Giám đốc Rosneft tiết lộ chi phí EU phải trả khi từ chối khí đốt của Nga

Thứ ba, 11/06/2024 10:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các quốc gia EU đã chi hơn 630 tỷ USD để nhập khẩu khí đốt không phải của Nga trong 3 năm tính đến năm 2023, người đứng đầu tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga, Igor Sechin, phát biểu trước một hội thảo năng lượng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) tuần trước.

Con số này gần bằng các khoản đầu tư năng lượng xanh được thực hiện trong khối trong cùng khoảng thời gian, ông đồng thời mô tả nó gấp bốn lần tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia vùng Baltic và bằng tổng khối lượng kinh tế của Thụy Điển và Ba Lan.

Người đứng đầu Rosneft nhấn mạnh: “Số tiền này cũng bằng tổng chi tiêu khí đốt của EU trong 8 năm trước”.

giam doc rosneft tiet lo chi phi eu phai tra khi tu choi khi dot cua nga hinh 1

Giám đốc công ty dầu mỏ Rosneft Igor Sechin. Ảnh: RT.

Theo vị giám đốc này, chi phí năng lượng tăng cao đang “ăn mòn” lợi nhuận của các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất thép, phân bón, hóa chất, gốm sứ và thủy tinh, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động sản xuất ở khu vực đồng euro đã giảm kể từ giữa năm 2022.

Ông nhấn mạnh rằng 32% doanh nghiệp Đức đã có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài do chi phí năng lượng tăng cao chắc chắn làm mất đi lợi thế cạnh tranh của họ.

Năm ngoái, tỷ lệ nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga vào khối đã giảm xuống khoảng 8% từ mức 41% vào năm 2021, theo ước tính của Hội đồng Châu Âu. Trong khi đó, Moscow vẫn chiếm khoảng 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU, bao gồm cả khí đốt qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cộng lại.

Na Uy đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống hàng đầu khu vực, trong khi EU đang tăng cường nhập khẩu LNG đắt tiền từ Mỹ và các nước khác.

Politico đưa tin vào tháng 5, trích dẫn tài liệu dự thảo, rằng EU đang cân nhắc ý tưởng trừng phạt lĩnh vực LNG của Nga. Biện pháp này dự kiến sẽ không trực tiếp cấm nhập khẩu nhiên liệu siêu lạnh của khối, nhưng được cho là sẽ ngăn các quốc gia thành viên tái xuất khẩu nhiên liệu này.

Vào tháng 10/2022, Giám đốc điều hành Rosneft Sechin cảnh báo rằng kế hoạch đầy tham vọng của khối nhằm loại bỏ năng lượng của Nga sẽ khiến nền kinh tế của khối này thiệt hại tới 11,5% GDP.

Ông cũng cho rằng, mức sụt giảm tiềm tàng trong ngành hóa chất có thể lên tới 20-45%, trong khi sản lượng luyện kim có thể giảm mạnh 30-60%, vì đây là một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất.

Đầu năm nay, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nước ông đã mất lợi thế cạnh tranh sau khi từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Ông thừa nhận rằng đầu tàu kinh tế của EU đang ở trong "tình huống đặc biệt khó khăn" vì nhập khẩu khí đốt từ Nga "rất có lãi".

Năm ngoái, Bộ trưởng đã cảnh báo rằng Đức sẽ phải giảm bớt hoặc thậm chí tắt công suất công nghiệp khổng lồ nếu thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Ukraine với Nga không được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Khánh Vy (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Sinh khí mới từ chương trình 5S của PVFCCo

Sinh khí mới từ chương trình 5S của PVFCCo

(CLO) Chương trình 5S tại Khối Văn phòng Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đang mang lại luồng sinh khí mới giúp hiệu quả làm việc được nâng cao đáng kể…!

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng mạnh, vượt 23.500 đồng một lít

Giá xăng tăng mạnh, vượt 23.500 đồng một lít

(CLO) Giá xăng và dầu cùng tăng từ 15h ngày 4/7, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 540 đồng, lên 23.550 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hiệp hội Đức kêu gọi EU giảm thuế đối với ôtô sản xuất tại Trung Quốc

Hiệp hội Đức kêu gọi EU giảm thuế đối với ôtô sản xuất tại Trung Quốc

(CLO) Hiệp hội ôtô VDA của Đức đã kêu gọi Ủy ban châu Âu dỡ bỏ mức thuế dự kiến đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực cuối cùng nhằm tác động đến các cuộc đàm phán trước khi mức thuế bắt đầu có hiệu lực vào thứ Năm (4/7).

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty Nhật Bản đồng ý tăng lương lớn nhất trong 33 năm

Các công ty Nhật Bản đồng ý tăng lương lớn nhất trong 33 năm

(CLO) Các công ty Nhật Bản đã đồng ý tăng lương hàng tháng trung bình 5,10% trong năm nay, lớn nhất trong 33 năm, Rengo – Liên hiệp công đoàn lớn nhất Nhật Bản cho biết hôm thứ Tư (3/7), kết thúc cuộc khảo sát các công ty được thực hiện kể từ tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá cước vận chuyển container châu Á đi châu Âu tăng gần gấp đôi

Giá cước vận chuyển container châu Á đi châu Âu tăng gần gấp đôi

(CLO) Từ đầu tháng 7, các hãng vận tải biển lớn đã tăng giá cước, khiến chi phí vận chuyển container hàng hóa từ Ấn Độ đến châu Âu tăng lên gần gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp