Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất: 22 Giải Sách hay, 13 Giải Sách đẹp

Thứ năm, 19/04/2018 15:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 19/4/2018, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất.

Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách - Bản quyền Thế giới 23/4, lần đầu tiên, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức giải thưởng vinh danh Sách hay, Sách đẹp vào sáng ngày 19/4. Giải thưởng Sách Quốc gia là sự tiếp nối và phát triển mở rộng Giải thưởng Sách Việt Nam, được trao thưởng hàng năm cho những tác phẩm có giá trị nổi bật về tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ, nhằm khuyến khích, tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học… góp phần xây dựng văn hóa đọc, thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển lành mạnh.

Đến dự lễ trao giải có ông Phạm Quang Nghị - nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Trương Minh Tuấn - Bộ Trưởng Thông tin và Truyền thông, ông Thuận Hữu - Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Võ Văn Phuông -  Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Nguyễn Thu Hiền - Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam, các thành viên Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia; các tác giả, dịch giả, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà in công ty phát hành sách, công ty sách; các cơ quan thông tấn báo chí.

Báo Công luận

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao giải sách hay, sách đẹp cho các tác giả đoạt giải A. Ảnh: vietnamnet.vn 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn An Tiêm, Phó Chủ tịch hội Xuất bản Việt Nam cho biết: Giải thưởng Sách Việt Nam tổ chức từ năm 2005-2016 thu được nhiều kết quả tốt đẹp, tôn vinh giá trị của sách. Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp giải thành Giải thưởng Sách Quốc gia. Để hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất Bản tổ chức lễ trao giải.

Giải thưởng Sách Quốc gia có sự tham gia của 40/59 nhà xuất bản, 514 đầu sách, chia thành 8 loại, xét tặng ở 2 hạng mục: Sách hay và Sách đẹp. Qua ba tháng chấm giải, hội đồng Giải thưởng xét chọn, công nhận 35 tác phẩm gồm 22 giải Sách Hay và 13 giải Sách Đẹp.

Ba tác phẩm đạt Giải A sách Hay là: Vi tảo biển dị dưỡng Labyrinthula, Schizochytrium, Thraustochytrium mới ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, tác giả Đặng Hồng Diễm chủ biên; NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ xuất bản; Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 – 1954) gồm 2 tập, tác giả Nguyễn Đình Tư, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản; Góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam, tác giả Kiều Thu Hoạch, NXB Thế giới xuất bản.

Đây là những tác phẩm có giá trị cao về lý luận, khoa học và thực tiễn. Chín tác phẩm được Giải B Sách Hay đều là những cuốn sách được biên soạn, sáng tác dịch thuật công phu, có giá trị lý luận và thực tiễn, gồm: Atlas giải phẫu gan (song ngữ Anh – Việt), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Đất và người Nam Bộ, Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Ở R –Chuyện kể sau 50 năm, Bộ Từ điển Việt Lào và Từ điển Lào – Việt, Những khúc hát thương nhau, Từ điển song ngữ Hán Việt Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Hiến pháp nước Cộng hóa XHCN Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

10 tác phẩm đạt giải C Sách Hay cũng rất phong phú và đa dạng, nội dung đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, văn hóa văn nghệ, văn học được nhiều người quan tâm, gồm: Bách khoa thư địa chất, Thống kê công nghiệp hiện đại với ứng dụng viên trên R, MINITAB và JMP, Hiện đại hóa làng nghề theo chiến lược tăng trưởng xanh – Trường hợp vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam truyền thống và thay đổi, Chim ưng và chàng đan sọt, Gửi bé Bống ở xử sở niềm vui, Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh, Hà Nội “gặp gỡ nụ cười”, Những trò chơi dân gian phổ thông và vui nhộn dành cho thiếu nhi, Bộ sách Bi Bi và Mặt đen (05 cuốn).

Ba tác phẩm đạt giải A Sách đẹp là: Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội của NXB Khoa học Xã hội; Di sản Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh của NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Atlas tổng hợp vùng Tây Nguyên của NXB Tài Nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Giải B Sách đẹp có 5 tác phẩm: Bảo vật hoàng cung Triều Nguyễn, Tranh tượng chân dung Lê Ngọc Bích, Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, Vietnam Tradition and Change (Việt Nam truyền thống và thay đổi).

Giải C Sách đẹp có 5 tác phẩm: Họa sĩ Nguyễn Thụ - Tranh lụa và ký họa trong sưu tập của Yoong Voon Sin; Bách khoa thư địa chất (02 tập); Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam (02 tập); Đá hát, Âm thanh cầu thang gỗ, Bên cạnh rong rêu (03 tập); Bộ sách Chư tử mâu lược tung hoành (10 tập).

Báo Công luận
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất có 22 Giải Sách hay, 13 Giải Sách đẹp. Ảnh: nguồn internet 

Cũng tại buổi lễ, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia, đánh giá: Các hội đồng chấm Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất đã thực hiện việc chấm giải theo đúng quy trình, Điều lệ và Quy chế của giải thưởng. Quá trình triển khai chấm giải nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả.

Nhìn tổng thể, việc tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất đạt kết quả tốt. Thành viên của các hội đồng đã làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, khách quan. Trong quá trình xét giải, Ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành hữu quan.

B.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa