(CLO) Ngày 9/11, tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã diễn ra buổi trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu”.
Sự kiện có sự tham dự của Cục Lâm nghiệp, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục kiểm lâm Sóc Trăng và các địa phương có rừng ngập mặn ở khu vực phía Bắc cùng đông đảo các nhà khoa học, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Theo đó, nghiên cứu do Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Trường Đại học Lâm nghiệp) phối hợp cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và các đối tác, cộng đồng thực hiện tại Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (kéo dài từ tháng 11/2022 đến 10/2024) đã được công bố tại sự kiện.
Kết quả cho thấy, trong ba loài cây đặc trưng của rừng ngập mặn Vĩnh Châu gồm bần, mắm và đước. Mắm có tốc độ tăng trưởng carbon bình quân hàng năm cao nhất, đạt 8,06 tấn/ha, tiếp theo là bần với 6,93 tấn/ha và đước với 5,32 tấn/ha.
Trung bình tăng trưởng toàn khu vực là 6,77 tấn/ha/năm (tương đương khoảng 24,8 tấn CO2/ha/năm sau quy đổi). Xét trên giá trị kinh tế, nếu mỗi tấn CO2 có giá khoảng 5-10 USD, mỗi hecta rừng ngập mặn có thể mang về từ 124 đến 248 USD/năm (trung bình khoảng 185 USD/ha/năm).
Ông Phạm Văn Duẩn, Phó viện trưởng Viện Sinh thái rừng và Môi trường đánh giá, kết quả đo đạc này mở ra một cơ hội mới cho cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế xanh, nghiên cứu các biện pháp giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như hiểu thêm về các giá trị bảo vệ môi trường của rừng ngập mặn. Đặc biệt, người dân có thể tự đo được lượng sinh khối trong rừng ngập mặn.
GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh, Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao chủ trì, phụ trách xây dựng Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn ở Việt Nam.
“Đây là một nhiệm vụ trọng yếu nhằm thống nhất kỹ thuật đánh giá sinh khối và lượng carbon rừng ngập mặn ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tại Vĩnh Châu, chúng tôi tin rằng các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được công cụ kỹ thuật cao cho ngành, mở ra cơ hội làm chủ các thảo luận và chính sách về tài chính khí hậu cấp khu vực và toàn cầu”, ông Điển cho biết.
Ngoài ý nghĩa với cộng đồng, GS.TS Phạm Văn Điển còn nhấn mạnh, tầm quan trọng của tín chỉ carbon hấp thụ từ rừng ngập mặn. Đây là loại tín chỉ carbon “xanh dương”, thường có giá bán cao hơn so với carbon từ rừng cạn.
Chị Lê Thị Nữ - người trực tiếp tham gia đo đếm carbon rừng, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Lúc đầu chúng tôi e ngại hoạt động này rất khó, carbon rừng là điều gì đó rất mơ hồ. Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm carbon cùng với các chuyên gia của Viện sinh thái rừng và Môi trường và các cán bộ kiểm lâm Vĩnh Châu, bây giờ, chúng tôi đã rất thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng, đo lường được sinh trưởng của cây rừng. Cứ mỗi lần đo, chúng tôi lại so với kết quả của lần đo trước, thấy cây rừng lớn lên, chúng tôi rất vui, thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”.
Nghiên cứu và tập huấn cho cộng đồng nằm trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long - giai đoạn 1” (gọi tắt là dự án B4) được Bộ Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Cộng hòa Áo thông qua Tổ chức Bánh mỳ Thế giới tài trợ và được Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, UBND thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng thực hiện.
(CLO) Ngày 12/11, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình Đinh Trung Hiếu trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh vì hành động dũng cảm, quên mình cứu bạn bị đuối nước.
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 13/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để điều tra về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng”.
(CLO) UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự tính khởi công loạt dự án vào những tháng cuối năm, trong đó có các dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" …
(CLO) Để phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc hiện đại trong công tác giám sát và phát hiện vi phạm…
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về mạng xã hội; Cảnh báo gió giật cấp 9, sóng lớn ở vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên; Hội An miễn phí vé tham quan phố cổ ngày 4/12 …
(CLO) Suốt nhiều tháng qua, giá vàng càng lên cao thì người dân càng đổ xô mua vàng tích trữ. Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để thị trường vàng bớt tình trạng khan hiếm?
(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra vào, còn các không gian mở khác hiện chưa thống kê được.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 13/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Điểm dân cư mới tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (Lào Cai) được quy hoạch 15ha để bố trí xây dựng 65 nhà ở mới cho các hộ dân bị thiệt hại nhà cửa do bão số 3 của xã Sàng Ma Sáo và các xã lân cận.
(CLO) Sáng nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có Công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với cơn bão số 8.
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm với mục tiêu tăng tốc triển khai, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, sáng nay (12/11) bão Toraji đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Sức gió mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12, sóng biển gần tâm bão cao từ 5-7m.
(CLO) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề xuất hỗ trợ 50% chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có cho cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở.
(CLO) UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Tờ trình, Nghị quyết quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn.
(CLO) Bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.