Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú

Thứ năm, 11/06/2020 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhiều chuyên gia, việc quản lý dân cư bằng mã định danh cũng là cơ hội để chuyển từ tuyển sinh theo hộ khẩu sang theo nơi cư trú với sự tiến bộ của công nghệ.

Tuyển sinh theo sổ hộ khẩu nhiều bất cập

Theo hướng dẫn về tuyển sinh đầu cấp vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành, việc tuyển sinh đầu cấp sẽ tiến hành từ đầu tháng 8/2020. Trong đó các lớp đầu cấp mầm non, tiểu học, THCS tuyển sinh theo địa bàn cư trú dựa trên hộ khẩu và KT3.

Việc tuyển sinh theo hộ khẩu kéo dài nhiều năm qua trên nguyên tắc tất cả trẻ em đến độ tuổi đều được đi học tại các trường theo hộ khẩu cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc tuyển sinh này đã bộc lộ một số bất cập.

Cha mẹ học sinh 'chạy' hộ khẩu, xin trường học cho con. Ảnh: TL.

Cha mẹ học sinh 'chạy' hộ khẩu, xin trường học cho con. Ảnh: TL.

Chị Nguyễn Thanh Loan, trưởng phòng marketing công ty bất động sản, hiện cư trú và có hộ khẩu tại chung cư Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), đang gặp khó khăn trong việc xin cho con vào lớp 1 năm học tới.

Lý do là chị Loan đã bán căn hộ đang ở để chuyển về phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) để tiện nơi làm việc và đưa đón con đi học. Chị dự kiến xin cho con học lớp 1 trường tiểu học công lập gần nhà mới nhưng chưa đủ điều kiện yêu cầu về hộ khẩu ở quận Hai Bà Trưng.

Nếu cho con đi học theo hộ khẩu cũ thì không thực tế mà học theo chỗ ở mới lại không đáp ứng được về điều kiện hộ khẩu.

Theo đại diện Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội, các trường công lập tuyển sinh theo tuyến dựa trên hộ khẩu chủ yếu áp dụng cho lớp 1. Việc này xuất phát từ mong muốn của ngành giáo dục là học sinh (HS) đi học tại các trường gần nơi cư trú theo hộ khẩu và để đảm bảo phân bố các em đến tuổi đều được đi học.

Song trên thực tế, việc tuyển sinh bằng hộ khẩu cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, cách phân bố về địa giới hành chính, Hà Nội thường có tình trạng HS không thể học trường gần nhà. Đặc biệt, với cấp học mầm non, tiểu học và THCS, việc tuyển sinh căn cứ vào sổ hộ khẩu cũng dẫn đến tình trạng “chạy” hộ khẩu để có suất vào học trường điểm, tái diễn trong nhiều năm nay. 

Dùng mã số định danh để quản lý học sinh

Việc tuyển sinh theo địa bàn, dựa vào chỗ ở thực tế là cách tuyển sinh phổ biến trên thế giới. HS ở đâu thì sẽ học trường gần đó.

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, ở các nước, hầu như HS học ở trường gần nơi cư trú. Chỉ có Việt Nam mới có tình trạng “chạy” từ quận nọ sang quận kia, tỉnh nọ sang tỉnh kia học, ngoại thành vào trung tâm… theo tiêu chí “trường điểm”, trường danh tiếng. 

Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú. Ảnh: TL.

Giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp khi xét học sinh theo nơi cư trú. Ảnh: TL.

Để làm được việc này, vai trò quản lý nhà nước đặc biệt là Sở GD-ĐT là vô cùng quan trọng. Lâu nay, vai trò quản lý trong việc phân chỗ học cho trẻ thuộc về UBND các quận, huyện. Sở GD-ĐT cần có toàn quyền khi phân bố chỗ học theo chỗ ở.

Cách đơn giản để giải quyết vấn đề này là áp dụng công nghệ để HS học theo địa bàn cư trú. Theo các chuyên gia, với mã số định danh, rất dễ dàng áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS. Cơ quan quản lý sẽ áp dụng công nghệ khảo sát để định vị vị trí của trẻ trên toàn thành phố. Chỉ cần đưa mã số định danh vào một phần mềm là có thể phân chỗ học theo chỗ ở dễ dàng.

Theo đó, cơ quan quản lý về giáo dục sẽ kết hợp cùng công an để đưa phần mềm vào quét, xác định một trường học cụ thể gọi bao nhiêu HS. Việc tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ đơn giản hơn nhiều và không xảy ra những bất cập như hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc điều hành VietAI (Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt), cũng cho rằng xét về ứng dụng công nghệ, để thực hiện việc phân chỗ học cho trẻ theo địa điểm cư trú rất đơn giản.

Một người sử dụng điện thoại, không cần có internet thì nhà mạng cũng có thể truy xuất IP, xác định được địa điểm người đó chính xác. Xác định địa điểm cư trú của HS thì càng đơn giản hơn nhiều với ứng dụng công nghệ. 

Minh Châu

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục