(CLO) Internet đã mở ra cơ hội trong việc tiếp cận thông tin, tri thức, học tập sáng tạo, phát triển bản thân, kết nối xã hội, tuy nhiên, các đối tượng xấu, các loại hình tội phạm cũng đang lợi dụng môi trường mạng để hoạt động, do đó có nhiều nguy cơ đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em Việt Nam, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại đến tâm lý, nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng.
Độ tuổi trẻ em Việt Nam sử dụng internet sớm hơn 4 năm so với thế giới
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Úc đã ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến, Úc cho ngành công nghiệp internet nước này 6 tháng để đề ra một bộ quy tắc chi tiết cách ngăn trẻ em xem nội dung khiêu dâm và không phù hợp trực tuyến khác.
eSafety Commissioner (Ủy viên An toàn Mạng) - một cơ quan quản lý độc lập của Chính phủ Úc, chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các biện pháp bảo vệ an toàn trực tuyến, đã gửi thư cho các thành viên của ngành yêu cầu một kế hoạch trước ngày 3/10 để bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung có tác động mạnh như tự tử và rối loạn ăn uống.
Ủy viên Julie Inman Grant của eSafety cho biết: “Việc trẻ em tiếp xúc với nội dung khiêu dâm bạo lực và cực đoan là một mối quan tâm lớn của nhiều phụ huynh và người giám hộ”. Bà nói rằng ngành công nghiệp internet cần tham gia thiết lập các rào cản hiệu quả.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em, trong đó 70% các em đã và đang sử dụng internet và tiếp cận, tương tác với các dịch vụ trên môi trường mạng. Độ tuổi mà trẻ em Việt Nam sử dụng các thiết bị công nghệ vào internet và mạng xã hội trung bình là 9 tuổi, sớm hơn 4 năm so với thế giới.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau, việc này khiến em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Bàn về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những rủi ro, đặc biệt đối với trẻ em.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhắc đến các nguy hiểm mà trẻ em đối mặt như nguy cơ tiếp xúc nội dung không phù hợp - trẻ em có thể dễ dàng truy cập vào các nội dung bạo lực, khiêu dâm hoặc không phù hợp với lứa tuổi.
"Thứ hai là nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến - đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của trẻ. Tiếp đến là nguy cơ đánh mất thông tin cá nhân khi trẻ em chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ thông tin cá nhân, dẫn đến việc tiết lộ thông tin nhạy cảm, dễ bị lợi dụng.
Trẻ em cũng rất dễ vướng vào nguy cơ lừa đảo, lạm dụng trực tuyến khi trở thành mục tiêu của các đối tượng xấu, bị lừa đảo hoặc lạm dụng qua các mạng xã hội, trò chuyện trực tuyến. Hiện nay, việc dành quá nhiều thời gian trên Internet có thể dẫn đến nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ xã hội của trẻ", PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.
Vào tuần trước, Chính phủ Malaysia cho biết hành vi bắt nạt trên mạng sẽ được hình sự hóa, buộc các nền tảng công nghệ và truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh trực tuyến. Quyết định trên được đưa ra hai tuần sau khi một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội TikTok tự tử do bị quấy rối trên mạng và bị đe dọa giết.
Theo Bộ trưởng Luật pháp Malaysia, bà Azalina Othman Said, Chính phủ nước này đang soạn thảo sửa đổi bộ luật hình sự để đưa vào các điều khoản cụ thể về bắt nạt trên mạng, vì luật hiện hành không cung cấp đủ sự bảo vệ pháp lý cho nạn nhân bị bắt nạt trên mạng.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị Việt Nam đã vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ tốt hơn cho trẻ em trên internet. Hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Việt Nam quan tâm xây dựng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng như: Luật Trẻ em, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Tiếp cận thông tin. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Tuy nhiên, để giải quyết các rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải và thúc đẩy cơ hội phát triển lành mạnh cho trẻ em trong thế giới số, các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách để tăng cường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em, đấu tranh xử lý có hiệu quả những hành vi, những vụ việc xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Kết hợp nhiều biện pháp
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, giải pháp căn cơ nhất để giảm thiểu rủi ro cho trẻ em khi sử dụng internet bao gồm sự kết hợp của nhiều biện pháp như dạy trẻ em về an toàn trên mạng, bao gồm việc nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn như lừa đảo, bắt nạt trực tuyến, và nội dung không phù hợp, cũng như khuyến khích trẻ em báo cáo cho người lớn khi gặp phải tình huống nguy hiểm trên mạng.
Bên cạnh đó là cần đặt giới hạn thời gian sử dụng internet cho trẻ em, đảm bảo trẻ không dành quá nhiều thời gian trực tuyến mà cân bằng với các hoạt động ngoài trời và học tập. Cài đặt phần mềm kiểm soát cha mẹ (parental control software) để giám sát và hạn chế các trang web và nội dung mà trẻ em có thể truy cập. Sử dụng các công cụ lọc nội dung để chặn các trang web và nội dung không phù hợp.
Thêm vào đó là cần thiết lập các quy tắc về việc sử dụng internet, bao gồm việc không chia sẻ thông tin cá nhân, không nói chuyện với người lạ, và không tải xuống phần mềm từ nguồn không đáng tin cậy, và thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động trực tuyến của trẻ em, tham gia cùng trẻ em trong các hoạt động trực tuyến, hướng dẫn và giải thích các hành động an toàn trên mạng.
"Chúng ta cũng cần khuyến khích sử dụng các trang web và ứng dụng thân thiện với trẻ em, cung cấp nội dung giáo dục và giải trí phù hợp với lứa tuổi. Có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng để để giám sát và giáo dục trẻ em về an toàn mạng, và có các chương trình và hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn mạng cho trẻ em. Những biện pháp này kết hợp với nhau sẽ tạo nên một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh hơn cho trẻ em", PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 4/11, Cục An toàn thông tin cho biết, công ty an ninh mạng Barracuda Networks (Hoa Kỳ) mới đây đã có cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo ChatGPT.
(CLO) Trong quá trình làm việc với cơ quan Công an, đại diện công ty thẩm mỹ thừa nhận do thiếu hiểu biết nên đã đăng tải nội dung sai sự thật về việc công an xăm mình lên kênh TikTok để thu hút tương tác.
(CLO) Chiến dịch được triển khai trên diện rộng phối hợp với các bộ ban ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp an toàn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
(CLO) Do bức xúc vì lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiến hành dừng xe kiểm tra thủ tục hành chính vào tối ngày 25/9 nên ngày 27/9/2024, thông qua tài khoản Facebook "Võ Tường", V.V.T đã đăng tải nội dung xúc phạm lực lượng CSGT thị xã Kỳ Anh.
(CLO) Ngày 16/9, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mức 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật, đối với anh P.P.T.G. (sinh năm 1984, ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai).
(CLO) Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to gây ngập lụt tại nhiều khu vực trên địa bàn. Bên cạnh những thông tin tích cực, khẩn trương từ các cơ quan báo chí, cũng xuất hiện nhiều thông tin không đúng sự thật nhằm câu view, câu like.
(CLO) Trả lời nội dung liên quan đến xử lý tin giả trong thời điểm bão số 3 tại họp báo thường kỳ Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 13/9, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết: Cần xác thực thông tin qua các nguồn chính thống; xác minh từ chính quyền địa phương..., nếu không sẽ vô hình trung trở thành người phát tán các thông tin giả.
(CLO) "Tôi luôn tin rằng, sự thật và lòng tin giữa cộng đồng là sức mạnh lớn để chúng ta cùng bước qua những thử thách khắc nghiệt nhất của thiên nhiên", PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội nhấn mạnh điều đó trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo và Công luận xung quanh việc vô số tin giả xuất hiện trong cơn bão số 3 cũng như lũ lụt hiện nay.