nay đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi Nghị định này để phù hợp hơn với thực tế.
Đánh giá về việc thực hiện Nghị định 24 và hoạt động quản lý thị trường vàng, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong nêu rõ, mục tiêu chống “vàng hóa” nền kinh tế đã đạt được như tinh thần của Nghị định này. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, việc điều chỉnh Nghị định 24 là điều cần thiết.
“Thời gian vừa qua đã chứng minh rằng chống “vàng hóa” nền kinh tế là mục tiêu cần phải làm và chúng ta đã làm khá tốt. Nhưng tôi muốn lưu ý rằng trước đây chúng ta mới chỉ đề cập một mục tiêu, đó là chống “vàng hóa”, còn một mục tiêu nữa mới xuất hiện gần đây và Nghị định 24 có lẽ cũng chưa bao quát được, đó là tránh “tiền tệ hóa” vàng SJC”, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết. Do đó, chuyên gia kinh tế này cho rằng, vấn đề điều chỉnh Nghị định 24 như thế nào và quản lý thị trường vàng cần phải được tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm hai mục tiêu kể trên.
Đi sâu phân tích diễn biến thị trường vàng thời gian gần đây, TS. Nguyễn Minh Phong chỉ rõ, những ngày vừa qua, thị trường đã xuất hiện nhiều đỉnh cao về giá vàng “rất nghịch lý, bất thường và cũng rất nguy hiểm”.
Theo đó, điều này thể hiện ở việc giá vàng trong nước đã tăng cao nhất trong lịch sử, với nhiều yếu tố khách quan liên quan đến giá vàng thế giới. Song vấn đề quan trọng hơn là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới “cao khủng khiếp”, với mức chênh trên dưới 20 triệu đồng/lượng.
“Điều nguy hiểm hơn nữa là trong khi bình thường, chỉ chênh giữa giá vàng trong nước và nước ngoài khoảng 300 nghìn đồng/lượng để bảo đảm bù lại phần thuế nhập khẩu, phí dập vàng miếng, chi phí lưu thông…, nhưng mức chênh lệch này có lúc đã lên tới 20 triệu đồng. Đây là tín hiệu rất nguy hiểm cho thị trường” - TS. Nguyễn Minh Phong phân tích.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá bán và giá mua cũng là vấn đề đáng lưu tâm. “Trước đây chênh lệch chỉ vài trăm nghìn đồng, với biến động giá trong ngày, nhưng giờ là 5 - 6 triệu đồng, chênh đến vài triệu. Đây là dấu hiệu cực kỳ bất thường và nguy hiểm của thị trường vàng” - TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Mạnh dạn thí điểm cơ chế mới
Chính phủ rất sốt ruột trước những diễn biến trên thị trường vàng khi liên tiếp ban hành 9 văn bản chỉ đạo, đôn đốc về quản lý thị trường vàng trong thời gian từ giữa năm ngoái đến nay.
Hiện tại, dường như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn khá lúng túng trong nỗ lực tìm ra giải pháp khả dĩ nhất nhằm quản lý thị trường này với mục tiêu hài hòa lợi ích các bên. Nhưng bối cảnh hiện không cho phép cơ quan quản lý chậm trễ hơn, vì càng chậm, thì hệ lụy với nền kinh tế càng lớn. Đã đến lúc phải áp dụng cơ chế quản lý mới cho thị trường vàng, kể cả trong hoàn cảnh buộc phải “ném đá dò đường”.
Vàng là loại tài sản vô cùng nhạy cảm, gắn bó chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Nếu cho phép nhập khẩu vàng, thì chênh lệch giá vàng sẽ ngay lập tức được kéo giảm, nhưng tỷ giá khó tránh bị ảnh hưởng. Nếu phát triển các sản phẩm vàng dạng phái sinh, thì nguy cơ vàng hóa nền kinh tế có thể quay lại.
Dù là giải pháp nào, thì cũng rất khó thỏa mãn cùng lúc lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích quốc gia. Trong mối quan hệ này, lợi ích quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.
Có lẽ, bên cạnh việc hướng tới một thị trường vàng miếng tự do hơn, nhưng vẫn phải nằm trong tầm kiểm soát, nhà điều hành cần áp dụng song hành các giải pháp khuyến khích ngành vàng trang sức xuất khẩu để cân bằng nguồn ngoại tệ. Ngoài ra, NHNN cũng cần cân nhắc tăng dự trữ ngoại hối bằng vàng để gia tăng khả năng bình ổn thị trường vàng.
Trên thực tế, làn sóng mua ròng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng Trung ương đã diễn ra hàng chục năm qua. Dĩ nhiên, bình ổn thị trường vàng không chỉ là nhiệm vụ của riêng NHNN. Nỗ lực chống nhập lậu, thao túng giá vàng, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, minh bạch thị trường vàng… cần sự vào cuộc của hàng loạt Bộ ngành khác như Công an, Công thương, Tài chính, Tư pháp…
Là hàng hóa đặc biệt, liên quan đến đại bộ phận dân cư, nên bất kỳ động thái thay đổi chính sách nào với vàng đều được người dân hết sức quan tâm. Đây là lý do khiến nhà điều hành e ngại, thận trọng khi đưa ra giải pháp mới. Tuy vậy, quá thận trọng và chậm trễ khi đưa ra chính sách quản lý mới rất dễ khiến thị trường thêm rối loạn.
Đã đến lúc, NHNN cần mạnh dạn thí điểm cơ chế quản lý mới cho thị trường vàng. Theo đó, việc thay đổi cơ chế quản lý vàng phải dựa trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tác động của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tham vấn ý kiến các bên liên quan, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Quá trình áp dụng cơ chế mới này có thể phải tiến hành từ từ theo kiểu “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” và thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.